Đại dịch COVID-19 buộc nhiều nước khẩn trương chống biến đổi khí hậu
Ngày 8/1, Diễn đàn về khí hậu CVF cho biết chưa tới một nửa số quốc gia đưa ra cam kết hành động khí hậu trong năm 2020 đã đáp ứng mục tiêu này vào cuối năm ngoái, trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã làm chậm lại các nỗ lực đổi mới kế hoạch quốc gia về khí hậu.
Sóng lớn do gió bão ở vịnh Moreton, Queensland, Australia. Ảnh minh họa: ABC News/TTXVN
Diễn đàn CVF bao gồm 48 quốc gia thành viên dễ tổn thương trước các tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu, cùng hướng tới mục tiêu chung là tăng cường các nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Cụ thể, năm ngoái, đã có 73 quốc gia cập nhật và trình kế hoạch khí hậu mới lên Liên hợp quốc (LHQ) nhằm đáp ứng hạn chót trong khuôn khổ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Con số này tương đương khoảng 45% trong số 160 quốc gia từng tuyên bố sẽ trình kế hoạch lên LHQ. Trong số các kế hoạch được cập nhật, có 69 nước đưa ra các cam kết khí hậu tham vọng hơn, hay đẩy mạnh các nỗ lực cắt giảm khí thải, nhằm ứng phó với tình trạng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Trong số này phải kể đến Anh, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), nhiều chính phủ Mỹ Latinh và một số quốc đảo nhỏ, một vài nước châu Phi và Đông Nam Á.
Video đang HOT
Đáng chú ý, dù đã nộp kế hoạch sửa đổi, song Brazil, Nhật Bản và New Zealand lại thiếu đi các cam kết tham vọng hơn. Ngoài ra, 57 nước nộp mục tiêu mạnh mẽ hơn về giảm khí thải chỉ gây ra có 13% lượng khí thải toàn cầu. Trong khi đó, 66 nước cam kết có biện pháp ứng phó với tình trạng ấm lên toàn cầu lại có dân số tương đương 20% trong tổng số 7,8 tỷ người trên toàn cầu.
Chủ tịch nhóm chuyên gia tham vấn CVF, học giả người Bangladesh Saleemul Huq nhận định số lượng kế hoạch nộp lên trong năm 2020 không như kỳ vọng cho thấy các nước không đáp ứng được mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất, đó là tăng cường kế hoạch quốc gia 5 năm một lần. Do đó, chuyên gia này hối thúc các chính phủ thể hiện tham vọng khí hậu rõ ràng hơn trong năm 2021, qua đó đem lại lợi ích cho các cộng đồng trong bối cảnh các nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19.
Trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 tác động đến toàn cầu, có 190 nước đã nộp kế hoạch hành động khí hậu trong khuôn khổ Hiệp định Paris. Theo lộ trình đề ra, các kế hoạch này sẽ được cập nhật vào năm 2020 để đảm bảo đáp ứng các mục tiêu trong thỏa thuận bao gồm duy trì mức tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thậm chí là 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo LHQ, nhiệt độ thế giới đã tăng thêm 1 độ C và đang trên đà tăng thêm 3 độ C trong thế kỷ này. Điều này đòi hỏi các nước phải có mục tiêu tham vọng hơn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, các lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 đã buộc Anh phải hoãn Hội nghị thượng đỉnh thường niên của LHQ về biến đổi khí hậu (COP26). Các cuộc thảo luận này dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới. Sự chậm trễ này cùng với việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris đã khiến một số nước phát thải lớn trên thế giới, trong đó có Trung Quốc tạm dừng việc hoàn tất kế hoạch. Trong khi đó, Anh và một số nước trong EU đã đưa ra các mục tiêu mạnh mẽ hơn cho năm 2030. Mới đây, Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden đã cam kết sẽ nhanh chóng tham gia trở lại Hiệp định Paris, triệu tập cuộc họp với các nước phát thải lớn trong 100 ngày đầu tiên nắm quyền, để thúc đẩy các mục tiêu khí hậu tham vọng hơn. Trong khi đó, bất chấp các rào cản về kỹ thuật và tài chính, đã có 8 trong tổng số 46 nước nghèo nhất trên thế giới nộp kế hoạch khí hậu tham vọng hơn trong năm ngoái. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng các chính phủ đang nghiêm túc hơn trong bối cảnh vấn đề khí hậu đang trở nên khẩn cấp hơn bao giờ hết.
