Đại chiến mẹ chồng – con dâu vì bé 1,5 tuổi “tuyệt thực”
18 tháng con em không thích ăn một thứ gì. Mọi đồ ăn mà các bé lứa tuổi này có thể ăn như phở, bún, mỳ, sữa công thức, sữa chua, phomai, váng sữa…chỉ cần nhìn thấy cháu đều lắc đầu.
Thưa chuyên gia!
Em thực sự stress vì chuyện ăn uống của con. Cứ mỗi khi đi làm, nghĩ về con ở nhà không chịu ăn uống là em còn chẳng có tâm trí làm việc. 18 tháng con em không thích ăn một thứ gì. Mọi đồ ăn mà các bé lứa tuổi này có thể ăn như phở, bún, mỳ, sữa công thức, sữa chua, phomai, váng sữa…chỉ cần nhìn thấy cháu đều lắc đầu.
Mỗi lần như vậy bà, bố, mẹ đều phải thay nhau ép cháu ăn. Mỗi bữa ăn của cháu ít nhất là 45 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Những hôm cháu ốm, sốt tình trạng ăn uống càng kinh khủng hơn. Mỗi bữa ăn người lớn phải làm đủ trò cháu mới chịu nuốt được 1, 2 thìa cháo, sữa, hoa quả…
Cháu không chịu ăn bất cứ một thứ gì (Ảnh minh họa)
Em đã thử áp dụng các cách nhưng vẫn không ăn thua. Ví dụ em để con nhịn đói từ sáng đến 7h tối. Ban đầu cháu cũng tự động há miệng khi thấy mẹ xúc nhưng chỉ được 3,4 thìa đầu sau đó lại trở về tình trạng cũ. Hiện bé đã quá còi, em không nỡ tiếp tục bỏ đói con nhiều lần và nhiều giờ hơn nữa.
Nói về đồ ăn em đã thử đa dạng các loại đồ ăn cho bé. Về phương pháp em cũng thử cho bé bốc, khám phá đồ ăn để bé hứng thú rồi tự ăn. Ngoài ra, em cũng mua thêm vitamin bổ sung nhưng đều không thấy tác dụng. Quá lo lắng vợ chồng em cho bé đi khám dinh dưỡng cũng chỉ nhận được mấy loại men mà dùng một thời gian ngắn ban đầu thì có tác dụng, sau đó thì không còn hiệu quả
Mấy hôm nay cháu ốm không ăn bất cứ một thứ gì. Nhìn con còi, teo tóp cứ thấy thìa cháo là lắc đầu, mím chặt miệng em không khỏi đau lòng. Vì chuyện ăn uống của con mà cả nhà lúc nào cũng căng thẳng, cãi vã.
Video đang HOT
Có lẽ em đã sai khi không rèn con ngay từ đầu. Lúc trước bà hay dỗ cháu ăn theo kiểu đi rong, xem tivi, quảng cáo..Mỗi lần cháu ăn thì đồ chơi bát đũa bày các kiểu la liệt khắp nhà. Mỗi bữa ăn nhà như bãi chiến trường, bố mẹ thì stress căng thẳng. Nhưng giờ em không biết phải làm sao để cải thiện.
Độc giả Lê Hằng (Hải Phòng)
Trả lời:
Chào bạn, bạn không nói rõ con bạn là bé trai hay bé gái, các số đo về chiều cao, cân nặng để chúng tôi có thể đánh giá thể trạng của bé. Theo tôi hiện tại vấn đề không phải nằm ở bé mà vấn đề chính là ở bố mẹ. Qua câu chuyện bạn kể, tôi thấy bạn đã tạo áp lực cho con và chính bản thân mình khiến cháu đến giờ ăn sợ hãi, phản ứng tiêu cực với đồ ăn.
Trước tiên, bạn phải tạo thoải mái tâm lý cho con và mình khi mỗi giờ ăn đến. Bạn hãy rèn cho con nếp ăn cùng cả nhà. Theo đó, khi cả nhà ăn cơm cũng là lúc cháu được ngồi bên cạnh bàn ăn gia đình. Bạn hãy lấy một số thực phẩm luộc có màu sắc đẹp như cà rốt, khoai tây, bí đỏ…để cháu tự bốc ăn. Nếu cháu không ăn bạn hãy dọn dẹp và vui vẻ, hạn chế việc ép cháu phải ăn khiến bé sợ hãi. Khi xung quanh thấy bố mẹ, ông bà ăn một cách vui vẻ, thoải mái tôi chắc bé sẽ bắt chước làm theo nhanh chóng.
