“Đãi cát” tìm vốn
Trong bối cảnh tín dụng được dự báo sẽ ngày càng thắt chặt hơn, đặc biệt là nguồn vốn trung- dài hạn, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải “đãi cát” tìm vốn qua các kênh khác.
Ngoài vốn vay tín dụng, có khá nhiều kênh vốn mà các doanh nghiệp có thể tiếp cận, như phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu, tín dụng thương mại, vốn từ các quỹ đầu tư…
Theo khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng; trong đó gần 1/3 không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng. Ảnh: Trần Việt
Eo hẹp tín dụng
Tín dụng ngày càng được thắt chặt hơn, đặc biệt là tín dụng trung- dài hạn cũng là điều dễ hiểu khi mà quy mô tín dụng đã vượt 130% GDP. Nếu vẫn cố níu kéo tốc độ tăng trưởng tín dụng 16- 17%/năm như mấy năm trước đây, thì chẳng mấy chốc quy mô tín dụng sẽ vọt lên tới 200% GDP- ngưỡng được cho là nguy hiểm đối với sự an toàn của hệ thống tài chính.
Không chỉ về phương diện lý thuyết mà thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ tín dụng/ GDP càng cao thì mức độ rủi ro đối với hệ thống tài chính và rộng hơn là cả nền kinh tế cũng càng lớn. Bởi mức độ vay nợ cao cũng đồng nghĩa áp lực trả nợ của doanh nghiệp càng lớn, kéo theo đó là rủi ro vỡ nợ tăng lên tương ứng. Trong khi tỷ lệ tín dụng/GDP cao chưa hẳn dòng vốn đã chảy vào khu vực sản xuất, mà có thể chảy vào khu vực đầu cơ như bất động sản (BĐS), chứng khoán…, tạo nên những bong bóng tài sản trong nền kinh tế.
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Báo cáo tham vấn điều 4 năm 2019 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đánh giá, tăng trưởng tín dụng quá mức và chất lượng tín dụng thấp trong giai đoạn trước 2011 – 2012, bao gồm cả cấp tín dụng cho DNNN và bùng nổ BĐS nhờ tín dụng, đã để lại cho Việt Nam một di sản kép- tỷ lệ tín dụng/GDP cao và nợ xấu chất thành núi. Cũng chính bởi vậy, IMF khuyến nghị Việt Nam nên hạ dần tăng trưởng tín dụng xuống gần với mức GDP danh nghĩa.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng có chung góc nhìn như vậy. Thậm chí theo tính toán của TS. Nguyễn Đức Độ – Học viện Tài chính, với mức tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện chỉ khoảng 6,5% – 7% và lạm phát khoảng 4%, một mức tăng trưởng tín dụng tương đương với GDP danh nghĩa chỉ vào khoảng 10 – 11%/năm.
Thấu hiểu điều đó nên mấy năm gần đây, NHNN cũng đã triển khai nhiều biện pháp siết chặt hơn tín dụng theo khuyến nghị của IMF và các chuyên gia kinh tế. Theo đó, năm ngoái tín dụng chỉ tăng khoảng 13,89% – mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tín dụng năm nay dự kiến có thể còn thấp hơn khi đến cuối tháng 9, tín dụng mới tăng 9,4%, thấp hơn mức 9,52% của 9 tháng năm 2018.
Sàng lọc kênh vốn
Hiện có khá nhiều kênh mà doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn như: phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay tín dụng thương mại (quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá)… Tuy nhiên để huy động được vốn cũng không dễ.
Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức.
Chẳng hạn biện pháp phát hành cổ phiếu để huy động vốn chỉ được áp dụng với các doanh nghiệp niêm yết. Trong khi không phải lúc nào biện pháp này cũng khả thi, chưa kể nó còn chịu biến động, rủi ro của thị trường. Thêm nữa, nguồn vốn huy động từ hình thức này đôi khi chưa thể sinh lời ngay, gây áp lực lên lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
Kênh tín dụng thương mại, hay nói nôm na là “chiếm dụng vốn”, cũng ngày càng khó khi mà doanh nghiệp nào cũng khát vốn như hiện nay. Nếu có, cũng chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nội bộ các tập đoàn lớn mà thôi.
Trong bối cảnh đó, phát hành trái phiếu đang nổi lên như một kênh huy động vốn đầy hấp dẫn và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Số liệu thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng cho thấy rõ điều này khi mà trong 10 tháng đầu năm nay, có tới 176 doanh nghiệp đã phát hành lượng trái phiếu lên đến 202.215 tỷ đồng, gần bằng lượng trái phiếu đã phát hành trong cả năm 2018.
