“Đại chiến” ở Vungtau Ship: Lạ lùng phi vụ bán cổ phần nhà nước
Sau gần 1 năm dự tính có lãi, năm 2018, Công ty Dịch vụ và Vận tải biển Vũng Tàu (Vungtau Ship) lại dự báo khả năng thua lỗ lớn để xin ý kiến cổ đông cho bán hết cổ phần trong Liên doanh Cảng quốc tế Thị Vải.
Kết quả là, Vungtau Ship đã bán đứt 25,6% cổ phần nhà nước trong Liên doanh với giá bán… rất lạ.
Sau khi góp vốn liên doanh bằng 41 ha đất và mặt nước công sản để làm Cảng quốc tế Thị Vải, lấy lý do khó khăn, năm 2015, Vungtau Ship liên tục xin bán vốn góp cho nhà đầu tư khác. Năm 2017, với dự tính cảng sẽ lãi, Vungtau Ship xin tiếp tục thực hiện Dự án và hoàn thành vốn góp là 186 tỷ đồng, chiếm 25,6% vốn điều lệ tại Liên doanh…
Đòi bán rồi lại xin đầu tư tiếp
Theo hồ sơ chúng tôi có được, sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép cho thành lập liên doanh là Công ty TNHH Cảng quốc tế Thị Vải (viết tắt là Cảng Thị Vải), năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cho Vungtau Ship thuê 41 ha đất và mặt nước để góp vốn liên doanh.
Năm 1999, Vungtau Ship đã hoàn thành việc góp vốn điều lệ bằng giá trị quyền sử dụng đất, nhưng đối tác góp tiền không đủ, Vungtau Ship từng đề nghị rút giấy phép đầu tư, thu hồi đất.
Tới năm 2011, từ đề xuất của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ý kiến các bộ, ngành, Chính phủ đã đồng ý cho các bên liên doanh tiếp tục thực hiện Dự án.
Cũng trong năm 2011, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi lần thứ nhất), theo đó, tổng vốn đầu tư của Liên doanh là 56 triệu USD, trong đó Vungtau Ship được tính giá trị góp của 41 ha mặt đất và nước trong 30 năm là hơn 4,6 triệu USD, chiếm 25,6% vốn pháp định; Công ty Kyoei Steel Ltd (Nhật Bản) góp hơn 9,3 triệu USD, chiếm 52% vốn pháp định, còn lại 22,4% vốn do Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) góp.
Video đang HOT
Năm 2013, Hội đồng Thành viên Cảng Thị Vải duyệt nâng quy mô dự án và nâng tổng vốn đầu tư từ 56 triệu USD lên hơn 132 triệu USD, khiến Vungtau Ship muốn đảm bảo tỷ lệ vốn nhà nước tại đây là 25,6% thì phải góp thêm hàng triệu USD. Thời hạn các bên phải góp đủ vốn là 36 tháng kể từ tháng 4/2014.
Vấn đề bắt đầu từ giai đoạn này. Chưa hết thời hạn 36 tháng phải góp đủ vốn, từ tháng 4/2015 tới năm 2016, Vungtau Ship làm công văn đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho phép bán phần vốn góp tại Cảng Thị Vải.
Ngày 30/3/2017, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có Thông báo số 113/TB-UBND cho hay, Thường trực UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đồng ý cho Quỹ Đầu tư phát triển Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp nhận (mua lại) phần vốn góp của Vungtau Ship tại Liên doanh.
Tuy nhiên, sau khi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định trên, Vungtau Ship lại đổi ý, xin tiếp tục thực hiện Dự án với lý do là Sở Tài chính cho rằng, Quỹ Đầu tư phát triển không đủ điều kiện mua vốn góp, vì theo luật, quỹ này chỉ được đầu tư dự án không quá 20% tổng vốn điều lệ, trong khi nếu nhận chuyển nhượng, Quỹ phải góp số vốn gần 250 tỷ đồng.
Mặc khác, từ năm 2017, phí hoa tiêu chuyển thành giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải, doanh thu cũng như lợi nhuận sẽ tốt hơn (Vungtau Ship có dịch vụ hoa tiêu hàng hải), nên Công ty có đủ tài chính để tiếp tục đầu tư dự án.