Tổng thống Pháp đề xuất trưng cầu ý dân đưa cam kết về khí hậu vào Hiến pháp
Ngày 14/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân nhằm bổ sung cam kết đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vào Hiến pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các thành viên thuộc Hội đồng công dân về khí hậu, Tổng thống Macron cho biết cuộc trưng cầu ý dân sẽ đề xuất bổ sung một điều khoản về đa dạng sinh học, môi trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong Mục 1 của Hiến pháp. Việc tổ chức trưng cầu ý dân cần phải nhận được sự chấp thuận của hai viện thuộc Quốc hội Pháp.
Hội đồng công dân về khí hậu bao gồm 150 thành viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ công chúng, có nhiệm vụ "hiến kế" cho chính phủ trong vấn đề cắt giảm khí thải. Hội đồng này đã đưa ra một loạt đề xuất thiết thực, từ việc giảm giới hạn tốc độ ô tô cho đến cải thiện khả năng cách nhiệm cho nhà ở, song việc bổ sung cam kết bảo vệ khí hậu và coi phá hoại thiên nhiên là tội ác vào Hiến pháp luôn nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách các kiến nghị. Hồi tháng 6, Tổng thống Macron cho biết ông đã chấp thuận 146 trong số 149 ý kiến đề xuất của hội đồng này. Đây được xem là căn cứ đề xây dựng một đạo luật mới.
Giới quan sát nhận định mặc dù có thể dễ dàng được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Nền Cộng hòa tiến bước của Tổng thống Macron chiếm đa số, song đề xuất trưng cầu ý dân này sẽ khó "vượt ải" Thượng viện. Cuộc trưng cầu ý dân gần đây nhất tại Pháp diễn ra hồi năm 2005 để lấy ý kiến đối với đề xuất xây dựng Hiến pháp Liên minh châu Âu, song đề xuất này đã bị bác bỏ.
Trong thời gian gần đây, Tổng thống Macron bị cáo buộc không quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Tháng trước, Tòa án hành chính tối cao Pháp (TAC) lưu ý rằng Pháp đã cam kết cắt giảm 40% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức của năm 1990, song đã bỏ lỡ các mục tiêu đề ra trong những năm gần đây. TAC cũng cho biết vào tháng 4, chính quyền của ông Macron đã ban hành sắc lệnh nhằm khắc phục các hậu quả kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, qua đó gây cản trở các nỗ lực cắt giảm khí thải carbon sau năm 2020.
* Cũng liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier nhận định Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước cơ hội thúc đẩy các chính sách khí hậu tham vọng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới công bố mục tiêu cắt giảm khí thải theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), ông Altmaier đã đề cập đến việc Trung Quốc hồi tháng 10 đã đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm khí thải và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Ông cũng lưu ý Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, một mục tiêu mà EU cũng đang hướng đến. Bộ trưởng Altmaier nhấn mạnh EU cần tận dụng cơ hội để thực hiện chiến lược hydro mới của khối, đã được Hội đồng châu Âu thông qua trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Đức. Ông cũng kêu gọi hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho mạng lưới sản xuất và vận chuyển năng lượng tái tạo toàn cầu.
Trước đó, vào ngày 11/12, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí đặt mục tiêu khí hậu tham vọng hơn, tiến tới cắt giảm 55% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990. Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được ký kết năm 2015, để hạn chế nhiệt độ tăng ở mức dưới 2 độ C, trong thập kỷ này thế giới cần cắt giảm lượng khí thải từ 1 đến 2 tỷ tấn mỗi năm.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu: Trung Quốc, EU cất tiếng nói chung 5 năm sau khi thỏa thuận lịch sử về chống biến đổi khí hậu là Hiệp định Paris được ký kết vào năm 2015, Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng Khí hậu diễn ra mới đây dưới hình thức trực tuyến để thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu mà cộng đồng quốc tế đã hướng tới. Cảnh khô hạn trên cánh...