Đại biểu Quốc hội: Xe Innova lùi trên cao tốc chắc chắn vi phạm không thể chối cãi
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng ( Bến Tre) cho rằng việc xe Innova lùi trên đường cao tốc thì chắc chắn có vi phạm không thể chối cãi.
Vụ án lùi xe trên cao tốc đã có phán quyết, Tòa phúc thẩm Thái Nguyên đã tuyên bị cáo Lê Ngọc Hoàng, người lái xe container bản án 6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Lý lẽ được Hội đồng xét xử đưa ra để kết tội Hoàng là đã vi phạm quy định về giữ khoảng cách an toàn với các xe phía trước.
Bên hành lang Quốc hội sáng 5/11, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) – Phó ban Dân nguyện cho biết, ông không đánh giá bản án này đúng hay sai bởi bản thân không được tiếp cận các hồ sơ. Tuy nhiên, xe Innova lùi trên đường cao tốc chắc chắn tài xế đi nhầm đường, như thế nghĩa là vi phạm không thể chối cãi.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói về việc Tòa phúc thẩm Thái Nguyên đã tuyên bị cáo Lê Ngọc Hoàng, người lái xe container bản án 6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.
- Lưu thông trên đường cao tốc cần lưu ý quy tắc gì, thưa ông?
Chúng ta cần lưu ý quy tắc đường cao tốc. Chúng tôi đi công tác nước ngoài đều biết rằng có quy định về tốc độ, phân luồng, quy định về bảo đảm an toàn cho đường cao tốc. Toà phạt người ta 6 năm tù về tội gì? Người ta vi phạm cái gì?
Tôi giả sử xe Innova cố tình đâm vào đầu xe đó thì sao? Tại sao lại bảo ông này lao vào ông kia. Khi đi trên đường cao tốc, thông thường người ta chú tâm đến xe cùng chiều, không bao giờ nghĩ rằng có xe ngược chiều.
Tâm lý xã hội cũng như pháp luật cần phải có một nghiên cứu đánh giá hết sức kỹ lưỡng, ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tôi nghĩ đây sẽ là một bản án đầy chất lý luận. Cơ quan Tòa án tối cáo cần có hội thảo về lĩnh vực này.
- Sẽ có khả năng vụ việc này trở thành án lệ, thưa ông?
Sau này nếu vụ án được xét xử thành một bản án mẫu mực thì sẽ trở thành một án lệ rất hay.
Nhân sự việc đau lòng này chúng ta sẽ có án lệ cho các sự kiện sau này, đảm bảo sau này tòa án đỡ lúng túng khi xét xử, người dân cũng cảm thấy tin tưởng rằng bản án được xử lý công bằng với nhau, tránh tình trạng vụ này xử lý như này, vụ khác tương tự lại xử lý kiểu khác.
Video đang HOT
Chúng ta đã có hai vụ đau lòng rồi. Thứ nhất là xe cứu hỏa vào đường cao tốc đi ngược chiều, Innova lùi trên đường cao tốc va chạm với container. Tôi thấy phải có một hội thảo lớn để chúng ta đưa nó ra, và cùng nhau xem xét ở nhiều khía cạnh.
Chúng ta không trực tiếp can thiệp vào những vấn đề của bản án nhưng phải có cơ sở khoa học để làm “bà đỡ” cho các quyết định sau này. Bởi đây là lĩnh vực đầu tiên chúng ta có, án lệ phải dựa trên lập luận khoa học. Nếu pháp luật đã quy định nếu có một xe lùi trên đường cao tốc mà va chạm với xe khác, xe đó hoàn toàn phải chịu trách nhiệm thì chúng ta đã không cần nói.
Về mặt xã hội, pháp lý cần có đánh giá thực sự khoa học để tạo ra cơ sở ban đầu, để hoàn thiện quy định pháp luật nói chung và quy định tố tụng nói riêng.
Tôi giả sử xe Innova cố tình đâm vào đầu xe đó thì sao? Tại sao lại bảo ông này lao vào ông kia. Khi đi trên đường cao tốc, thông thường người ta chú tâm đến xe cùng chiều, không bao giờ nghĩ rằng có xe ngược chiều. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
- Đối với các vụ án được dư luận quan tâm và có nhiều tranh cãi, lúc này tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hà Nội có nên rút lại để xử lý theo trình tự giám đốc thẩm, kháng nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung không, thưa ông?
