Đại dịch Covid-19 ‘ghìm’ thị trường ô tô Việt Nam xuống đáy
Thời gian cách ly xã hội kéo dài gần 3 tuần nhằm phòng chống ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến sức mua ô tô sụt giảm, doanh số bán xe trong tháng 4.2020 giảm về mức thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây.
“Mọi hoạt động kinh doanh gần như đóng băng trong tháng 4.2020 nên doanh số bán xe sụt giảm là điều không thể tránh khỏi”. – Đó là câu trả lời ngắn gọn của Giám đốc bán hàng thuộc một đại lý Ford ở TP.HCM, khi chúng tôi hỏi về tình hình kinh doanh của đại lý. Tuy nhiên, câu trả lời khái quát này cũng là thực trạng chung của thị trường ô tô Việt Nam vừa trải qua trong tháng 4.2020 – Thời điểm toàn xã hội thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về cách lý xã hội để phòng chống nguy cơ lây lan đại dịch Covid-19.
Đại dịch hoành hành, người dân hạn chế đi lại, thắt chặt chi tiêu đặc biệt với các mặt hàng có giá trị cao như ô tô… khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này trải qua “một phen điêu đứng.
Đại dịch Covid-19 khiến DN ô tô trải qua “một phen điêu đứng”
Báo cáo bán hàng vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, càng cho thấy rõ những khó khăn của các doanh nghiệp (DN) trong việc giải quyết bài toán đầu ra sản phẩm trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành.
Theo VAMA, kết thúc tháng 4.2020 tổng doanh số bán hàng của các hãng ô tô thành viên thuộc Hiệp hội chỉ đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng 3.2020 và tiếp tục giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này thiêt lập nên chuỗi kỷ lục buồn khi đây đã là tháng thứ 2 liên tiếp sức mua ô tô sụt giảm so với cùng kỳ, tháng có kết quả bán hàng thấp nhất của thị trường ô tô trong vòng 4 năm trở lại đây và… tháng 4 có kết quả bán hàng thấp nhất của các hãng ô tô tại Việt Nam.
Doanh số bán ô tô của các thành viên VAMA giảm mạnh trong tháng 4.2020
“Điệp khúc” sụt giảm liên tục được nhắc đi nhắc lại trong báo cáo của VAMA, khi trong số 12.000 xe các loại bán ra trong tháng, phân khúc xe du lịch giảm 40%, xe thương mại giảm 36% và xe chuyên dụng giảm 16% so với tháng trước. Xét theo xuất xứ, kết quả bán hàng của xe lắp ráp trong nước chỉ đạt 7.400 xe, giảm 38%, xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 4.361 xe, giảm 40% so với tháng trước.
Cộng dồn với kết quả bán hàng của TC-Motor – đơn vị lắp ráp, phân phối ô tô Hyundai tại Việt Nam… Tổng lượng ô tô đã bán ra thị trường trong tháng 4.2020 đạt gần 14.000 xe. Trong đó, riêng doanh số TC-Motor chiếm 2.200 xe, giảm 56,6% so với tháng trước đó.
“Kết quả này chủ yếu nhờ lượng ô tô bán ra trong hơn 1 tuần cuối cùng của tháng 4.2020, khi một số địa phương đã dần nới lõng hoặc dừng cách ly xã hội. Trước đó, đại lý chỉ tiếp cận khách hàng thông qua các hình thức trực tuyến như gọi điện thoại, gửi thông tin qua email cho khách hàng có nhu cầu mua xe”. – nhân viên bán hàng của một đại lý Hyundai ở TP.HCM cho biết.
Video đang HOT
Đại lý ô tô vắng khách trong mùa dịch bệnh
Tuy nhiên, không chỉ thương hiệu xe Hàn, ngay cả những “ông lớn” trên thị trường ô tô Việt Nam như Toyota, Trường Hải (THACO) – đơn vị phân phối xe KIA, Mazda, Peugeot… cũng không tránh được cảnh giảm doanh số. Cụ thể, theo VAMA, tổng lượng xe Toyota bán tại Việt Nam trong tháng 4.2020 đạt 2.803 xe, giảm 45% sơ với tháng 3.2020. THACO đạt 4.320 xe, giảm 20%. Trong đó, doanh số bán các thương hiệu thuộc THACO phân phối như KIA giảm 28%, Peugeot, Mazda giảm 2%…
Ngay cả những hãng xe đang trên đà “ăn nên làm ra” tại Việt Nam như Mitsubishi, Honda… cũng “thấm đòn” khi dịch bệnh hoành hành. Liên tục làm mới mẫu mã và ra mắt từ đầu năm 2020, doanh số bán xe của Mitsubishi trang tháng 4 vẫn giảm tới 51% về mức 876 xe. Honda đạt 843 xe, giảm 57%. Trong khi doanh số bán xe Ford “chạm đáy” với mức giảm 47% còn 702 xe – mức thấp nhất trong gần 7 năm gần đây của thương hiệu ô tô Mỹ.
