Đại dịch Covid-19 sẽ ra sao trong 6 tháng tới?
Nếu bất kỳ ai hy vọng nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm của đại dịch Covid-19 trong vòng 3-6 tháng tới, các nhà khoa học có một số dự báo không mấy lạc quan về viễn cảnh này.
Thi thể một nạn nhân Covid-19 được chôn cất ở Selangor, Malaysia hồi tháng 8 (Ảnh: Bloomberg).
Nhiều nhà khoa học dự đoán, thế giới sẽ phải tiếp tục chứng kiến những gì đã xảy ra với đại dịch Covid-19 trong 3-6 tháng tới.
Các đợt bùng phát dịch mới sẽ khiến các trường học phải đóng cửa. Những người trong viện dưỡng lão dù đã được tiêm chủng vẫn phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm mới. Người lao động sẽ phải cân nhắc rủi ro khi quay trở lại làm việc, trong khi các bệnh viện một lần nữa rơi vào tình trạng quá tải.
Các chuyên gia cho rằng gần như mọi người sẽ bị nhiễm bệnh hoặc được tiêm chủng trước khi đại dịch kết thúc. Hai điều này có thể cùng xảy ra. Một số người không may mắn sẽ bị nhiễm virus nhiều hơn một lần.
Cuộc chạy đua giữa các làn sóng lây nhiễm dẫn đến các biến chủng virus mới và cuộc chiến tiêm chủng toàn cầu sẽ không kết thúc cho đến khi virus lây lan tới gần như tất cả mọi người.
“Tôi cho rằng những đợt bùng phát dịch sẽ tiếp tục xảy ra trên khắp thế giới. Sau đó, dịch sẽ giảm xuống, có khả năng giảm đáng kể. Nhưng sau đó, tôi nghĩ chúng ta có thể chứng kiến một đợt bùng phát khác vào mùa thu và mùa đông năm nay”, Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota ở Minneapolis, đồng thời là cố vấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết.
Khi hàng tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiêm chủng và cơ hội tiêu diệt hoàn toàn virus rất thấp, dịch Covid-19 được dự đoán sẽ bùng phát nhiều hơn trong các lớp học, trên các phương tiện giao thông công cộng và nơi làm việc trong những tháng tới, nhất là khi các nền kinh tế đang thúc đẩy mở cửa trở lại. Ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng tăng, vẫn luôn có một bộ phận người dân dễ bị ảnh hưởng trước Covid-19 như trẻ sơ sinh, những người không thể hoặc không được tiêm chủng, và những người đã tiêm chủng nhưng vẫn bị nhiễm virus do suy giảm miễn dịch sau tiêm.
Theo các chuyên gia, vài tháng tới sẽ khoảng thời gian khó khăn trong cuộc chiến với Covid-19. Một trong những nguy cơ chính có thể xảy ra là một biến chủng virus kháng vắc xin phát triển. Dù vậy, đây vẫn chưa phải là nguy cơ duy nhất.
Video đang HOT
“Chúng ta sẽ thấy những đợt bùng phát dịch bùng lên và lắng xuống ít nhất là trong vài năm tới, khi chúng ta tiêm chủng nhiều vắc xin hơn. Nhưng thách thức đặt ra là: quy mô của các đợt bùng phát dịch đó sẽ lớn như thế nào và cách nhau bao lâu? Chúng ta không biết. Nhưng tôi có thể nói rằng, trận cháy rừng do virus corona gây ra sẽ không dừng cho đến khi thiêu rụi tất cả”, chuyên gia Osterholm nhận định.
Không thể xóa sổ hoàn toàn virus
Nhấn để phóng to ảnh
Một thợ mỏ được tiêm vắc xin Covid-19 tại Nam Phi hồi tháng 8 (Ảnh: Bloomberg).
Theo Lone Simonsen, nhà dịch tễ học và là giáo sư về khoa học y tế dân số tại Đại học Roskilde ở Đan Mạch, 5 đại dịch cúm được ghi nhận trong 130 năm qua đã cho thấy một số dự báo về cách thức hoạt động của Covid-19.