Quả vậy, so với các kênh vốn khác, phát hành trái phiếu có khá nhiều ưu điểm. Mặc dù lãi suất trái phiếu có thể cao hơn so với lãi vay ngân hàng, nhưng doanh nghiệp sẽ có tính chủ động cao hơn trong việc sử dụng vốn. Chưa kể, doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất cố định nhằm tận dụng nguồn vốn với chi phí thấp. Trong khi lãi suất vay ngân hàng thường là thả nổi và sẽ được rà soát thay đổi định kỳ…
Có lẽ bất ổn lớn nhất đối với hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp hiện nay chính là đối tượng mua trái phiếu chủ yếu vẫn là các ngân hàng, trong khi theo quy định hiện hành, hoạt động này vẫn được tính vào dư nợ tín dụng của các nhà băng. Vì thế, không chỉ sức mua trái phiếu bị hạn chế mà suy cho cùng, cũng chẳng khác gì việc vay vốn ngân hàng. Chưa kể NHNN cũng đang yêu cầu kiểm soát chặt hoạt động đầu tư trái phiếu của các nhà băng.
Bởi vậy, theo khuyến nghị của các chuyên gia, để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững, phải đa dạng hoá các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Muốn vậy, cần phải “chuẩn hóa” kênh vốn này, đặc biệt phải tăng cường tính công khai, minh bạch để bảo vệ các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Lãi suất huy động có thể giảm 0,5 -1% sau Tết Nguyên đán?
Lãi suất huy động có thể giảm mạnh hơn ở nhóm các ngân hàng cổ phần tư nhân.
Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 11 của các nhà phân tích SSI Research vừa công bố cho biết, ngoại trừ 4 NHTM nhà nước và một vài NHTM lớn, lãi suất huy động các kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng của hầu hết các NHTM trong những tháng gần đây đều đang ở mức 5,5%/năm nên khi trần lãi suất huy động giảm, một loạt các NHTM cũng điều chỉnh giảm lãi suất ở kỳ hạn này về mức 5%/năm kể từ ngày 19/11/2019.
Điểm đáng chú ý là các kỳ hạn dài hơn cũng đã bắt đầu giảm, rõ rệt nhất là ở nhóm các NHTM có thị phần nhỏ (giảm 20 - 30 điểm cơ bản), thu hẹp mức chênh lệch lãi suất với nhóm các NHTM lớn. Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng dao động trong khoảng 4,1-5,0%/năm, từ 6 đến dưới 12 tháng trong khoảng 5,5-7,5%/năm và từ 12-13 tháng là 6,4-7,9%/năm.
Theo số liệu từ NHNN, tính đến hết 9 tháng 2019, mặc dù tăng trưởng tín dụng mới ở mức 9,4%, thấp hơn so với cùng kỳ 2018 (10,33%) nhưng tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) đã đạt 10,08 triệu tỷ đồng, tăng 9,47% so với đầu năm, cao hơn khá nhiều mức tăng 9,04% của cùng kỳ 2018 nhờ các giao dịch mua vào ngoại tệ.
Bên cạnh việc thể hiện quan điểm hỗ trợ tăng trưởng rõ ràng hơn, NHNN cũng đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng tổng thể cùng với lộ trình siết chặt các quy định an toàn về vốn và tín dụng cho thấy quan điểm điều hành thận trọng của NHNN. Giảm lãi suất vẫn đang được cân đối với kiểm soát lạm phát, tỷ giá và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
Theo SSI Research, trong tháng 12, cung cầu ngoại tệ vẫn thuận lợi nhưng do lạm phát nên lãi suất thị trường 1 sẽ khó giảm. Tuy nhiên, sang năm 2020, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau Tết nguyên đán, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5%-1% từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.
Tuy nhiên các kỳ hạn dài trên 12 tháng sẽ giảm chậm hơn do các quy định về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và vẫn có sự phân hóa lãi suất giữa các nhóm NHTM lớn và nhỏ.
Theo quy định tại Thông tư 22, giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng so với huy động (LDR) của các NHTM sẽ được thống nhất ở mức 85% thay vì áp dụng mức 90% với các NHTM nhà nước, 80% với NHTM tư nhân và nước ngoài. Tại 30/9/2019, LDR của nhóm các NHTM nhà nước đang là 91.47% và của các NHTM cổ phần đang là 84,6%. Với quy định mới này, các NHTM nhà nước vốn dĩ có nguồn vốn dồi dào nhưng đầu ra tín dụng sẽ bị hạn chế hơn do các quy định về an toàn vốn và tỷ lệ LDR. Trong khi đó, các NHTM cổ phần còn dư địa để gia tăng tín dụng, do đó có thể sẽ chấp nhận mức lãi suất huy động cao hơn.
H.Kim
Theo Trí thức trẻ
6 nguồn vốn các doanh nghiệp cần lưu tâm Đó là ý kiến của TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Diễn đàn kinh tế 2020 tổ chức chiều 5/12. Tại diễn đàn, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông tin, dù xếp hạng của Ngân hàng...