Doanh số bán xe của Mitsubishi trang tháng 4 vẫn giảm tới 51% về mức 876 xe
Xét theo từng mẫu mã, ngay cả những “ông vua doanh số” như Toyota Vios, Hyundai Accent hau Mitsubishi Xpander… cũng sụt giảm mạnh. Toyota Vios tiếp tục dẫn đầu Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 4.2020 nhưng doanh số chỉ đạt mức 1.106 xe. Đây cũng là mẫu xe duy nhất trong tháng 4.2020 đạt doanh số bán trên 1.000 chiếc.
Sức mua sụt giảm đang đẩy các DN kinh doanh ô tô tại vào tình cảnh ngày càng khó khăn. Lượng ô tô tồn kho tiếp tục gia tăng khiến các đại lý không còn cách nào khác ngoài việc “thắt lưng, buộc bụng” cắt giảm lợi nhuận để giảm giá bán xe với hy vọng có thể sớm xả hàng tồn kho. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, tại các đại lý ô tô đều áp dụng chính sách giảm giá bán, đặc biệt với các đời xe 2019.
Nhiều mẫu mã ô tô đang được đại lý giảm giá bán
Ô tô đời cũ tồn đọng, nhà sản xuất phân phối theo đó cũng không thể mạnh dạn tung ra các mẫu mã mới để tránh rơi vào cảnh “ôm rơm nặng bụng”. Trong khi đó, các đề xuất giảm thuế phí để kích cầu thị trường ô tô được VAMA và các bộ ban ngành đưa ra như một giải pháp “cứu cánh” ngành ô tô đến nay vẫn còn nằm trên giấy.
Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2020, VAMA cho biết tổng doanh số bán của các thành viên thuộc Hiệp hội này chỉ đạt 64.100 xe, giảm 36% so với cùng kì năm ngoái. Vốn đã có dấu hiệu chững lại, giờ đây ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đang đẩy ngành ô tô Việt Nam vào tình trạng đáng báo động.
Lo tồn kho, ô tô giảm giá bán 'xả hàng'
Thị trường ô tô ảm đạm do tác động của đại dịch Covid-19, trong khi những đề xuất giảm thuế, phí đến nay vẫn chưa ngã ngũ... các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô chỉ còn cách lao vào cuộc đua giảm giá bán để tự cứu lấy mình.
Nhiều mẫu mã ô tô đang được các đại lý giảm giá bán
Nhu cầu mua sắm ô tô của người Việt có xu hướng sụt giảm sau Tết Nguyên đán cùng với tác động của đại dịch Covid-19... khiến thị trường ô tô Việt Nam lâm vào cảnh ảm đạm.
Thị trường gặp khó do đại dịch Covid-19
Khó khăn bủa vây các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô khi doanh số bán hàng liên tục giảm, lượng hàng tồn kho theo đó cũng tăng nhanh. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, tổng doanh số bán hàng của các thành viên thuộc Hiệp hội trong quý I.2020 chỉ đạt 50.009 xe, giảm 33% so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là mức doanh số bán hàng thấp nhất trong 5 năm qua trên thị trường ô tô.
Sức mua giảm, lượng xe tồn kho tăng... khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam
Trong khi đó, báo cáo của Bộ Công thương còn cho thấy tình trạng đáng báo động khi chỉ số tồn kho của ngành sản xuất xe có động cơ (trong đó có ô tô) trong quý I.2020 tăng 122,5% so với cùng kỳ 2019. Hiện tại, thị trường ô tô đã bước sang quý II.2020 nhưng tại nhiều đại lý ô tô vẫn còn tồn động nhiều mẫu mã sản xuất từ năm 2019. Thậm chí một số mẫu mã vẫn còn đời xe 2018 chưa được thanh lý.
VAMA cùng các thành viên chưa đưa ra báo cáo kết quả bán hàng tháng 4.2020. Tuy nhiên, với những gì đã và đang diễn ra, kết quả xem ra cũng chẳng khả quan. Bởi trong 2 tuần đầu tháng 4.2020 hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều hãng xe gần như "đóng băng" để thực hiện Chỉ thị 16 về việc cách lý xã hội, phòng chống dịch bệnh.