Bà Simonsen cho biết dịch cúm toàn cầu lâu nhất kéo dài 5 năm, chủ yếu gồm 2-4 đợt bùng phát lớn kéo dài trung bình 2-3 năm. Covid-19 được đánh giá là một trong những đại dịch nghiêm trọng hơn, khi trong gần 2 năm, thế giới đã chứng kiến 3 đợt bùng phát và đợt bùng phát thứ 3 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Covid-19 có thể sẽ không đi theo xu hướng của các đại dịch trước. SARS-CoV-2 là mầm bệnh mới, khác biệt và có khả năng lây nhiễm cao hơn. Kể từ khi bùng phát từ cuối năm 2019, Covid-19 đã khiến hơn 4,6 triệu người thiệt mạng, cao hơn gấp hơn 2 lần so với bất kỳ đợt bùng phát dịch nào kể từ dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Dù đã trải qua những đợt bùng phát dịch nghiêm trọng vào năm ngoái và có tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao, các quốc gia như Mỹ, Anh, Nga và Israel vẫn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm cao gần đây. Tiêm chủng giúp giảm số ca bệnh nặng và tử vong, nhưng số ca nhiễm tăng lên đồng nghĩa với việc virus đang tìm đến những người trẻ tuổi và những người vẫn chưa được tiêm chủng, dẫn đến tỷ lệ ca bệnh nặng ở những nhóm này tăng lên.
Các quốc gia có tiêm chủng thấp hơn như Malaysia, Mexico, Iran và Australia đang chứng kiến đợt bùng phát dịch lớn nhất do sự xuất hiện của biến chủng Delta dễ lây lan. Trong khi virus vẫn đang lây lan ngoài tầm kiểm soát tại nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới, một biến chủng mới có thể tiếp tục xuất hiện.
Theo Simonsen, lịch sử cho thấy quan niệm rằng virus sẽ tự động mất đi theo thời gian là sai lầm. Mặc dù các đột biến mới không phải lúc nào cũng nghiêm trọng hơn so với các đột biến trước đó, nhưng các đại dịch có thể gây chết chóc nhiều hơn vì virus đang tìm cách thích nghi với vật chủ mới.
Trong giai đoạn đầu khi dịch Covid-19 mới bùng phát, các chuyên gia hy vọng vắc xin sẽ có hiệu quả bảo vệ lâu dài. Tuy nhiên, số ca nhiễm trên toàn cầu vẫn tăng lên do các đột biến xuất hiện. Điều này đồng nghĩa với việc Covid-19 có thể giống như bệnh cúm, đòi hỏi phải tiêm vắc xin thường xuyên để duy trì khả năng bảo vệ khi virus tiến hóa.
Một kịch bản khác tồi tệ hơn có thể xảy ra trong những tháng tới là sự xuất hiện của một loại virus cúm mới hoặc một loại virus corona khác lây từ động vật sang người.
Nhấn để phóng to ảnh
Khách hàng được kiểm tra tình trạng tiêm chủng vắc xin bên ngoài một quán bar ở San Francisco, Mỹ hồi tháng 8 (Ảnh: Bloomberg).
Theo Bloomberg , có nhiều dấu hiệu cho thấy đại dịch Covid-19 sẽ không kết thúc trong 6 tháng tới. Các chuyên gia đồng tình rằng, đợt bùng phát dịch hiện tại sẽ được kiểm soát khi phần lớn mọi người – khoảng 90-95% dân số toàn cầu – có khả năng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc do từng nhiễm bệnh.
Các nhà khoa học rằng, nhấn mạnh yếu tố then chốt vẫn là vắc xin.
“Nếu không tiêm chủng, con người ta rất dễ bị nhiễm bệnh, vì virus SARS-CoV-2 sẽ lây lan rộng rãi và đe dọa hầu hết mọi người vào mùa thu và mùa đông năm nay”, chuyên gia Simonsen cho biết.
Erica Charters, phó giáo sư về lịch sử y học tại Đại học Oxford, cho rằng đại dịch sẽ kết thúc vào những thời điểm khác nhau ở những khu vực khác nhau, giống như những đợt bùng phát trước đó. Theo đó, các chính phủ sẽ phải tự quyết định mức độ sống chung với dịch bệnh trong khả năng của mình.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của từng nước sẽ khác nhau. Trong khi một số quốc gia vẫn đang theo đuổi chiến lược “Zero-Covid” (Không Covid-19), thực tế cho thấy thế giới không có khả năng loại bỏ hoàn toàn virus.
“Quá trình Covid-19 kết thúc sẽ không đồng nhất. Đại dịch là một hiện tượng sinh học, nhưng cũng là một hiện tượng chính trị và xã hội”, chuyên gia Charters nói.