Hơn nữa, Cảng Thị Vải đã xây xong và đưa vào khai thác 320 m cầu cảng từ tháng 1/2018. Vungtau Ship dự tính, Cảng quốc tế Thị Vải đi vào hoạt động sẽ có lời trong năm 2018, mà dấu hiệu rõ nhất là việc cảng Baria Serece ngay cạnh Cảng Quốc tế Thị Vải đã đạt lợi nhuận 100 tỷ đồng năm 2017; số lượng tàu ra vào cảng Cái Mép – Thị Vải tăng cao, đạt tới 70% công suất khai thác.
Với phân tích như vậy, Vungtau Ship cho rằng, nếu không góp đủ vốn như cam kết, thì tỷ lệ góp vốn (sau khi thay đổi lên hơn 132 triệu USD) của Công ty chỉ còn 12% trong liên doanh, gây bất lợi trong điều hành hoạt động tại Liên doanh.
Vì thế, liên tục tháng 6 và 7/2017, Vungtau Ship có văn bản gửi Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin tiếp tục đầu tư vào dự án, thay vì bán vốn như đề nghị ban đầu.
Tất nhiên, chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quá mong muốn điều này và ngay tháng 7 và tháng 8/2017, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản đồng ý, thậm chí “ủng hộ và khuyến khích” Vungtau Ship tiếp tục đầu tư vào Dự án.
Được cơ quan chủ quản đồng ý (Vungtau Ship là doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối, trực thuộc UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), tháng 9/2017, Vungtau Ship đã hoàn thành việc góp bổ sung vốn mở rộng dự án với số tiền hơn 3,4 triệu USD, nâng giá trị góp vốn bằng cả tiền và đất, mặt nước lên tương đương 186 tỷ đồng, chiếm 25,6% vốn điều lệ tại Liên doanh.
Sau vài tháng lại dự báo u ám và xin bán
Vừa tháng 7/2017, Vungtau Ship dự báo năm 2018, khi đi vào hoạt động, Cảng Thị Vải sẽ có lời, thì sang năm 2018, Vungtau Ship lại gây khó hiểu khi tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào tháng 10/2018 với dự báo ngược lại. Theo nội dung của đại hội, Vungtau Ship dự kiến năm đầu đi vào hoạt động (năm 2018), Liên doanh sẽ lỗ 41 tỷ đồng nếu lượng hàng thông qua cảng đạt 1 triệu tấn, nhưng thực tế, hàng qua cảng năm 2018 không thể đạt 1 triệu tấn, nên khả năng Liên doanh sẽ bị lỗ lớn hơn 41 tỷ đồng. Theo đó, dự tính mỗi năm, Vungtau Ship sẽ bị chia lỗ 10 – 20 tỷ đồng.
Nghịch lý là, dự báo Liên doanh sẽ lỗ 41 tỷ đồng năm 2018, nhưng Vungtau Ship lại thông tin, ngày 9/8/2018, đại diện bên góp vốn Liên doanh là Kyoei có buổi làm việc với Vungtau Ship và đề nghị tiếp tục đầu tư giai đoạn II của Dự án. Để tiếp tục thì Vungtau Ship phải vay thêm ngân hàng gần 600 tỷ đồng.
Theo phân tích của Vungtau Ship, nếu như với tình hình như vậy, với lãi suất vay 7%/năm, mỗi năm Vungtau Ship sẽ phải trả riêng lãi của khoản vay gần 600 tỷ đồng là khoảng 42 tỷ đồng. Nếu cộng thêm cả khoản chia lỗ 10 – 20 tỷ đồng/năm, thì nếu tiếp tục vay đầu tư theo đề nghị của đối tác, mỗi năm, Vungtau Ship mất 67 – 77 tỷ đồng.
Khó khăn khác, theo Vungtau Ship, nhà đất của doanh nghiệp này phải đi thuê, không có tài sản thế chấp ngân hàng, nên sẽ rất khó khăn, lợi nhuận không thể bù lỗ nếu tiếp tục đầu tư vào Liên doanh.
Với dự báo tăm tối như vậy, Vungtau Ship đề nghị cổ đông thông qua việc cho phép bán 25,6% cổ phần trong Liên doanh Cảng quốc tế Thị Vải cho nhà đầu tư khác.
Tháng 6/2019, Vungtau Ship đã ra Thông báo số 379/TB-VTS chào bán 25,6% vốn điều lệ tại Liên doanh, với giá khởi điểm hơn 213 tỷ đồng.
Theo đại diện pháp chế của Vungtau Ship, tới năm 2020, việc bán 25,6% vốn điều lệ đã thành công, nhưng giá bán chỉ được 188 tỷ đồng, chấm dứt quyền và lợi của doanh nghiệp do Nhà nước chi phối tại cảng quốc tế này.
