‘Đại chiến hành tinh khỉ’ được kỳ vọng lọt top phim hay nhất 2017
Với đánh giá tích cực 93% trên chuyên trang Rotten Tomatoes, “Đại chiến hành tinh khỉ” được dự đoán nằm trong danh sách những bộ phim hay nhất năm nay.
Sau khi được hãng 20th Century Fox làm lại từ series cũ thập niên 70, “The Apes” mới đã qua tay 2 đạo diễn Rupert Wyatt và Matt Reeves. Chinh phục các nhà phê bình lẫn khán giả đại chúng, phần kết khép lại thiên anh hùng ca về thủ lĩnh loài khỉ Caesar là một trong những tác phẩm được mong chờ nhất mùa hè này.
Khúc tráng ca đậm tính lịch sử
Sinh ra, được nuôi lớn và ban phát trí tuệ bởi loài người, Caesar (diễn viên Andy Serkis) luôn có tình cảm đặc biệt với nhân loại. Thế nhưng, đáp lại thiện chí của anh chỉ toàn là sự thù địch.
Đội quân trang bị đầy đủ vũ khí chăm chăm lùng diệt, giết hại loài khỉ không có gì ngoài một bộ não phát triển và những vũ khí thô sơ. Caesar cùng bầy của mình liên tục phải chạy trốn, ẩn nấp mà vẫn không tránh khỏi cuộc truy sát đẫm máu của biệt đội do Đại tá (Woody Harrelson thủ vai) chỉ huy.
Caesar liên tục bị loài người truy sát.
Vợ con bị giết sau đợt tấn công bất ngờ, Caesar bùng phát sự giận dữ và căm hờn tích tụ bấy lâu. Anh cùng một số thuộc hạ thân tín lên đường tìm kiếm Colonel, thực hiện kế hoạch trả thù.
Trên đường đi, anh gặp Bad Ape (Steve Zahn) – một chú khỉ trốn thoát từ sở thú và cô bé Nova (Amiah Miller). Cuộc chiến cuối cùng xảy ra không chỉ diễn ra giữa với Caesar và Đại tá mà còn đại diện cho 2 giống loài khỉ – người. Cuộc chiến sinh tồn còn mang ý nghĩa quyết định vai vế của chủ nhân tương lai cho Địa cầu.
Caesar không còn nhân nhượng trong vai trò kẻ yếu thế.
Với tầm vóc và sức nặng về ý nghĩa, “Đại chiến hành tinh khỉ” đã vượt ra ngoài giá trị của một tác phẩm giải trí thông thường. Người xem có thể liên tưởng đến sự kiện xảy ra trong lịch sử khi mà người da trắng đến châu Mỹ và chiếm cứ lục địa này, đẩy những người da đỏ – chủ nhân đích thực của vùng đất vào thế yếu.
Nay, loài người cố gắng giành lại Trái đất từ loài khỉ – vốn được coi là thủy tổ nhân loại. Câu thành ngữ “Những gì của Caesar cuối cùng cũng trả về cho Caesar” dường như dự báo một tương lai khó khăn cho loài người khi họ không chấp nhận thỏa hiệp để chung sống hòa bình với bất cứ giống loài nào khác.
Bộ phim được mệnh danh “bom tấn” với dàn diễn viên đa phần mang hình thù loài vật nhưng lại phản ánh lịch sử loài người. Phim nêu lên những thông điệp về chế độ nô lệ, chủ nghĩa đế quốc, phân biệt chủng tộc. “Đại chiến hành tinh khỉ” đặt ra vấn đề nhức nhối khiến người xem phải suy nghĩ, chúng ta có thể giành hòa bình bằng bạo lực hay phải dừng bạo lực để đổi lấy hòa bình?
Video đang HOT
Kỹ xảo hoành tráng
Để những chú linh trưởng có được biểu cảm phong phú cần đến công sức của một ê-kíp hùng hậu. Các diễn viên phải tập cách đi bằng tứ chi như loài khỉ, đội hậu kỳ làm việc ngày đêm để chuyển biểu cảm của người thành khỉ, chi tiết đến từng sợi lông.