Bạn hãy cho cháu có cảm giác đói bụng thật sự. Bố mẹ cần hết sức tránh việc bé không ăn cơm, cháo thì “bù đắp” bằng bánh, kẹo, bim bim, nước ngọt… đặc biệt là lúc gần giờ ăn cơm. Trẻ được ăn thỏa thích các món này sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính nữa. Bạn có nói là đã “bỏ đói” con nhưng bạn phải chắc chắn trong khoảng thời gian đó cháu không được ăn bất cứ thứ gì và chỉ được uống nước lọc (tránh nước hoa quả). Việc cháu ăn 3, 4 thìa đầu đã cho thấy phương pháp này có hiệu quả. Bạn hãy kiên trì mới mong có kết quả khả quan.
Bạn tăng cường thay đổi món ăn cho con. Ví dụ ngày 3 bữa cháo cần đầy đủ bốn nhóm thực phẩm thay đổi trong ngày kết hợp rau xanh và dầu mỡ, bổ sung thêm hoa quả. Khẩu phần ăn càng đa dạng thực phẩm thì bé mới được cung cấp đủ chất để phát triển khỏe mạnh. Thời gian mỗi bữa ăn của cháu chỉ được giới hạn từ 15- 30 phút. Hết thời gian này bố mẹ lập tức dọn bàn ăn. Việc ăn uống mất cả tiếng đồng hồ sẽ vô tình tạo thói quen xấu cho bé.
Ngoài ra các thói quen không tốt như đi rong, vừa ăn vừa chơi, xem tivi…bạn cũng nên trao đổi với bà của cháu để thay đổi. Ngoài ra, nếu hàng xóm có con cùng lứa tuổi con bạn bạn có thể mời bé sang ăn cùng bữa tối. Khi thấy bạn ăn bé cũng sẽ bắt chước và ăn theo.
Bố mẹ cũng có thể bổ sung cho bé thêm lysin, men tiêu hóa, vitamin D, canxi, kẽm… theo chỉ định của bác sĩ giúp bé ăn ngon và phát triển chiều cao.
Chuyên gia tư vấn
Theo Vietnamnet
Mẹ chồng "làm khó" vì chê con dâu nghèo: Có thể chịu khổ nhưng đừng chịu nhục
Đối với một cuộc hôn nhân, đám cưới dĩ nhiên vô cùng quan trọng.
Đối với đời người con gái, được mặc váy cưới, được người đàn ông đón mình lên xe hoa về nhà chồng càng là sự kiện trọng đại có ý nghĩa. Nhưng hơn tất cả, đó là sau ngày trọng đại ấy, cuộc sống của mình sẽ thế nào.
Chị nghĩ gia đình bạn trai em ở thành phố, lại có quyền, có tiền, chăc chắn có học thức, hiểu biết. Mẹ bạn trai em chắc cũng chưa quá già để cổ hủ đến mức coi chuyện có bầu trước là điều xui xẻo. Chỉ là bà ấy vì trong lòng vốn không ưng, lại nghĩ nhà em thua kém nhà họ nên mới bày chuyện làm khó em như vậy.
Thực ra đúng như em nói, chuyện đón dâu vào cửa trước hay cửa sau không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ thái độ và cách cư xử của mẹ bạn trai em đúng là quá đáng. Bà ấy quá coi trọng gia cảnh, coi trọng đồng tiền cho nên đối với em mới có chút thiếu tôn trọng. Với những gia đình như vậy, nếu sau cưới em cùng về sống chung, chị e rằng đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho những tháng ngày khổ nhục.
Từ đầu đến cuối, mẹ bạn trai em cũng chỉ vì chê em nghèo, chê bố mẹ em bệnh tật già yếu, sợ con trai mình sau này phải vất vả cưu mang nhà ngoại. Em đã rất nhẫn nhịn, có thể vì em yêu cậu ấy, em là vì con, lại cũng cảm thấy mình so với bạn trai đúng là không môn đăng hộ đối. Nhưng thói đời, em càng tự ti, em càng nhún nhường thì người ta lại càng đắc ý. Chị nghĩ, với một cô gái có học thức như em, cái gì cần nói vẫn nên nói, nhất là trước việc mẹ bạn trai có những câu thiếu tôn trọng về gia đình em.
