Đại dịch COVID-19 ngày 20/4: Châu Âu vượt 1 triệu ca nhiễm
Đại dịch COVID-19 ngày 20/4: Châu Âu vượt mốc 1 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2, trong khi G20 thừa nhận hệ thống y tế yếu đuối trước COVID-19.
Châu Âu vượt mốc 1 triệu ca nhiễm
Số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở châu Âu vượt mốc 1 triệu người và gần 100.000 người thiệt mạng. Con số này được xác nhận bởi Trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC).
Tây Ban Nha vẫn đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới về số ca nhiễm (gần 200.000 trường hợp). Tuy nhiên, số người chết ở nước này trong ngày hôm qua (19/4) xuống thấp nhất kể từ 22/3 và con số 410 người thiệt mạng cũng thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm ngày 2/4 (với 910 ca).
Châu Âu ghi nhận hơn 1 triệu người nhiễm SARS-CoV-2.
Nước có nhiều người chết vì COVID-19 nhất châu Âu là Italy (hơn 23.600 người).
Ba nước có số ca nhiễm mới cao nhất thế giới trong ngày 19/4 lần lượt là Mỹ (hơn 24.000), Nga (6.060) và Anh (5.850)
G20 thừa nhận hệ thống y tế yếu đuối
Bộ trưởng Bộ Y tế các nước G20 họp trực tuyến hôm qua (19/4), bàn về điểm yếu của hệ thống y tế. Trong cuộc thảo luận, đại diện các nước đã trao đổi những kinh nghiệm phòng chống dịch và đánh giá lại năng lực của hệ thống y tế khi đối phó đại dịch.
Video đang HOT
“Các Bộ trưởng nhận ra rằng, đại dịch COVID-19 chỉ ra những điểm yếu có tính chất hệ thống trong lĩnh vực y tế. Nó cũng chỉ ra sự yếu kém trong năng lực phòng chống nguy cơ đại dịch của toàn thế giới”, thông báo chung của hội nghị nêu rõ.
Chưa xác định khả năng miễn dịch, tái nhiễm nCoV
Theo CBS, các chuyên gia hàng đầu của Mỹ vẫn chưa xác định được liệu bệnh nhân COVID-19 được chữa khỏi có miễn dịch trước SARS-CoV-2 hay không.
“Các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành dựa trên huyết tương và thử nghiệm tiêm huyết tương vào bệnh nhân để xem kháng thể có tạo ra miễn dịch hay không”, Tiến sĩ Deborah Birx cho biết.
Tình trạng bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại sau khi được chữa khỏi COVID-19 xảy ra ở Hàn Quốc.
Trước câu hỏi về việc liệu những trường hợp khỏi bệnh nhưng có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại có thể xảy ra ở Mỹ hay không, Tiến sĩ Birx thừa nhận đây là vấn đề đang được các nhà khoa học tìm cách giải đáp.
Chuyên gia hàng đầu thuộc đội đặc nhiệm chống COVID-19 của Mỹ cho biết dù hệ miễn dịch có thể được hình thành sau khi đánh bại được virus nhưng “chưa thể xác định được trạng thái đề kháng này tồn tại trong bao lâu, 6 tháng hay 6 năm”.
TIỂU CƯỜNG
Sự thật hãi hùng về trận Waterloo nổi tiếng lịch sử
Trận Waterloo nổi tiếng lịch sử diễn ra vào năm 1815 tại khu vực gần Waterloo ở Bỉ giữa quân đội Pháp với liên quân của Anh và các đồng minh. Đằng sau trận chiến cam go, ác liệt này là sự thật rùng rợn liên quan đến những người lính tử trận.
Kết thúc trận Waterloo nổi tiếng lịch sử năm 1815 với liên quân của Anh và các đồng minh hùng mạnh như: Nga, Áo, Phổ, Thụy Điển, Hà Lan, Tây Ban Nha..., quân đội của Napoleon đại bại với tổn thất lớn. Theo thống kê, quân đội Pháp trong trận Waterloo có hơn 40.000 binh sĩ chết, bị thương và mất tích. Khoảng 9.000 binh lính Pháp khác bị liên quân bắt giữ làm tù binh.
Trong khi đó, con số thương vong của quân đội đồng minh là khoảng 17.000 người. Hàng chục ngàn binh sĩ ở cả hai phía tử trận trong trận Waterloo đã khiến một ngành kinh doanh phát triển nở rộ.
Cụ thể, vào thời điểm diễn ra trận chiến Waterloo huyền thoại, lĩnh vực nha khoa ở châu Âu có sự bùng nổ mạnh mẽ.
Trong đó, công việc làm răng giả trở thành "mảnh đất màu mỡ" đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực nha khoa.
Do việc làm răng giả khi ấy chưa phát triển nên người dân thời đó sử dụng răng của người sống để làm răng giả phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, một số người nghèo sẵn sàng bán răng của mình để có tiền trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, do nhu cầu răng giả trong xã hội ngày càng cao nên việc mua răng từ tầng lớp nghèo không đáp ứng đủ.
Trong bối cảnh trên, các nha sĩ nảy sinh ý tưởng lấy răng từ những người lính chết trận trên chiến trường Waterloo để làm răng giả.
Kết quả là người ta thu thập được hàng ngàn chiếc răng từ thi thể những binh sĩ Anh, Pháp... tử trận. Số răng này sau khi lấy được sẽ được xử lý để tạo ra những bộ răng giả bán cho khách hàng.
Không ít khách hàng ở châu Âu không hề biết đến sự thật hãi hùng về những chiếc răng giả mà họ sử dụng đến từ những người lính chết trận.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Ngoại trưởng Đức: EU sẽ gia hạn các lệnh trừng phạt Nga Các biện pháp trừng phạt này nhằm vào toàn bộ nền kinh tế Nga, trong đó có các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt có giá trị lớn. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN) AFP đưa tin ngày 9/12, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho hay các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia hạn các lệnh...