Bối cảnh được dàn dựng công phu, cầu kỳ cũng là lý do giúp 2 phần tiền truyện trước được đề cử Oscar dành cho kỹ xảo xuất sắc nhất. Với công nghệ vượt trội hơn cả, phần 3 hứa hẹn đem về một tượng vàng tưởng thưởng cho công lao của những người đứng sau máy quay.
Từng hành động, biểu cảm của diễn viên được chuyển thành nhân vật khỉ trong phim.
Câu chuyện đánh mạnh yếu tố cảm xúc
“Đại chiến hành tinh khỉ” đánh mạnh vào cảm xúc người xem với tuyến cảm xúc đan xen, sâu lắng. Đó là tình cảm của gia đình giữa Caesar, tình anh em đồng đội giữa thủ lĩnh loài khỉ và các thành viên trong bầy, lòng bao dung vĩ đại với chính kẻ thù.
Qua 3 phần phim, hình tượng Caesar được xây dựng rõ nét và hoàn hảo hơn. Bên trong vóc dáng của một chú khỉ lông lá là một trái tim rất “người”, mãnh liệt cảm xúc nhưng cũng đầy lý trí, thông minh.
Dù chỉ là loài vật nhưng những chú khỉ có trái tim đầy cảm xúc và lý trí mạnh mẽ.
Thật khó để giữ chân người xem thưởng thức một thiên trường ca hào hùng trong thời gian dài đến hơn 2 tiếng mà chẳng cần đến những chiêu trò ồn ào, tình tiết hài rỗng tuếch. Cảm xúc đọng lại sau cùng là bao câu hỏi bộn bề về nhân sinh.
Người xem cũng dễ dàng xúc động khi kết thúc chuyến hành trình 6 năm ròng với Caesar, từ khi là chú khỉ con bé xíu cho đến một vị anh hùng được cả hai loài kính nể. Vị thủ lĩnh này cũng bước qua một cuộc trở mình về tính cách, từ luôn chủ hòa, không muốn bạo lực cho đến một chiến binh với đôi mắt vằn tơ máu, khuôn mặt lầm lì quyết trả thù cho vợ con.
Hành trình 6 năm với những bản hùng ca về Caesar đã khép lại.
“Đại chiến hành tinh khỉ” khởi chiếu tại các rạp Galaxy, Lotte, BHD, NCC.. trên toàn quốc từ ngày 14/7.
Theo Zing
3 yếu tố của 'Baby Driver' ghi điểm với giới phê bình và công chúng
"Baby Driver" được đánh giá là một ngoại lệ của nhóm phim hành động hài khi được lòng giới phê bình lẫn khán giả đại chúng
Phim là một trong những dự án hành động độc đáo nhất đã ra mắt năm nay với điểm số cao trên tất cả trang bình luận và phản hồi của khán giả.
Cảnh hành động, đua xe không kỹ xảo
"Baby Driver" là câu chuyện theo chân Baby (Ansel Esgort) - một "quái xế" trẻ tuổi. Anh là tài xế cho tất cả các vụ cướp nhà băng của tay trùm khôn ranh Doc (Kevin Spacey). Vì một tai nạn từ bé mà Baby trở thành trẻ mồ côi và luôn phải nghe nhạc để duy trì sự tập trung.
Cuộc đời chàng trai trẻ bỗng thay đổi khi cô phục vụ bàn trong sáng Deborah (Lily James) xuất hiện. Baby chán ghét cuộc sống tội phạm và mong muốn trốn đi làm lại cuộc đời với người bạn gái. Song thế giới ngầm vốn tàn ác và không hề dễ từ bỏ như những gì mà họ tưởng.
Thế giới ngầm luôn tiềm ẩn những mối nguy không ngờ.
Đạo diễn Edgar Wright là một trong những người có phong cách làm phim rất đặc trưng của Hollywood. Ông từng ra mắt nhiều tác phẩm đậm chất Anh quốc, chạm đến trái tim khán giả như "Hot Fuzz" (2007), "Scott Pilgrim vs. The World" (2010)...
Cùng lối kể chuyện ấy, "Baby Driver" mang tới cho người xem đủ cung bậc cảm xúc: từ ngôn tình, hành động cho đến sôi động cùng âm nhạc. Lối dàn dựng được trau chuốt tỉ mỉ, chỉn chu từng chi tiết.
Đặc biệt, các pha hành động được thực hiện chân thật nhất và không sử dụng kỹ xảo. Những trường đoạn đua xe kéo dài nhiều phút liền đầy nghẹt thở và cuốn hút. Cảnh đua tốc độ cao trên xa lộ, rê đuôi xe hay quay ngược đầu xe trở nên kịch tính và "chạm" hơn.
Phim có những pha chuyển cảnh gãy gọn, mượt mà và đầy chủ đích. Người xem có thể dễ dàng cảm nhận cách xử lý vô lăng đầy mượt mà, lả lướt của Baby như khi anh dạo phím dương cầm.
Đạo diễn chỉ đạo những cảnh đua mạo hiểm trên chính chiếc xe diễn viên tự lái.
Nhạc phim đẩy tình tiết phim lên đỉnh điểm
Nếu "Scott Pilgrim vs. The World" (2010) được xây dựng trên theo phong cách game thủ thì "Baby Driver" sử dụng âm nhạc để lèo lái. Cả bộ phim là một bản hòa tấu dài không có hồi kết. Người xem cảm nhận thế giới qua đôi tai của Baby.
Âm nhạc giảm đi rõ rệt khi anh chàng tháo một bên tai nghe và im bặt khi chiếc máy phát nhạc bị hỏng. Đây cũng là yếu tố nới lên tiếng lòng của Baby đối với những gì diễn ra xung quanh và đồng thời đóng vai trò điều tiết cảm xúc của khán giả khi xem phim.
Phần âm nhạc trở nên sôi động và dồn dập trong những pha hành động nghẹt thở. Tiết tấu bỗng chống đều đều và đầy nghi hoặc khi anh chàng đang suy ngẫm. Hoặc cũng trong giây lát, giai điệu bỗng da diết và cảm xúc khi ở bên Deborah.
Âm nhạc của Baby đóng vai trò điều tiết bộ phim.
Lắng đọng với nhiều cung bậc cảm xúc
Phim mang đến cho khán giả đầy đủ những cảm xúc, cung bậc về tình yêu, tình cảm gia đình, tình người, tình đồng đội. Tất cả hiện lên khi êm ái, lúc lại mạnh mẽ theo âm nhạc và cách Baby trải nghiệm.
Phong cách footage (theo chân nhân vật) độc đáo giúp những cảnh đuổi bắt thêm nghẹt thở. Cùng với đó, câu chuyện tình của Baby và Deborah trở thành một tác phẩm nhạc kịch xúc động. Cảnh quay trong tiệm giặt là với những đôi chân nhảy múa, ánh mắt trìu mến, nụ cười ấm áp hay quyết chạy trốn bên nhau khỏi cuộc sống tội phạm tạo nên dư âm lãng mạn, day dứt.
Tình yêu lãng mạn của cặp diễn viên chính.
"Baby Driver" (Quái Xế Baby) đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Zing
'Life': Cách tân dòng phim kinh dị về sinh vật ngoài hành tinh Khác với nhiều tác phẩm cùng đề tài cuộc chiến cân não của sinh vật ngoài hành tinh và con người trong không gian, "Life" bám sát thực tế, mô tả trực diện sự đa dạng loài. Bộ phim gửi gắm thông điệp: con người chưa phải là sinh vật thông minh nhất trong một cuộc chiến. Để tiếp tục tồn tại, chúng...