Giá bán nêu trên cũng gây khúc mắc cho cổ đông, bởi 25,6% vốn góp của Vungtau Ship tại Liên doanh được quy đổi là 186 tỷ đồng, bao gồm 4,6 triệu USD giá trị quyền sử dụng 41 ha đất và mặt nước và hơn 3,4 triệu USD tiền mặt góp thêm. Trong đó, 41 ha đất và mặt nước đã được xác định có giá trị hơn 4,6 triệu USD từ năm 1997, khi thành lập Liên doanh Cảng quốc tế Thị Vải. Còn hơn 3,4 triệu USD góp thêm được thực hiện năm 2017.
Như vậy, sau hơn hai thập niên, với giá đất biến động rất lớn, mà Vungtau Ship chỉ bán được với giá 188 tỷ đồng, nhỉnh hơn 2 tỷ đồng so với tổng giá trị ban đầu (186 tỷ đồng) là chuyện… rất lạ.
Xung quanh phi vụ bán cổ phần tại Công ty TNHH Cảng quốc tế Thị Vải, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có Văn bản số 10850 yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại Vungtau Ship. Văn bản này nêu rõ, việc chuyển nhượng cổ phần của Vungtau Ship trong Liên doanh Cảng quốc tế Thị Vải cho nhà đầu tư khác là không thực hiện theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trước khi quyết định tiếp tục đầu tư góp vốn vào Liên doanh theo Văn bản 3502 ngày 7/9/2018 của Sở Tài chính.
Theo nguồn tin của phóng viên, mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có cuộc họp để làm rõ trách nhiệm cá nhân liên quan đến nhiều sai phạm tại Vungtau Ship, trong đó có việc bán cổ phần. UBND tỉnh này đang chờ kết quả giải quyết và tham mưu từ Sở Nội vụ để có xử lý cuối cùng.
Gelex sang tay mảng logistics cho In Do Trần?
Gelex dự kiến thoái vốn khỏi mảng logistics trong khoảng thời gian quý 2 hoặc quý 3/2020.
Hội đồng quản trị Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX) vừa công bố Nghị quyết về việc thoái vốn khỏi mảng logistics thông qua hình thức bán toàn bộ phần vốn góp của Gelex tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics.
Cụ thể, Gelex dự kiến sẽ tiến hành thoái vốn trong khoảng thời gian quý 2 hoặc quý 3/2020.
Trong lĩnh vực logistics, Gelex đang sở hữu CTCP Kho vận Miền Nam (Sotrans - STG với tỷ lệ 54,8%), Sowatco (SWC tỷ lệ sở hữu 84,4%), Vietranstimex (VTX tỷ lệ sở hữu 84%), Sotrans Logistics (tỷ lệ sở hữu 100%), trung tâm Logistics Hà Nội (diện tích 30 ha) và trung tâm Logistics Long Bình - TP. HCM (diện tích 50 ha).
Trong báo cáo thường niên 2019, Công ty đã đưa ra chiến lược phát triển tập trung theo đuổi mục tiêu dài hạn là phát triển bền vững lĩnh vực sản xuất công nghiệp và hạ tầng.
Trong đó, ngành sản xuất thiết bị điện và vật liệu xây dựng vẫn là ngành chủ lực của Tổng công ty. Động thái trên thấy GEX, đang dường như đang rút lui khỏi mảng logistics.
Đáng chú ý khi gần đây CTCP Giao nhận và vận chuyển In Do Trần (ITL Logistics) đã thông báo đăng ký mua hơn 57 triệu cổ phiếu STG của Sotrans và dự kiến tăng sở hữu tại Sotrans lên tối đa 100% vốn từ mức 41,8% như hiện tại.
Theo đó, để thâu tóm lại Sotrans, In Do Trần bắt buộc phải mua cổ phần từ Gelex Logistics. Như vậy, bên mua toàn bộ cổ phần Gelex nhiều khả năng chính là Indo Trần.
Hơn 51% vốn Fafim sẽ đổi chủ? Tiền thân là doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam thành lập năm 1953, Fafim có thể sẽ trải qua cuộc "thay máu" cổ đông đáng chú ý nhất kể từ sau cổ phần hóa hồi năm 2011. Ngày 26/12 tới đây, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ tổ chức phiên đấu giá trọn lô 30% vốn...