Đại dịch Covid-19: Trung Quốc đã vượt qua điều tồi tệ nhất
Trong khi các quốc gia khác đang gồng mình chiến đấu chống đại dịch Covid-19, có những dấu hiệu ở Trung Quốc đại lục cho thấy điều tồi tệ nhất đã qua, theo SCMP.
Thời khắc tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã qua
Sau gần hai tháng bị phong tỏa, phải tuân thủ các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt và hạn chế đi lại, cuộc sống đang dần trở lại bình thường ở Trung Quốc. Đại dịch đã lây nhiễm cho hơn 80.000 người và cướp đi hơn 3.100 mạng sống ở nước này.
Các công nhân đang dần trở lại với công việc của họ trong khi khối lượng công việc của các nhân viên y tế ở tuyến đầu cũng nhẹ nhàng hơn vì số lượng các ca bệnh mới đã giảm và tình trạng của những người bệnh khác được cải thiện.
Trường học, nhà máy, các không gian công cộng và các điểm du lịch đang bắt đầu mở cửa trở lại. Ở tỉnh Thanh Hải, phía tây bắc Trung Quốc, nơi chủ yếu nằm trên cao nguyên Tây Tạng đã có 144 trường trung học và trường trung cấp nghề mở cửa trở lại trong khi các địa điểm du lịch ở các tỉnh Vân Nam, Tứ Xuyên và Quý Châu cũng dần hoạt động trở lại từ tuần này.
Việc nới lỏng một số hạn chế đi lại cũng đồng nghĩa với sự trở về của một số cư dân của tỉnh Hồ Bắc – nơi chủng virus corona mới khởi phát. Một trong số họ là Wu Haijian, 36 tuổi người trở về Hồ Bắc tuần này sau một chuyến đi dài và bị mắc kẹt lại ở tỉnh Vân Nam, phía tây nam đất nước.
Để được trở về, Wu và bạn anh đã gọi điện xin phép chính quyền địa phương nhiều lần.
“Chúng tôi đã gọi điện thoại mỗi ngày, đến nỗi họ (các quan chức địa phương) không buồn nhấc máy khi họ nhìn thấy số của chúng tôi”, Wu nói.
Video đang HOT
Cuối cùng, yêu cầu của Wu mới được chấp nhận vào đầu tuần này sau khi anh có giấy chứng nhận sức khỏe từ Vân Nam và thư chấp nhận của chính quyền ở Hồ Bắc. Việc mắc kẹt ở Vân Nam trong suốt một thời gian dài đã tiêu tốn của anh Wu 4.300 USD.
“Tôi cảm thấy tốt hơn nhiều. Cuối cùng, tôi cũng được trở về nhà”, anh nói.
Anh Wu Haijian
Trong khi đó, Wang Faji, một công nhân cũng đi xe buýt từ quê nhà của anh ở Quý Châu, một khu vực nghèo đói thuộc tây nam Trung Quốc để tới Quảng Châu làm việc.
Công nhân xây dựng 26 tuổi đã làm việc xa quê trong bốn năm qua, chỉ về thăm nhà mỗi năm một lần vào kỳ nghỉ tết Nguyên đán và quay lại làm viejc 15 ngày sau đó. Nhưng năm nay, vì dịch Covid-19 Wang đã ở nhà thêm một tháng không có gì để làm và không có thu nhập.
Mặc dù mất khoản lương 1 tháng bị ông chủ giữ, Wang nói rằng, thiệt hại như vậy có thể chấp nhận được và ca ngợi những nỗ lực của chính phủ trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
“Tôi cảm thấy ấn tượng với những hành động nhanh chóng của chính phủ về vấn đề này”, anh Wang bình luận.
Còn bà Meng Yuecui, 51 tuổi, lao công của một nhà hàng ở Bắc Kinh chia sẻ, dịch Covid-19 đã khiến nhiều chủ nhà hàng lao đao. Tuy nhiên, bà may mắn vẫn được chủ trả lương cơ bản khi nghỉ làm để chống dịch ở quê. Trong khi đó, nhiều đồng nghiệp của bà lại không được may mắn như vậy. Nhiều người bị mất việc do nhà hàng phải đóng cửa hoặc giảm người làm.