Đại dịch Covid-19 sẽ để lại hậu quả lâu dài trong nhiều năm tới. Cho đến lúc đó, hầu hết thế giới vẫn phải gồng mình chiến đấu với dịch bệnh trong nhiều tháng tới.
“Bất kỳ ai nghĩ rằng chúng ta sẽ vượt qua đại dịch này trong vài ngày hoặc vài tháng tới là hoàn toàn sai lầm”, chuyên gia Osterholm nhận định.
Chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo về biến thể Mu
Ngày 6/9, giới chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên "Mu" vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Klang, Selangor, Malaysia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Giáo sư dịch tễ học, Tiến sĩ Awang Bulgiba Awang Mahmud của Đại học Malaya cho biết, mặc dù biến thể Mu có thể không phải là biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC), song biến thể này vẫn có thể tàn phá cơ thể bằng cách dễ lây nhiễm hơn hoặc độc hại hơn. Chỉ một trong hai điều này đã có thể khiến biến thể Mu được phân loại là biến thể đáng lo ngại (VOC). Nếu biến thể dễ lây lan nhanh hơn sẽ làm số ca lây nhiễm tăng nhanh chóng đến mức làm tê liệt hệ thống y tế, dẫn đến các dịch vụ y tế giảm sút dưới mức tiêu chuẩn và do đó, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng lên. Nếu biến thể độc hại hơn sẽ khiến mức độ mắc bệnh trầm trọng hơn, gây tử vong nhiều hơn hoặc bệnh kéo dài hơn.
Trao đổi với báo giới, ông Awang cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/8 vừa qua cho rằng Mu là một Biến thể đáng Quan tâm (VOI) sau khi được phát hiện ở 39 quốc gia và vùng lãnh thổ (bao gồm Ecuador, Mỹ, Anh, châu Âu, vùng lãnh thổ Hong Kong của Trung Quốc và Hàn Quốc), khiến biến thể này trở thành VOI thứ 5 sau Eta, Iota, Kappa và Lambda. Theo xếp loại của WHO, biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta là VOC. Trong Báo cáo cập nhật dịch tễ học hàng tuần COVID-19 được công bố vào ngày 31/8 cho biết biến thể Mu "có một loạt các đột biến cho thấy các đặc tính vô hiệu hóa tác dụng của vaccine".
Còn Tiến sĩ Awang Bulgiba, Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm chiến lược và Phân tích Dịch tễ học COVID-19 thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia, cho biết vẫn chưa rõ liệu biến thể Mu có mạnh hơn biến thể Delta hay không, nhưng ở Colombia biến thể này dường như hoạt động mạnh hơn các biến thể Alpha và Gamma. Theo ông, điều đáng quan tâm là khả năng biến thể Mu có thể tránh được kháng thể do vaccine tạo ra. Do đó, Malaysia nên chuẩn bị để thực hiện quy trình kiểm dịch chặt chẽ đối với những người nhập cảnh.
Tiến sĩ Awang Bulgiba cho rằng Malaysia cần một chiến lược quản lý đại dịch rõ ràng, minh bạch dữ liệu chi tiết hơn, phối hợp cùng với các chuyên gia bên ngoài bộ y tế và đầu tư dài hạn vào công nghệ điều chế vaccine nội địa. Ông cũng khuyến nghị chính phủ nên nới lỏng từ từ hạn chế nhưng vẫn cần có các phương tiện giám sát.
Trong khi đó, Tiến sĩ Vinod Balasubramaniam, nhà virus học phân tử kiêm giảng viên cao cấp tại Trường Khoa học Y tế và Sức khoẻ Jeffrey Cheah thuộc Đại học Monash, cho biết biến thể Mu có chứa một "công thức dẫn đến thảm họa", do vậy Malaysia phải cảnh giác và thắt chặt kiểm soát biên giới, đồng thời giám sát chặt chẽ những diễn biến của biến thể này. Ông cũng cảnh báo rằng sẽ không lâu nữa Malaysia sẽ chứng kiến sự xuất hiện của biến thể mới này nếu các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt không sớm được thực hiện trong bối cảnh nhiều quốc gia đang mở cửa biên giới trở lại. Ông nhấn mạnh "các trường hợp liên quan đến biến thể Mu ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều liên quan tới du khách nhập cảnh".
COVID-19 tại ASEAN hết 1/9: Thái Lan mở cửa một số lĩnh vực; Tâm dịch Indonesia tiếp đà hạ nhiệt Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 1/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 73.964 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 225.000 người. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân...