Đại dịch COVID-19 có được giảm phí BOT, ổn định giá xăng dầu?
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các cơ quan theo thẩm quyền xem xét, xử lý và trả lời các kiến nghị của doanh nghiệp được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổng hợp.
Hiệp hội vận tải thành phố Hà Nội kiến nghị một số nội dung hỗ trợ doanh nghiệp ngành vận tải vượt qua các khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cụ thể:
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho phép giãn nợ, hạ lãi suất cho vay đối với các hợp đồng vay vốn để đầu tư phương tiện vận tải hoặc đang thế chấp tại tổ chức cho vay vốn. Về kiến nghị này, Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì xử lý.
Kiến nghị giảm phí BOT từ 3% – 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chở khách từ 16 chỗ trở lên để tiết giảm chi phí vận tải; cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp vận tải. Kiến nghị này do Bộ Giao thông vận tải chủ trì xem xét, xử lý và trả lời.
Video đang HOT
Kiến nghị ổn định giá xăng dầu tạm thời đến hết quý II năm 2020; khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xăng dầu nâng cao sản lượng xăng E5. Kiến nghị này do Bộ Công Thương chủ trì xem xét, xử lý và trả lời.
Cắt giảm thủ tục hành chính để giảm chi phí lao động cho các doanh nghiệp vận tải. Kiến nghị này do Bộ Giao thông vận tải chủ trì xem xét, xử lý và trả lời.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề xuất các chức danh nghề, công việc người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Về kiến nghị này, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý và trả lời.
Công ty TNHH Ngọc Sơn kiến nghị xem xét lại báo cáo kiểm toán ngân sách địa phương của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam khu vực VII, trong đó truy thu Công ty TNHH Ngọc Sơn 12.282.363.204 đồng tiền thuế xuất khẩu 139.930 tấn quặng sắt. Kiến nghị này do Bộ Tài chính chủ trì xem xét, xử lý và trả lời.
Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong quá trình rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng và mức độ thiệt hại do dịch bệnh COVID-19 gây ra trên các lĩnh vực và kiến nghị, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, đối sách phù hợp, kịp thời.
Luân Dũng
BIDV giảm lãi suất cho vay 2%/năm
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đối với dư nợ hiện hữu, BIDV cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VNĐ) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tuỳ theo mức độ. Lãi suất cho vay giảm đến 1%/năm (đối với các khoản vay bằng VNĐ) cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương. Đặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2% lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.
Đối với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2% so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019.
Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 03 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19.
Việc BIDV giảm lãi suất cho vay là hành động thiết thực trong việc triển khai chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với quy mô dư nợ lớn, ở đợt giảm lãi suất cho vay này, BIDV dự kiến giảm khoảng từ 2.400 đến 3.000 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19.
Trước đó, với tinh thần chủ động, tích cực chung tay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, BIDV đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng như: Miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ...; Cho vay mới để hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh; Triển khai các gói tín dụng với lãi suất phù hợp để hỗ trợ khách hàng... BIDV cũng triển khai giảm phí giao dịch online để khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh.
Bên cạnh sự hỗ trợ thông qua hoạt động kinh doanh, BIDV cũng là một trong những doanh nghiệp tiên phong ủng hộ trực tiếp cho chương trình phòng chống dịch Covid-19 với kinh phí 10 tỷ đồng. Người lao động BIDV đã đóng góp 1 ngày lương (với tổng số khoảng 13 tỷ đồng) để ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 và phòng chống hạn mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Các đơn vị trong toàn hệ thống BIDV cũng đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội để cùng cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh, cụ thể như: tặng khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn; tặng suất ăn cho cán bộ tại tuyến đầu chống dịch...
Xuân Thạch
Giảm mạnh lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại cắt giảm chi phí hoạt động, giảm mạnh lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ... nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Theo ghi nhận, nhiều ngân hàng (NH) thương mại đã thông báo giảm lãi suất cho vay tối đa 2,5%/năm so với biểu lãi suất thông thường, nhất là...