Đại dịch COVID-19 kết thúc vào năm 2022?
Các chuyên gia y tế khẳng định sau gần hai năm đại dịch COVID-19, một cái kết cuối cùng có thể đã ở trong tầm mắt.
Chuyên gia y tế: Đại dịch COVID-19 sẽ kết thúc vào năm 2022
Theo các chuyên gia, lý do COVID-19 có thể sẽ mất vị thế “đại dịch” vào năm 2022, phần lớn là do tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu tăng và sự phát triển của thuốc Covid kháng virus có thể trở nên phổ biến hơn vào năm tới.
Thay vào đó, virus có thể sẽ trở thành “đặc hữu”, cuối cùng sẽ giảm dần về mức độ nghiêm trọng và nhanh chóng trở thành bối cảnh của cuộc sống bình thường, hàng ngày. Nhiều chủng cúm khác nhau đã diễn ra theo một mô hình tương tự trong hơn một thế kỷ qua, từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến đại dịch cúm lợn năm 2009.
Theo nhận định của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), COVID-19 có thể sẽ vẫn nguy hiểm khi đại dịch kết thúc – giống như bệnh cúm, đã giết chết 62 nghìn người ở Mỹ từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020.
COVID-19 thành bệnh theo mùa
Các bệnh đặc hữu luôn lưu hành khắp các nơi trên thế giới, nhưng có xu hướng gây bệnh nhẹ hơn vì có nhiều người có khả năng miễn dịch sau khi khỏi bệnh nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trong quá khứ hơn. Người bệnh có thể bị ho và sụt sịt, nhưng nếu được tiêm phòng vaccine thì sẽ được bảo vệ đủ để ngăn ngừa bệnh nặng hoặc nhập viện.
Video đang HOT
Giống như các virus đường hô hấp khác, sẽ có những thời điểm trong năm mà COVID-19 ở cao điểm – rất có thể là những tháng mùa thu và mùa đông lạnh hơn, có nghĩa là mùa COVID-19 và cúm có thể thường xuyên trùng khớp trong tương lai.
Người bệnh không bị cách ly, chỉ cần đeo khẩu trang và ở trong nhà
Nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm Shaun Truelove tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) nói rằng nếu coronavirus trở nên theo mùa nhiều hơn, lúc đó người bệnh chỉ cần đeo khẩu trang ở nơi công cộng và ở trong nhà thời gian mắc bệnh.
Các chiến lược phòng ngừa quen thuộc khác, chẳng hạn như thường xuyên rửa tay và duy trì khoảng cách ở những nơi có nguy cơ cao, cũng có thể xảy ra.
“Chúng ta không nhất thiết phải đưa ra những biện pháp can thiệp mới để ngăn chặn COVID-19. Chỉ cần làm tốt hơn nữa những biện pháp mà chúng ta biết là hiệu quả”- Tiến sĩ Timothy Brewer, giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng UCLA Fielding (Mỹ) nói.
Chuyên gia Truelove hy vọng mọi người “có trách nhiệm cá nhân hơn một chút và ở nhà khi bị ốm.
Các xét nghiệm COVID-19 sẽ có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận hơn
Ở nhiều nơi trên thế giới, người dân có thể nhận được xét nghiệm COVID-19 nhanh miễn phí, thay vì đắt đỏ, khó khăn và lâu la như hiện nay – các chuyên gia cho biết.
Trong tương lai, người dân có thể nhận được xét nghiệm COVID-19 nhanh và miễn phí
Thêm nhiều trẻ em được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19
Các nhà khoa học hiện đang xác định liều lượng vaccine ngừa COVID-19 thích hợp cho mọi lứa tuổi. Đó là một quyết tâm quan trọng. Pfizer dự đoán sẽ có dữ liệu về vaccine COVID-19 của mình ở nhóm tuổi trẻ em vào cuối năm nay và có khả năng nhận được sự cho phép của chính quyền Mỹ vào đầu năm 2022. Các nhà nghiên cứu của Moderna đang tiến hành thử nghiệm vaccine dành cho trẻ em để có thể có dữ liệu so sánh vào tháng 1/2021 tới.
