Đại dịch Covid-19 áp đảo hoàn toàn hệ thống y tế, Mỹ xoay chiến lược ứng phó
Mỹ đang thiếu các trang thiết bị y tế cần thiết để đối phó với số ca nhiễm Covid-19 tăng chóng mặt trong ít ngày qua.
Mỹ buộc phải thay đổi phương thức đối phó với Covid-19. Thay vì xét nghiệm cho cả cộng đồng, thì với nguồn tài nguyên y tế có hạn, nhiều quan chức y tế tại các bang và thành phố lớn đang kêu gọi người dân có triệu chứng nhẹ không đến xét nghiệm Covid-19 nhằm giảm tải áp lực cho các cơ sở khám chữa bệnh.
Kit xét nghiệm không dành cho tất cả mọi người
“ Không phải người Mỹ nào cũng cần xét nghiệm“, ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia khẳng định. “ Khi bạn được xét nghiệm, bạn sẽ sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân, vốn được ưu tiên cho các nhân viên y tế đang chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19“.
Phát biểu của ông Fauci cho thấy cuộc chiến ngăn chặn SARS-CoV-2 tại Mỹ dường như chuyển sang giai đoạn mới. Các quan chức y tế tại New York, California và các khu vực đang chịu áp lực nặng nề khi phải chuẩn bị để đối đầu cuộc “xâm lăng” dữ dội của virus với nguồn lực khan hiếm.
Y tế Mỹ đang quá tải.
Thay vì xét nghiệm rộng rãi cho toàn dân, các bác sĩ được khuyến khích sử dụng khẩu trang, máy thở, giường chăm sóc đặc biệt và thực hiện xét nghiệm cho nhân viên y tế và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất như bệnh nhân tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe dài hạn. Người trên 65 tuổi, đặc biệt là người có vấn đề về tim, phổi, sẽ chịu rủi ro bệnh tật cao hơn.
Những người nhiễm bệnh với triệu chứng nhẹ được khuyên ở nhà tự cách ly và tập luyện thuần thục các phương pháp cách ly xã hội để tiết kiệm tài nguyên y tế cho những trường hợp cần thiết hơn.
Tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng mất kiểm soát khi số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đã tăng lên lên 27.069 trường hợp (304 người chết).
“ Tốc độ lây lan của virus hoàn toàn áp đảo hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Mỹ“, Washington Post nhận định.
Video: Anh và EU bác tin sử dụng chiến lược “miễn dịch cộng đồng”
Nếu Mỹ xét nghiệm cộng đồng trên quy mô lớn, phung phí thiết bị y tế cho những người không thực sự cần, đó sẽ là đòn giáng mạnh vào sự an toàn của các nhân viên y tế cùng những bệnh nhân nhiễm Covid-19 có biến chứng nặng. Không có sự chọn lọc và ưu tiên, nền y tế Mỹ sẽ rơi vào khủng hoảng.
“ Khi các thiết bị y tế ngày càng khan hiếm, mỗi khi xét nghiệm cho một người không thực sự cần, chúng ta đang tước chúng khỏi những người cần sự chăm sóc đặc biệt“, Demetre Daskalakis, Phó Ủy viên cho Phòng Kiểm soát Bệnh tật của Sở Y tế và Vệ sinh tâm thần New York cho biết.
Tình hình nhiễm virus corona tại các bang ở Mỹ.
“Hãy cứ nghĩ mình nhiễm Covid-19. Tự cách ly”
Hàng trăm nghìn kit xét nghiệm nCoV đã sẵn sàng. Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm vào thứ Sáu vừa qua (20/3) đã phê duyệt loại kit xét nghiệm Covid-19 cho kết quả sau 45 phút.
Theo David Persing, Giám đốc y tế và công nghệ của công ty sản xuất kit Cepheid, các bộ xét nghiệm này sẽ giảm bớt áp lực cho các cơ sở chăm sóc sức khỏe. Chúng giúp bác sĩ xác định nhanh chóng liệu bệnh nhân có mắc bệnh hay không và chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Dù vậy, các cơ sở y tế vẫn đứng trước nguy cơ quá tải, sau khi Tổng thống Donald Trump khẳng định bất cứ ai cũng có thể xét nghiệm Covid-19. Nhiều người có triệu chứng nhẹ đến xét nghiệm sẽ khiến nguồn tài nguyên bị lãng phí.
Mỹ không đủ kit xét nghiệm đáp ứng nhu cầu toàn dân.
“ Với những người sốt, ho hay có triệu chứng liên quan đến hô hấp, chúng tôi đều nói họ cứ cho là mình bị nhiễm Covid-19 đi, xét nghiệm thêm cũng không có ích gì đâu“, Jolion McGreevy, Trưởng bộ phận cấp cứu tại bệnh viện Mount Sinan tại New York cho biết.
Đồng quan điểm với McGreevy, Daskalakis cho rằng những người bị sốt và ho (có thể kiểm soát) và ít nguy cơ bị bệnh nặng thì nên “tự cho mình nhiễm Covid-19″ và ở nhà cách ly, thay vì đi xét nghiệm. Với những người có kết quả âm tính, Daskalakis cũng khuyên họ nên ở nhà bảo vệ sức khỏe bởi nguy cơ nhiễm bệnh có thể ập đến bất cứ lúc nào.
Cảnh báo tương tự được phát ra ở các quận, tiểu bang khác khi y tế Mỹ sắp phải đối diện với thêm 4 triệu người có nhu cầu xét nghiệm.
