Đại chiến nảy lửa giữa chuột và bọ cạp
Cuộc chạm trán cam go giữa một con chuột châu chấu và một con bò cạp Arizona khiến người xem bất ngờ. Liệu nọc độc khủng khiếp của bọ cạp có thể giúp chúng thắng kẻ thù to lớn hơn mình nhiều lần.
Những bức ảnh này được trích từ một đoạn video phát hành trên YouTube của Đại học bang Michigan ghi lại cuộc chạm trán cam go giữa một con chuột châu chấu và một con bọ cạp Arizona.
Người xem cảm thấy bất ngời, bởi trái với bản tính nhanh nhẹn, con chuột này chậm rãi tiến tới con mồi.
Con chuột quan sát một chút trước khi quyết định tấn công.
Chính con chuột là kẻ mở màn cuộc chiến bằng một cú vồ mồi quyết đoán.
Để đáp trả, con bọ cạp cong đuôi lên tìm cách tiêm nọc độc vào đối phương.
Có vẻ yếu thế hơn nên con bọ cạp tìm cách chạy trốn.
Nhưng kẻ săn mồi kiên quyết không tha.
Con chuột cố gắng cắn xé trong khi bọ cạp chỉ còn nước tuyệt vọng giãy giũa.
Dường như nọc độc bọ cạp cũng có ảnh hưởng nhất định đến con chuột nên nó nhắm nghiền mắt và đào bới lung tung thay vì để tâm đến con mồi đang nằm chỏng gọng phía sau.
Theo nghiên cứu, loài chuột châu chấu có sự đột biến ở tế bào, cho phép nó có thể kiểm soát phản ứng đau và kháng được nọc độc của bọ cạp.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
"Sốc" loài chuột hú như sói, làm thịt cả bọ cạp và rết cực độc
Chuột Onychomys có khả năng hú như chó sói và kháng được nọc độc cực mạnh, loài chuột kỳ lạ này thậm chí ăn thịt cả bọ cạp và rết khổng lồ, khiến cho ai cũng cảm thấy bất ngờ.
Theo tìm hiểu, loài chuột kỳ lạ này được gọi là Onychomys torridus, sống ở sa mạc Sonoran, Mỹ. Chúng sở hữu khả năng kháng độc tuyệt vời, có thể kháng được những nọc độc cực mạnh.
Chính vì vậy, chuột Onychomys torridus không ngán bất cứ động vật nguy hiểm nào. Chúng thậm chí còn ăn thịt cả bọ cạp và rết khổng lồ.
Thú vị ở chỗ, loài chuột này có khả năng hú như sói trong những đêm trăng. Giống như chó sói, tiếng hú của loài chuột này là cách để chúng giao tiếp và đánh dấu lãnh thổ.
Con mồi chủ yếu của chuột Onychomys torridus là các loài động vật chân đốt nhỏ như châu châu, dế, nhện và tất nhiên, cả bọ cạp, rết độc.
Qua quan sát, các nhà khoa học khám phá ra rằng, loài rết khổng lồ Scolopendra gigantea với nọc độc mạnh hơn cả bọ cạp sa mạc cũng là một trong số con mồi ưa thích của chuột Onychomys torridus.
Cơ chế kháng độc của chuột Onychomys torridus cũng được nghiên cứu.
Các nhà khoa học đã thử tiêm một lượng nhỏ nọc độc của bò cạp vào chân của chuột Onychomys torridus nhưng con chuột liếm chân của nó, tỏ vẻ không đau đớn gì.
Thông thường, sau khi tiêm nọc độc bò cạp vào cơ thể chuột thì trong quá trình tủy sống dẫn truyền chất độc lên não sẽ kích hoạt một loại protein trong màng tế bào được gọi là Nav1.7 làm cho não bắt được các tín hiệu đau nhức.
Ở loài chuột Onychomys torridus, các đã tìm thấy sự đột biến protein, gọi là Nav1.8, giúp ngăn chặn các tín hiệu đau nhức lên não. Đây là một sự thích nghi tuyệt vời.
Theo đó, cơ chế kháng độc ở loài chuột Onychomys torridus được các nhà khoa học đánh giá sẽ đem lại triển vọng lớn giúp bào chế ra loại thuốc giảm đau hiệu ứng cao cho con người.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn sinh vật mang hình dáng kỳ dị trên bờ biển
Kiều Dụ (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Các nhà khoa học choáng khi thấy khỉ bắt và làm thịt chuột Giới khoa học bất ngờ khi chứng kiến cảnh lũ khỉ bắt và nuốt chửng chuột trong các đồn điền cọ dầu ở Malaysia. Những con khỉ đuôi lợn sống ở khu vực phía nam Malaysia thường được biết đến với thói quen ăn hoa quả, côn trùng và chim. Nhưng quan sát trong vài năm qua của các nhà khoa học cho...