Bạn trai em dám phản ứng trước sự vô lý của mẹ, chứng tỏ anh ấy rất yêu em. Nhưng phản ứng như vậy cũng là chưa được khéo. Thậm chí nó chỉ càng làm mẹ cậu ấy thêm chán ghét em hơn. Việc cậu ấy dò ý em về sống chung mà không đám cưới, suy cho cùng cũng vì giận mẹ và thương em. Việc này cũng cần suy xét cẩn trọng, bất đắc dĩ mới tính đến phương án đó.
Chị nghĩ em và bạn trai cần trao đổi bàn bạc kĩ với nhau. Em nên khuyên bạn trai hòa giải với mẹ, làm thế nào để đám cưới diễn ra trọn vẹn vẫn là tốt nhất. Sau khi cưới, tùy tình hình, nếu sống chung mà khó sống quá thì hai vợ chồng tách ra ở riêng. Các em đều có công việc đàng hoàng, lo gì không ổn định cuộc sống.
Còn nếu mẹ bạn trai em cứ hạch sách đủ kiểu, chỉ vì muốn thể hiện "mình giàu mình có quyền", coi đám cưới như kiểu bố thí cho em, thì có lẽ em cũng nên thể hiện lòng tự tôn tự trọng của mình, nói thẳng với họ rằng nếu mọi người không cảm thấy vui thì không cần tổ chức đám cưới nữa.
Hai em có thể đăng kí kết hôn, thuê nhà sống chung như bạn trai em nói. Đám cưới đúng là quan trọng. Nhưng đám cưới chỉ có một ngày, còn sau đó là cả cuộc đời sống chung. Chỉ cần em tin chàng trai ấy đủ tốt, đủ vững chãi để em tin tưởng dựa vào là được.
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con gái mình có được tấm chồng tốt, được gia đình chồng yêu thương. Ai cũng muốn con mình được cưới hỏi đàng hoàng, được mọi người chúc phúc. Bố mẹ em chắc cũng thế thôi, họ sẽ rất đau lòng khi em thua thiệt. Nhưng nếu họ biết em để được bước vào nhà người ta mà phải chịu dè bỉu khổ nhục, họ còn khổ sở hơn em gấp vạn lần. Chỉ cần em hạnh phúc, bố mẹ em cũng không cần thể diện của mình đâu. Quan trọng là em nói cho bố mẹ mình hiểu.
Sĩ diện con gái của em quan trọng, nhưng nó không quan trọng bằng việc em sống có hạnh phúc hay không. Có rất nhiều người, vì hoàn cảnh hay lý do này kia mà về sống chung không có đám cưới, rồi họ cũng sống hạnh phúc với nhau đến già. Cũng có rất nhiều cô gái, hôm nay đám cưới hoành tráng rình rang, xe sang đưa rước, rồi chẳng bao lâu chồng đi ngoại tình, rồi dắt tay nhau ra tòa li dị. Tính ra, ai uổng phí đời con gái hơn ai?
Vậy nên đừng coi đám cưới là việc phải có, là chuyện nhất định phải làm, là sĩ diện không thể bỏ qua. Chỉ cần các em có đủ tình yêu, có ý chí cùng nhau xây dựng tương lai, về lâu về dài rồi gia đình cậu ấy cũng không thể không nhìn mặt con, cháu.
Em có thể chịu khổ, nhưng tuyệt đối đừng vì mình nghèo mà chịu nhục. Em càng chịu nhục, người ta càng nghĩ em muốn vào nhà họ bằng mọi cách, để rồi họ có cớ khinh miệt em. Cuộc sống này, đôi khi đừng quan trọng hình thức quá em ạ, đám cưới suy cho cùng cũng chỉ là hình thức mà thôi, nó không phải là tem bảo hành hạnh phúc suốt đời để em phải "cố đấm ăn xôi" cho bằng được.
Phản hồi của độc giả Thùy Linh
Theo Dân Trí
Quỳ gối xin mẹ chồng trả 50 triệu tiền hồi môn không được, con dâu đáp trả thế này khiến nhà chồng "mắt tròn mắt dẹt" Đến nước phải quỳ gối để xin mẹ chồng trả tiền mà không được thì con dâu cũng chẳng nể nang gì nữa. Trâm bèn đứng phắt dậy, tuyên bố dõng dạc... Mẹ chồng Trâm lấy đồng tiền làm lẽ sống, làm quy chuẩn đánh giá con người. Mỗi lần bà đả động đến tiền mà Trâm không có là mẹ chồng cô...