Bà Meng Yuecui
Anh Wang và bà Meng nằm trong số 173 triệu lao động nhập cư Trung Quốc di cư từ các vùng nông thôn đến làm việc tại các thành phố lớn hơn. Khi dịch Covid-19 giảm căng thẳng, ngày càng có nhiều thành phố – bao gồm một số thành phố ở Hồ Bắc – đã dỡ bỏ các hạn chế và cho phép một số công ty, doanh nghiệp mở cửa làm việc trở lại. Một số nơi thậm chí còn thuê xe hoặc mua vé tàu xe cho người lao động để họ quay lại làm việc.
Tuy nhiên, bất chấp những chính sách, khoảng một nửa lao động vẫn chưa quay lại làm việc, Wei Baigang, một quan chức của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn cho biết.
Theo danviet.vn
Gần 7.000 nhân viên y tế Hong Kong dọa đình công, yêu cầu đóng biên giới với Trung Quốc đại lục
Cơ quan quản lý các bệnh viện công ở Hong Kong kêu gọi nhân viên kiềm chế không khởi động bất kỳ cuộc đình công nào.
Gần 7.000 nhân viên bệnh viện tại Hong Kong đã đe dọa đình công, có thể bắt đầu vào thứ Hai (3/2), nếu yêu cầu của họ về việc đóng cửa tất cả cửa khẩu với Trung Quốc đại lục không được đáp ứng trong bối cảnh dịch virus corona bùng phát.
Khoảng 13.000 thành viên của Liên minh Nhân viên Bệnh viện sẽ bỏ phiếu vào tối thứ Bảy (1/2) về việc có nên đẩy mạnh hành động theo kế hoạch hay không.
Bà Sophie Chan không kìm được nước mắt khi bày tỏ những lo ngại về ngành. (Ành: SCMP)
Trong một chương trình radio, Cục trưởng Cục Y tế và Vệ sinh thực phẩm Hong Kong Trần Khởi Thủy (Sophia Chan) không kìm được nước mắt khi nói đến những lo ngại của bà về việc đình công có thể xảy ra.
"Tôi lo lắng về cảm nhận của các nhân viên y tế... cũng như dịch vụ của chúng tôi." Bà Trần cho biết mối quan tâm lớn nhất của bà là sự an toàn của các nhân viên y tế tuyến đầu, nói bà hiểu họ phải chịu áp lực vô cùng lớn.
Ông Henry Fan Hung-ling, chủ tịch Hospital Authority, cơ quan quản lý các bệnh viện công ở Hong Kong, kêu gọi những người đang xem xét cuộc đình công suy nghĩ lại.
"Điều này không phù hợp", ông Fan nói trên một chương trình radio khác. "Quyền của bệnh nhân vô tội sẽ bị ảnh hưởng. Sẽ là không công bằng cho những đồng nghiệp vẫn đang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình và họ sẽ phải mang thêm gánh nặng."
Ông Fan cho biết ông và một lãnh đạo cơ quan khác là bác sĩ Tony Ko Pat-sing sẽ gặp các nhân viên để thuyết phục họ. Ông Ko bày tỏ lo ngại trước tình hình vì nhu cầu chăm sóc y tế đang gia tăng trong bối cảnh dịch bệnh, cũng như đang bước vào thời gian cao điểm cúm mùa đông.
Theo ông Fan, cơ quan quản lý bệnh viện đã đưa ra những kế hoạch dự phòng để giảm thiểu các dịch vụ không khẩn cấp và duy trì các dịch vụ khẩn cấp, trong trường hợp đình công diễn ra.
Giáo sư Yuen Kwok-yung từ Đại học Hong Kong cho rằng công chúng không nên chỉ trách cứ những người đứng sau kế hoạch đình công. "Chúng tôi có thể hiểu sự lo lắng của những nhân viên tuyến đầu. Nhiều người trong số họ không sợ chết, nhưng họ có rất nhiều bất bình. Và có lý do đằng sau những bất bình đó, chúng ta không nên chỉ trích quá nhiều."
Hong Kong đến nay ghi nhận hơn 760 ca nghi mắc virus corona mới, trong đó 13 ca được xác nhận.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
Vũ Hán biến phòng gym thành bệnh viện tạm thời Thành phố Vũ Hán chuyển đổi các tòa nhà hiện có gồm phòng tập gym, trung tâm triển lãm... thành bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân nhiễm virus corona. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc lên kế hoạch chuyển đổi ba địa điểm gồm phòng tập gym Hồng Sơn, Trung tâm triển lãm và hội nghị quốc tế...