Đại dịch COVID-19: Các nhà khoa học tìm ra điểm yếu của virus
Các nhà khoa học Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng tốc độ lan truyền của SARS-CoV-2 phụ thuộc vào mùa và nhiệt độ.
Theo tờ South China Morning Post số ra ngày 12/3, sau một loạt các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng virus corona gây viêm phổi nghiêm trọng với những thay đổi không thể đảo ngược trong phổi, rất nhạy cảm với nhiệt độ cao. Các nhà khoa học tính rằng nhiệt độ lý tưởng để SARS-CoV-2 sinh sản và lây lan là 8,72 độ C.
Giả định của các nhà khoa học Trung Quốc đã được xác nhận qua thống kê khí hậu. Các nhà nghiên cứu của Đại học Tôn Trung Sơn đã tổng hợp các báo cáo thời tiết trong tháng 1 ở Trung Quốc và một số quốc gia khác. Nghiên cứu cho thấy đỉnh điểm của đợt lây nhiễm virus SARS-CoV-2 xảy ra vào những ngày mà nhiệt độ trung bình là 8,72 độ C. Nhiệt độ tăng ít nhất vài độ sẽ dẫn đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Khí hậu mùa Hè, SARS-CoV-2 sẽ biến mất?
Liệu điều này có đồng nghĩa với việc bắt đầu khí hậu mùa Hè, SARS-CoV-2 sẽ hoàn toàn biến mất? Các nhà khoa học thừa nhận rằng thời tiết nóng và ẩm có thể làm virus suy yếu, song nếu không có vaccine thì bệnh dịch khó có thể biến mất – dịch vẫn phát tác dù không bùng phát nghiêm trọng như trong mùa Đông.
Tính đến ngày 12/3, trên thế giới đã có 126.380 người nhiễm SARS-CoV-2 và 4.634 người đã tử vong.
Theo vtv.vn
Virus corona sẽ chết khi thời tiết trên 25 độ C?
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của virus corona. Tuy nhiên, không phải nhiệt độ càng cao thì virus corona sẽ bị giết chết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết người dân thường hiểu lầm là đánh đồng cúm và cảm cúm. Theo bác sĩ Khanh, cúm là bệnh cúm do virus gây ra, cảm làm cảm lạnh.
Corona là một trong những virus gây bệnh cảm lạnh. Ở một số cơ địa, corona tấn công thẳng vào đường hô hấp dưới, gây viêm phổi. Do đó, virus corona không phải là cúm, không gọi là cúm corona mà là cảm lạnh corona.
Bác sĩ Khanh cho biết corona virus sẽ suy yếu ở nhiệt độ ấm áp, nhất là trên 25 độ C. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TP.HCM và các địa phương có khí hậu nóng khác sẽ không có nguy cơ.
Người dân có thể tận dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm sức mạnh của virus như tránh ở trong các phòng kín có nhiệt độ quá lạnh, hạn chế bật điều hòa có nhiệt độ dưới 25 độ C, nhà cửa nên bố trí, mở cửa thông thoáng.
Nhiệt độ cao, môi trường thông thoáng có thể làm suy giảm sức mạnh của virus corona. Ảnh: CNN.
Cùng nhận định về vấn đề này, TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, Mỹ, cho biết trong một nghiên cứu năm 2011 về khả năng sống của virus SARS, ngoài môi trường, người ta cho thấy virus khô trên bề mặt nhẵn giữ được khả năng tồn tại trong hơn 5 ngày ở nhiệt độ 22-25 độ C, độ ẩm 40-50% (đây là môi trường phòng máy lạnh).
Tuy nhiên, khả năng sống của virus bị giảm nhanh chóng ở nhiệt độ và độ ẩm cao hơn (ví dụ: 38 độ C và độ ẩm trên 95% làm khả năng sống của virus giảm hơn 1.000 lần).
Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng tốt để tiêu diệt virus ở ngoài tự nhiên. Do vậy, đây cũng là một điều đáng mừng cho những nước có khí hậu nóng ẩm và có nhiều nắng như ở Việt Nam trong việc hạn chế thời gian tồn tại của virus này ở môi trường ngoài cơ thể.
Về tin đồn virus corona không sống được ở điều kiện trên 25 độ C, TS Vũ cho biết đây quan điểm sai lầm.
Cơ thể của con người lúc nào cũng duy trì ở nhiệt độ 37 độ C và lúc sốt có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn. Ở nhiệt độ đó virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng.
Chuyên gia này cho rằng bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp có thể kéo dài thời gian chúng sống.
Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng chia sẻ kinh nghiệm trong đợt chống dịch SARS nhiều năm trước tại Hàn Quốc. Khi đó, các cơ sở y tế tại đây vốn "kín mít" và quá lạnh, khiến SARS bị lây lan mạnh hơn. Trong khi ở Việt Nam, các bệnh viện, phòng bệnh thông thoáng, ấm áp giúp đẩy lùi sự lây lan đáng kể.
"Vấn đề chúng ta cần lưu tâm nhất chính là phòng ngừa nguy cơ bằng cách ngăn chặn chất tiết chứa virus và rửa tay sạch sẽ. Sử dụng khẩu trang phẫu thuật ba lớp, không nhất thiết phải mua khẩu trang N95 vì mang rất khó chịu", bác sĩ Khanh nói.
Khẩu trang y tế có bảo vệ bạn khỏi virus corona?
Khi virus corona lây lan khắp Trung Quốc, các cửa hàng thuốc đều bán hết khẩu trang bao gồm cả loại N95. Nhưng liệu khẩu trang y tế có đủ để ngăn chặn loại virus này không?
Theo news.zing.vn
Bệnh nhân thứ 39 nhiễm virus corona là hướng dẫn viên du lịch ở Hà Nội Bộ Y tế vừa công bố bệnh nhân mới dương tính với virus corona tại Việt Nam. Đây là bệnh nhân thứ 5 mắc Covid-19 tại Hà Nội. Bộ Y tế vừa thông tin về trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 thứ 39 tại Việt Nam. Bệnh nhân là nam, 29 tuổi, hướng dẫn viên du lịch của Công ty Amazing Ninh...