“Đại ca giang hồ” Cần Thơ kháng cáo kêu oan
“Đại ca” Hiền Kháp kêu oan, cho rằng không ra lệnh đàn em truy sát người của quán karaoke.
Theo TAND TP Cần Thơ, đến ngày 25/5, trong số 52 bị cáo gây ra vụ truy sát em chủ quán karaoke tại quận Thốt Nốt bị kết án thì có 24 người nộp đơn kháng cáo. Trong đó, Trương Phong Hiền (Hiền Kháp) và đàn em Nguyễn Mai Trọng Nghìn kêu oan, cho rằng không liên quan đến vụ truy sát. 22 bị cáo còn lại xin giảm nhẹ hình phạt.
Trước đó, ngày 12/5, TAND TP Cần Thơ nhận định Hiền Kháp – đối tượng giang hồ cầm đầu băng nhóm xã hội đen tại Thốt Nốt là người chủ mưu, chỉ đạo các đàn em tham gia giết người nên tuyên phạt Hiền mức tù chung thân.
Trương Phong Khánh, em ruột Hiền nhận 20 năm tù. Các bị cáo còn lại bị tuyên phạt từ 3 năm đến 19 năm tù cùng về tội Giết người.
Riêng Trần Ngọc Tuấn (em bà con của Hiền Kháp) bị phạt 2 năm 6 tháng tù về tội Không tố giác tội phạm.
Anh em Hiền Kháp tại phiên tòa ngày 12/5
Video đang HOT
Theo hồ sơ, đêm 30/5/2013, Tuấn đến quán karaoke Tố Trinh ở phường Thốt Nốt vui chơi. Tại đây, Tuấn chê dàn âm thanh dở và kêu chủ quán đến chỉnh âm ly, dẫn đến cự cãi.
Chủ quán Chế Thị Lệ Trinh cho đóng cửa quán, lệnh cho người nhà và nhân viên “xử lý khách”.
Bị chém, Tuấn trèo tường thoát ra ngoài, nhờ người đưa đi bệnh viện. Biết chuyện em họ gặp nạn, Hiền Kháp và Khánh huy động gần 60 đàn em và cầu viện một tay giang hồ có số má ở Cần Thơ lên Thốt Nốt “san bằng” quán karaoke.
Đến nơi, quán đóng cửa, cả nhóm kéo đến nhà chém trọng thương anh Chế Hoàng Việt (em ruột chủ quán) và bạn của Việt, đập bể cửa kiếng, tivi, tủ lạnh.
Liên quan vụ án còn một số đàn em Hiền Kháp bỏ trốn, công an đã bắt giữ và tách riêng để xử lý./.
Theo Cửu Long
Theo_VOV
Cựu sếp ngân hàng bị tuyên án tử kêu oan
Nguyên tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính ALC II kháng cáo kêu oan khi bị tòa sơ thẩm kết tội nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng để giải ngân trái phép, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Ngày 6/4, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM mở phiên xử xem xét đơn kêu oan của ông Vũ Quốc Hảo (60 tuổi, nguyên tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính ALC II) và kháng cáo của 10 đồng phạm khác về tội Tham ô tài sản. Theo bị cáo Hảo, hành vi của mình không phạm tội Tham ô tài sản mà là Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Hảo nhiều lần hầu tòa liên quan đến những sai phạm tại Công ty ALC II. Ảnh:Hải Duyên.
Bản án sơ thẩm xác định, trong thời gian điều hành Công ty ALC II, bị cáo Hảo cùng một số người thành lập công ty sân sau là Cát Long Hải. Sau đó, ông này giao lại cho Nguyễn Minh Tuấn làm Chủ tịch HĐQT và Vũ Đức Hòa làm giám đốc nhưng vẫn tham gia điều hành.
Năm 2007, để có tiền đầu tư bất động sản và giải quyết nợ xấu, ông Hảo bàn với Tuấn, Hòa nâng khống giá thiết bị lặn Tinro 2 (trước đây một doanh nhân người Nhật góp vào Công ty Cát Long Hải) rồi bán lại cho ALC II nhằm hợp pháp hóa việc giải ngân.
Do thiết bị này không có giấy tờ đăng ký, đăng kiểm về hàng hải, ông Hảo chỉ đạo cho Tuấn thuê tàu vận chuyển thiết bị này ra Hải Phòng và cố tình để hải quan bắt giữ. Thiết bị sau đó bị tịch thu, bán đấu giá và được Cát Long Hải mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng.
Sau khi có giấy tờ hợp pháp, ông Hảo chỉ đạo Tuấn móc nối với Hoàng Lộc (nguyên tổng giám đốc công ty Cổ phần thẩm định, giám định Việt Nam) nhờ thẩm định, nâng khống giá thiết bị tàu lặn lên 130 tỷ đồng để bán lại cho ALC II. Cuối năm 2007, cựu tổng giám đốc ALC II tổ chức họp với các lãnh đạo cấp dưới để thông qua phương án mua thiết bị lặn của Cát Long Hải rồi làm hợp đồng cho chính công ty này thuê lại nhằm giải ngân số tiền 130 tỷ đồng.
Sau khi giải ngân, ông Hảo chỉ đạo dùng tiền này mua hơn 86.000 m2 đất thuộc trạm dừng chân miền Tây tại Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) với giá gần 79 tỷ đồng. Số còn lại dùng để chi sửa chữa, bảo hiểm cho thiết bị, trả nợ hợp đồng thuê tài chính của Cát Long Hải với ALC II...
Hồi tháng 9/2014, TAND TP HCM tuyên phạt Vũ Quốc Hảo, Nguyễn Minh Tuấn và Hoàng Lộc mức án tử hình về tội Tham ô tài sản; 8 bị cáo khác phải nhận từ 15 năm đến tù chung thân về cùng tội danh. Sau đó, ông Hảo cùng hầu hết các bị cáo đều có đơn kêu oan vì cho rằng không phạm tội Tham ô tài sản và xin tòa xem xét ở tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngoài ra, liên quan những sai phạm trong thời gian điều hành Công ty ALC II, cuối năm 2013, ông Hảo từng bị TAND TP HCM tuyên phạt mức án tử hình về tội Tham ô và Cố ý làm trái gây thất thoát 530 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 7/2014, TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy một phần bản án, điều tra xét xử lại nên bị cáo Hảo tạm thoát án tử hình trong vụ án này.
Cũng trong năm 2014, ông Hảo còn bị tuyên phạt 12 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng trong một sai phạm khác diễn ra tại ALC II. Đây là một trong những đại án được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo đưa ra xét xử vào năm ngoái.
Phiên tòa lần này dự kiến kéo dài trong 2 ngày.
Hải Duyên
Theo VNE
Hủy án vụ hiếp dâm trẻ em gây tranh cãi: Vi phạm tố tụng nghiêm trọng Chiều 25.5, TAND tỉnh Tây Ninh xét xử phúc thẩm, tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND H.Châu Thành về vụ án hiếp dâm trẻ em gây tranh cãi để điều tra, xét xử lại. Phiên tòa phúc thẩm - Ảnh: Giang Phương Trước đó, ngày 18.3, TAND H.Châu Thành xử sơ thẩm, tuyên 2 bị cáo Trần Quốc Khánh...