Mũi vaccine tăng cường được tiêm hàng năm
Hiện tại, 27% số người được tiêm chủng đầy đủ đủ điều kiện để được tiêm các mũi nhắc lại, theo CDC.
Có khả năng, chúng ta cần tiêm những mũi vaccine tăng cường trong tương lai. Một số chuyên gia nói rằng tiêm vaccine COVID-19 có thể trở thành chuyện thường niên, tương tự như việc bạn tiêm phòng cúm.
Đây có thể là một điều tốt: Nếu các biến thể COVID-19 mới liên tục xuất hiện, vaccine tăng cường hàng năm có thể được thiết kế đặc biệt để chống lại bất kỳ biến thể nào đang chiếm ưu thế vào thời điểm đó.
Năm Covid-19 thứ hai, hơn nửa tỷ người dân bị đẩy vào cảnh nghèo cùng cực
Bằng chứng mới do Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới tổng hợp cho thấy hơn nửa tỷ người đã bị đẩy hoặc tiếp tục rơi vào cảnh nghèo cùng cực vì họ phải tự chi trả cho các dịch vụ y tế, và đại dịch có khả năng làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới và Ngân hàng Thế giới cho biết, hơn nửa tỷ người trên toàn cầu đã bị đẩy hoặc rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm ngoái khi họ phải tự chi trả chi phí y tế trong bổi cảnh đại dịch Covid-19 dự kiến sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Theo một tuyên bố chung của cả hai tổ chức, đại dịch đã làm gián đoạn các dịch vụ y tế trên toàn cầu và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ những năm 1930, khiến người dân càng khó khăn hơn trong việc chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Tất cả các chính phủ phải ngay lập tức tiếp tục và đẩy nhanh các nỗ lực để đảm bảo mọi công dân của họ có thể tiếp cận các dịch vụ y tế mà không lo sợ về hậu quả tài chính".
Trên toàn cầu, đại dịch đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và tỷ lệ tiêm chủng giảm lần đầu tiên sau mười năm, với số ca tử vong do bệnh lao và sốt rét ngày càng tăng.
Juan Pablo Uribe, Giám đốc toàn cầu về y tế, dinh dưỡng và dân số của WB, cho biết: "Ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, gần 1 tỉ người dân trên thế giới đã phải chi tiêu hơn 10% ngân sách hộ gia đình của họ cho chăm sóc y tế. Điều này không thể chấp nhận được, đặc biệt là vì nó khiến những người nghèo nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong một không gian tài khóa hạn chế, các chính phủ sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để bảo vệ và tăng ngân sách y tế".
Theo WHO, tính đến năm 2019, 68% dân số trên thế giới được bảo hiểm chi trả các dịch vụ y tế thiết yếu. Tuy nhiên, WHO lưu ý có đến 90% trong những các hộ gia đình trên thế giới tự chi trả tiền túi cho các dịch vụ y tế đang sống ở mức nghèo khổ hoặc dưới mức này.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến, Ngân hàng thế giới đã triển khai hơn 157 tỉ USD để giảm thiểu các tác động xã hội, kinh tế, y tế của đại dịch. Đây là nỗ lực ứng phó khủng hoảng nhanh chóng nhất và lớn nhất trong lịch sử của WB, giúp hơn 100 nước củng cố tình trạng sẵn sàng chống đại dịch, bảo vệ người nghèo và việc làm cũng như khởi động đà phục kinh tế thân thiện với khí hậu. Ngân hàng thế giới cũng hỗ trợ hơn 60 nước có thu nhập thấp và trung bình mua và triển khai tiêm vaccine Covid-19.
Omicron và tương lai của đại dịch COVID-19 Các nhà khoa học trong nhóm những người đầu tiên giải trình tự gene của biến thể Omicron tại Nam Phi đang theo dõi liệu biến thể có nhiều đột biến này có quyết định lộ trình của đại dịch COVID-19 hay không. Liệu sẽ xuất hiện các đột biến mới từ dòng biến thể này hay sẽ có các biến thể khác...