Giới chức y tế hạt Los Angeles cũng khuyên các bác sĩ từ bỏ chiến lược sử dụng xét nghiệm để kiểm soát sự lây lan của virus corona chủng mới. Họ chỉ nên cho thực hiện xét nghiệm nếu kết quả dương tính với nCoV có thể dẫn tới thay đổi cách điều trị cho bệnh nhân, Los Angeles Times đưa tin.
Thay vì ngăn chặn, Mỹ đang cố làm chậm quá trình lây lan, làm giảm số ca nhiễm và tỷ lệ tử vong.
New York ban bố tình trạng thảm hoạ, nhiều bang tại Mỹ yêu cầu dân ở nhà.
Giới chức Sacramento cũng yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi có việc cần thiết. Đây là một phần trong chiến lược ngăn chặn Covid-19 của thành phố bằng phương pháp cách ly từng trường hợp và truy tìm mối liên hệ của người nhiễm bệnh với những cá nhân khác. Ở Washington, nguồn lực được dồn cho các nhân viên y tế và những người bệnh chuyển biến xấu.
Trong điều kiện lý tưởng, các quan chức y tế sẽ thực hiện xét nghiệm diện rộng và giám sát toàn dân, phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh sớm. Song với các thành phố hay tiểu bang, nơi đang ở gần bờ vực bùng phát bệnh dịch ở trạng thái không thể kiểm soát, họ buộc phải đưa ra lựa chọn, dù nó vô cùng khó khăn.
Mỹ: Vì sao nhiều bác sĩ không dám lấy dịch mũi người nghi mắc Covid-19 để xét nghiệm?
Bất chấp biện pháp hợp tác xét nghiệm Covid-19 công - tư mà Nhà Trắng đưa ra, nhiều bác sĩ tại Mỹ cho biết, họ không thể làm xét nghiệm cho bệnh nhân vì thiếu thốn khẩu trang và đồ bảo hộ y tế.
Anjali Viswanathan, một bác sĩ làm việc tại bệnh viện New Jersey cho biết, cô không dám thực hiện xét nghiệm Covid-19 dù có bộ kit xét nghiệm vì không được trang bị khẩu trang và đồ bảo hộ.
Xét nghiệm Covid-19 sẽ cần làm thủ thuật đặt một ống nhỏ vào sâu trong mũi bệnh nhân và xoáy nhẹ nó vài lần trong mũi để lấy dịch, bác sĩ Viswanathan cho biết.
"Nếu không may có người nhiễm Covid-19 hắt hơi khi đang làm thủ thuật đặt ống trong mũi, chúng tôi cũng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Suốt 75% thời gian lấy mẫu xét nghiệm, các bệnh nhân của tôi liên tục hắt hơi", bác sĩ Viswanathan nói.
Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, nhân viên y tế chăm sóc cho người nhiễm Covid-19 cần phải có găng tay, đồ bảo hộ, khẩu trang N95 và che mắt bằng kính bảo hộ.
Nhiều bác sĩ tại Mỹ không thể làm xét nghiệm Covid-19 vì thiếu khẩu trang y tế (ảnh: ABC News)
Suốt một tuần qua, bác sĩ Viswanathan không thể thực hiện việc xét nghiệm Covid-19 vì bệnh viện nơi cô làm việc không có loại khẩu trang N95.
Bác sĩ Viswanathan cho biết, cô không muốn phơi mặt của mình ra trước virus mà không được bảo vệ bằng khẩu trang y tế, điều này đồng nghĩa với việc không thể làm xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân.
Theo bác sĩ Viswanathan, nhiều đồng nghiệp của cô cũng gặp phải tình cảnh tương tự và họ thường than thở với nhau trên Facebook về vấn đề này.
Các bác sĩ trong nhóm của Viswanathan đều cho rằng, thực hiện đặt ống trong mũi mà không có đủ thiết bị bảo hộ là quá nguy hiểm và họ cảm thấy thất vọng vì cả bệnh viện lẫn chính phủ không cung cấp đủ vật tư y tế trong khi có rất nhiều bệnh nhân vẫn đang chờ xét nghiệm.
Đường phố New York (Mỹ) vắng vẻ trong dịch Covid-19 (ảnh: AP)
Nguồn cung khẩu trang N95 tại Mỹ khan hiếm đến nỗi vào hôm 17.3, Phó Tổng thống Mỹ - ông Mike Pence, đã phải lên tiếng kêu gọi các công ty xây dựng nước này để cho công nhân dùng các loại khẩu trang khác, khẩu trang N95 nên được dùng cho các bác sĩ tại bệnh viện.
Hôm 18.3, bác sĩ Viswanathan đã nghĩ ra một giải pháp tình thế đó là yêu cầu bệnh nhân của mình - một người đàn ông 50 tuổi, tự cho ống vào sâu trong mũi sau đó đặt mẫu bệnh phẩm cần xét nghiệm lên khay. Bác sĩ Viswanathan sau đó sẽ nhờ tài xế bệnh viện đưa mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm.
Tuy nhiên, bác sĩ Viswanathan vẫn thấy cách làm như vậy là không ổn.
"Tôi nghe nói rằng, nhiều xét nghiệm sẽ không hợp lệ nếu không được thực hiện thủ thuật đúng cách", bác sĩ Viswanathan lo lắng.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Theo danviet.vn
Mỹ nâng mức báo động Covid-19, điều động trực thăng đến tàu du lịch Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Mỹ đã tăng lên 12 trường hợp vào ngày 5/3 cùng với thông báo ca tử vong mới nhất được thông báo ở hạt King, Washington. Theo hãng Reuters, 53 trường hợp lây nhiễm mới nhất tại nước này đều nằm ở các khu vực lần đầu tiên có trường hợp nhiễm Covid-19 bao gồm bang...