Doanh số bán hàng của nhiều hãng xe giảm mạnh trong quý I.2020
Đến nay, hoạt động sản xuất phân phối ô tô về cơ bản đã khởi động lại nhưng vẫn chưa đủ lực để vực dậy thị trường ô tô. Trước thực trạng này, VAMA dự báo tổng lượng xe bán ra năm nay sẽ giảm khoảng 15% so với dự báo trước đó của Hiệp hội.
Ý kiến trái chiều về đề xuất giảm thuế phí giải cứu ngành ô tô
Trước thực trạng của ngành ô tô tại Việt Nam, từ tháng 3.2020 Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị lên Chính phủ về các phương án, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ô tô sau đại dịch Covid-19. Trong đó, đáng chú ý có đề xuất giảm 50% phí trước bạ, ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, đến nay đề xuất "giảm 50% phí trước bạc cho ô tô sản xuất lắp ráp trong nước đến hết năm 2020" vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều giữa các Bộ ban ngành.
Các Bộ ngành có ý kiến trái chiều về đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020
Bộ Công thương khẳng định, việc đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước tới hết năm 2020 là một trong các biện pháp cần thiết để kích cầu tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Trong khi đó, Bộ Tài chính lại không đồng tình với đề xuất này và cho rằng việc giảm 50% lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước sẽ vi phạm cam kết về không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Doanh nghiệp ô tô nỗ lực tự cứu mình
Trong bối cảnh những phương án đề xuất về việc giảm thuế, phí ô tô... vốn được xem như chiếc phao cứu sinh cho các cho ngành ô tô đến nay vẫn chưa được tung ra. Các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô đang phải tự cứu lấy mình bằng cách điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, lao vào cuộc đua ưu đãi, giảm giá sản phẩm với hy vọng vực dậy sức mua, qua đó có thể đẩy hàng tồn kho.
Ô tô tồn kho tăng, các hãng xe, đại lý buộc phải giảm giá bán để đẩy hàng
Ở thời điểm hiện tại, từ các hãng xe phổ thông như Toyota, Mitsubishi, KIA, Hyundai, Ford... cho đến các thương hiệu ô tô nhập khẩu như Subaru, Volkswagen, Mercedes-Benz hay "đại gia" ô tô Việt - VinFast... đều lao vào cuộc đua giảm giá.
Tháng thứ 4 liên tiếp Toyota áp dụng chính sách giảm giá thông qua chương trình hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách mua mẫu SUV 7 chỗ Fortuner. Ngay cả mẫu xe bán chạy nhất thị trường - Toyota Vios cũng được các đại lý Toyota giảm giá bán. Mitsubishi, Nissan đều đặn áp dụng chính sách ưu đãi giá trên hầu hết sản phẩm đang phân phối tại Việt Nam.
Các đại lý Honda chạy đua giảm giá bán nhằm xả hàng mẫu City. Trong khi, đại lý Hyundai, Suzuki cũng mạnh tay tung ưu đãi lên đến hàng chục triệu đồng với hy vọng "xả hàng" với các mẫu xe sản xuất năm 2019 còn tồn đọng.
Giá bán VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 giảm gần 300 triệu đồng trong tháng 5.2020
Ngay cả VinFast vốn liên tục tăng giá bán xe từ cuối năm ngoái, đến nay cũng phải lao vào cuộc đua ưu đãi, giảm giá bán. Trong đó, mẫu VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0 "đại hạ giá" với mức giảm lên tới gần 300 triệu đồng áp dụng cho khách mua xe và thanh toán toàn bộ chi phí trong tháng 5.2020.
Trong bối cảnh những phương án đề xuất hỗ trợ ngành ô tô đến nay vẫn "tắc đường", chương trình giảm giá bán ô tô của các nhà sản xuất, đại lý kinh doanh được xem như phương án duy nhất để "giải cứu" ngành ô tô Việt Nam.
Ô tô liên tục giảm giá vẫn ế khách, trông chờ 'cú hích' từ chính sách Trong bối cảnh những chương trình giảm giá bán ô tô liên tục được áp dụng vẫn chưa đủ để "vực dậy" sức mua, các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đang trông chờ những thay đổi chính sách giảm thuế, phí từ phía nhà nước... có thể kích cầu thị trường. Ô tô liên tục giảm giá bán vẫn...