Đại dịch COVID-19 ngày 18/4: Bang đầu tiên của Mỹ mở cửa trở lại từ tuần sau
Đại dịch COVID-19 ngày 18/4: Bang đầu tiên của Mỹ mở cửa trở lại từ tuần sau.
Bang đầu tiên của Mỹ mở cửa trở lại từ tuần sau
Texas là bang đầu tiên của Mỹ công bố kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa. Việc mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh sẽ được thông báo vào ngày 27/4, nhưng Thống đốc Greg Abbott cho biết các cơ sở bán lẻ có thể hoạt động từ ngày 24/4.
“ Chúng ta bắt đầu thấy những tia hy vọng rằng phần tồi tệ nhất của dịch COVID-19 sẽ sớm ở lại phía sau“, ông Greg Abbott phát biểu.
Dân Mỹ ở một số bang biểu tình phản đối lệnh phong tỏa.
Công viên được mở cửa trở lại từ thứ Hai (20/4), dân Texas có thể ra vào với điều kiện đeo khẩu trang hoặc che mặt. Các bệnh viện được phép thực hiện các ca phẫu thuật không phải cấp cứu từ đầu tuần sau.
Trong khi đó, những cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa đã xuất hiện ở 6 bang của nước Mỹ trong vài ngày gần đây.
Các bang Michigan, Ohio, Kentucky, Minnesota, Carolina Bắc và Utah đều ghi nhận hàng trăm, hàng nghìn người biểu tình kêu gọi dỡ bỏ dần các quy định giãn cách xã hội, mở cửa các hoạt động kinh tế trở lại.
WHO: Nhiều nước phải sửa số liệu giống Trung Quốc
Theo Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác cũng chưa thống kê chính xác số ca nhiễm và số người chết trong đại dịch COVID-19 do hệ thống y tế quá tải.
Video đang HOT
“Nhiều nước khác cũng trong tình trạng này và sẽ phải kiểm tra lại các báo cáo để xem tất cả trường hợp được ghi nhận đầy đủ hay chưa”, chuyên gia của WHO chia sẻ trong buổi họp báo. “Chúng tôi biết các số liệu được truyền thông nhắc đến về số người chết ở ngoài hệ thống bệnh viện. Sẽ mất một thời gian để những trường hợp này được ghi nhận”.
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove cho rằng nhiều nước chưa thống kê chính xác do hệ thống y tế quá tải.
Tiến sĩ Van Kerkhove nhắc lại những giải thích của Trung Quốc về sự thay đổi trong số liệu dịch COVID-19 ở Vũ Hán. Có 4 lý do được nêu ra, hầu hết đều liên quan đến tình trạng quá tải của hệ thống y tế.
Đầu tiên là hệ thống y tế ở Vũ Hán bị quá tải, rất nhiều bệnh nhân qua đời tại nhà. Thứ hai là đội ngũ y tế chậm trễ trong việc báo cáo do phải tập trung chăm sóc bệnh nhân.
Thứ ba, các bệnh viện dã chiến và cơ sở điều trị tạm thời chưa kịp báo cáo. và cuối cùng là nhiều trường hợp nhân viên y tế khi khai báo đã không thực hiện đầy đủ các bước.
“Ổ dịch” ở Singapore bùng phát mạnh
Singapore là nước có số ca nhiễm mới cao nhất Đông Nam Á, với 623 trường hợp được ghi nhận hôm qua (17/4). Hầu hết những người mới bị phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 ở đảo quốc sư tử là lao động nước ngoài sống trong các khu ký túc.
Tổng số ca nhiễm ở Singapore tính đến hết ngày 17/4 là 5.050 trường hợp, kém khoảng 900 ca so với Indonesia, quuốc gia hiện có số ca bệnh COVID-19 cao nhất Đông Nam Á.
Singapore áp dụng các biện pháp quyết liệt nhưng số ca nhiễm SARS-CoV-2 vẫn tăng mạnh với khu ký túc cho lao động nước ngoài.
Thế giới có thêm hơn 73.000 ca nhiễm và hơn 8.300 người chết vì SARS-CoV-2 hôm 17/4. Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới và tăng nhiều nhất ở 2 số liệu thống kê này. Dù vậy cả số ca nhiễm mới và số trường hợp thiệt mạng ở Mỹ đều giảm so với ngày 16/4.
Trong khi đó ở châu Âu, Anh tăng mạnh nhất về số ca nhiễm (5.599) và số người chết (847) vì COVID-19.
TIỂU CƯỜNG
Singapore ghi nhận thêm 233 ca nhiễm Covid-19, tổng cộng lên tới 2.532
Singapore đang tiếp tục đối mặt với làn sóng các ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh, bắt nguồn từ ổ dịch ở khu ký túc xá của người lao động nước ngoài.
Theo SCMP, đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Singapore ghi nhận hơn 200 ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày.
Tính đến cuối ngày 12.4, Bộ Y tế Singapore thông báo thêm 233 ca nhiễm mới, bao gồm 51 trường hợp từ các ổ dịch, 15 trường hợp liên quan đến các ca nhiễm khác.
Tổng cộng Singapore hiện có 2.532 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 365 ca nhiễm liên quan đến khu ký túc xá S11. Singapore cũng thông báo thêm 7 ổ dịch, 167 ca nhiễm mới đang chờ truy tìm nguồn gốc.
Người dân Singapore được yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà.
Trong số này có 16 công dân Singapore, 10 người có thẻ cư trú dài hạn và 141 lao động nước ngoài, sống ở khu ký túc xá. Singapore hiện không ghi nhận thêm các ca nhiễm có nguồn gốc từ nước ngoài. 32 người khỏi bệnh được ra viện hôm 12.4.
Bộ Y tế Singapore cho biết, số ca nhiễm có nguồn gốc từ nước ngoài tăng mạnh vào giữa tháng 3, đến nay đã rơi xuống mức 0. Vấn đề của Singapore hiện là các ổ dịch lây nhiễm trong cộng đồng, đặc biệt ở các khu ký túc xá của lao động nước ngoài.
"Số ca nhiễm liên quan đến lao động nước ngoài và các ổ dịch ở khu ký túc xá đang tăng mạnh, nhưng có dấu hiệu cho thấy các biện pháp cách ly có tác dụng", Bộ Y tế Singapore cho biết, nói thêm rằng số ca nhiễm tăng là vì số người được xét nghiệm trong ký túc xá tăng thêm.
Tổng cộng Singapore có 560 người ra viện, 976 người đang được điều trị tại bệnh viện, 31 người rơi vào tình trạng nguy kịch. 988 người khác dương tính với Covid-19 đang được cách ly.
Singapore đến nay ghi nhận 8 ca tử vong vì dịch Covid-19. Từ cuối tuần trước, Singapore đã áp dụng các quy định giãn cách xã hội cứng rắn, cấm người dân tụ tập ngay ở nhà riêng, đóng cửa trường học, nhiều nơi làm việc và các khu vực thường tập trung đông người.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
WHO: Phong tỏa thôi chưa đủ Trong khi ngày càng nhiều nước phong tỏa, hạn chế đi lại để chống đại dịch COVID-19, ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cảnh báo việc chỉ áp dụng biện pháp phong tỏa là không đủ. Chuyên gia Michael Ryan và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus...