Đài CGTN vơ toàn bộ đỉnh Everest về Trung Quốc, người Nepal phẫn nộ
Dòng tweet của đài truyền hình Trung Quốc nói đỉnh Everest là của Trung Quốc khiến người dân Nepal bức xúc.
Trong dòng tweet đăng tải hôm 2/5, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc CGTN nhắc tới “ ánh hào quang đẹp khác thường được ghi nhận hôm thứ 6 trên vùng trời ở đỉnh Qomolangma, hay còn được biết với tên gọi đỉnh Everest – ngọn núi cao nhất thế giới nằm trong vùng tự trị Tây Tạng của Trung Quốc“.
Người Nepal hết sức bất bình, cáo buộc Trung Quốc vơ toàn bộ đỉnh Everest về mình. Làn sóng phẫn nộ dẫn tới xu hướng gắn hashtag “Tránh ra Trung Quốc” trên mạng Twitter.
Tranh chấp liên quant ới Everest giữa Trung Quốc và Nepal tồn tại nhiều năm nay. (Ảnh: Getty Images)
Một số thậm chí còn kêu gọi đại sứ Trung Quốc tại Nepal làm rõ vấn đề.
Video đang HOT
Anup Kaphle, Tổng biên tập tờ Rest of the World khẳng định người Nepal nhiều năm qua được dạy rằng Everest nằm ở Nepal.
Tranh chấp giữa Trung Quốc và Nepal liên quan tới đỉnh Everest bắt đầu từ những năm 1960. Cựu Thủ tướng Nepal Bishweshwar Prasad Koirala tuyên bố chủ quyền với đỉnh núi này trong chuyến thăm tới Trung Quốc.
Trung Quốc được cho là từng đề nghị chia đôi Everest thành 2 nửa, phía Nam thuộc về Nepal trong khi phía Bắc do Trung Quốc quản lý. Bắc Kinh cũng đề xuất đổi tên đỉnh Everest thành núi hữu nghị Trung Quốc-Nepal.
Tuy nhiên, Nepal dường như không đồng ý với đề xuất này. Tới năm 1961, Vua Mahendra của Nepal tuyên bố đỉnh Everest thuộc lãnh thổ nước này.
Đỉnh Everest được xem là đỉnh núi cao nhất thế giới với độ cao 8.884 m. Nó trở thành nguồn thu nhập chính của Nepal, quốc gia không giáp biển.
Có 2 cách để chinh phục Everest, một là leo phía đông nam từ Nepal, hai là leo phía đông bắc từ Tây Tạng. Nhưng nhiều người chuộng leo từ Nepal hơn.
Lính Trung - Ấn ẩu đả ở biên giới
150 lính biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc ném đá, xô xát tại khu vực biên giới gần Tây Tạng, khiến một số binh sĩ bị thương.
Cuộc đụng độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, ở độ cao 1,572 m, thuộc bang Sikkim phía đông bắc Ấn Độ, giáp biên giới với Bhutan, Nepal và Trung Quốc, nơi có tuyến đường núi quan trọng chiến lược gần Tây Tạng. Mandeep Hooda, phát ngôn viên Quân khu Phía Đông của quân đội Ấn Độ, cho hay mâu thuẫn xảy ra giữa lính biên phòng hai bên do tranh chấp biên giới chưa được giải quyết.
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và cuối cùng lao vào nhau ẩu đả. "Hành vi bạo lực giữa hai bên khiến một số binh sĩ bị thương nhẹ", Hooda nói, cho hay căng thẳng sau đó được giải quyết nhờ "đối thoại và tương tác" ở cấp địa phương.
Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: CCTV.
Ông Hooda không cho biết có bao nhiêu binh lính tham gia ẩu đả, song Hindus Times dẫn một nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho hay 4 binh sĩ nước này và 7 lính biên phòng Trung Quốc bị thương trong cuộc đối đầu giữa 150 người của cả hai phe.
Căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc có nguồn gốc từ các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới, điển hình là khu vực Aksai Chin và Arunachal Pradesh, phía đông bắc Ấn Độ.
Khu vực Sikkim của Ấn Độ giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: FreeWorldMap.
Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Doklam, giữa Bhutan và Trung Quốc, khi Bắc Kinh điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng này để xây dựng công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Sự việc hôm 9/5 là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm, kể từ năm 2017, khi binh lính Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả gần khu vực Ladakh, tây bắc Ấn Độ. Trung Quốc kiểm soát 2/3 hồ này và biên phòng nước này luôn phản đối sự hiện diện của binh sĩ Ấn Độ trong khu vực.
Hơn 28.000 người nhiễm nCoV tại Ấn Độ Ấn Độ hôm nay ghi nhận thêm 1.463 người dương tính nCoV, nâng tổng ca nhiễm toàn quốc lên 28.380 người, trong đó gần 900 ca tử vong. Các chuyên gia y tế cảnh báo tỷ lệ xét nghiệm nCoV của Ấn Độ vẫn còn quá thấp so với nhiều nước trên thế giới, đặt ra nguy cơ Covid-19 lây lan trong cộng...