Theo tôi, cần xem về mặt pháp luật. Nếu vụ này bị kháng cáo không thể xử giám đốc thẩm được. Nếu đương sự, chủ thể kháng cáo theo đúng quy định của luật tố tụng hình sự thì không xét xử giám đốc thẩm.
Việc xét xử giám đốc thẩm chỉ khi nào đã hoàn thành xong bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, có khiếu nại theo trình tự giám đốc thẩm thì mới được xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Hoặc bản án này đã được phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và có kiến nghị về việc xét xử theo trình tự giám đốc thẩm thì mới được làm.
- Hiện nay, dư luận có hoài nghi liên quan đến bản án đó thì có nên tiến hành điều tra lại làm rõ, thưa ông?
Tôi không nói câu chuyện về điều tra. Cộng đồng dư luận không nói về điều tra mà chỉ nói là việc buộc tội như thế là không phù hợp.
Câu chuyện này phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của tòa án. Tòa án được Hiến pháp và được luật tổ chức tòa án nhân dân quy định là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, cơ quan có thẩm quyền phán quyết về việc đúng sai, phải trái, thua hay thắng.
Đây là nhiệm vụ của tòa án và quyền lực của tòa án. Kể cả là việc truy tố nhưng tòa án có thể không quyết định là người đó có tội hoặc truy tố cao nhưng người ta áp dụng thấp hoặc truy tố thấp thì tòa án có quyền áp dụng thẩm quyền cao trong phạm vi khung phạt đã được phép.
Quyền của tòa án đã được Hiến pháp, pháp luật quy định rất rõ thì sau này phụ thuộc hoàn toàn vào tòa án. Chính vì thế lúc này chúng ta rất cần có những cơ sở khoa học để giúp cho tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Nhiều người có những chỉ trích quá khủng khiếp, không nên cảm tính, phải phân tích trên cơ sở khoa học để đóng góp. Chúng ta phải có trách nhiệm với xã hội. Tất cả từ cá nhân bình thường, đến báo chí, tổ chức xã hội, đều phải có trách nhiệm trước sự kiện này.
Hôm nay có thể xảy ra với người này, ngày mai có thể xảy ra đối với người khác. Hôm nay xảy ra ở Thái nguyên, ngày mai xảy ra ở tỉnh khác. Chúng ta muốn tạo ra nền tảng thì phải hết sức khoa học.
- Luật có một kẽ hở rất lớn và việc lùi xe trên cao tốc chưa được quy định rõ ràng, thưa ông?
Tôi cũng đã nói về vấn đề này. Nếu đã có quy định đó thì hôm nay chúng ta không cần bàn. Chúng ta phải bàn rất kỹ để có bản án tốt đồng thời hoàn thiện vai trò của pháp luật trong thời gian tới.
- Ông có kiến nghị gì về vai trò của Quốc hội với những vấn đề luật chưa quy định?
Các đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng phải xem xét. Bởi chúng ta phải thừa nhận không có quy định cụ thể về vấn đề này.
Vì vậy, khi hoàn thiện các pháp luật có liên quan như luật giao thông đường bộ, hay quy định có liên quan đến giao thông trên đường cao tốc, nếu thuộc thẩm quyền của Quốc hội nên đặt vấn đề này ra để xem xét đầy đủ.
PHẠM THỊNH
Theo VTC
Đại biểu tranh luận "nảy lửa" về chống tham nhũng khu vực tư nhân
Nên hay không nên mở rộng phạm vi phòng chống tham nhũng ra cả khu vực tư nhân - đây là vấn đề nhận được nhiều ý kiến tranh luận tại phiên thảo luận của Quốc hội về Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sáng nay.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (ảnh quochoi.vn).
Sáng nay (13.6), góp ý cho dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) đã bày tỏ ủng hộ quy định mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước tức là khu vực tư. Theo đại biểu Hoa, trước đây khi nói hành vi tham nhũng quan niệm thường chỉ là người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước có hành vi chiếm đoạt, vụ lợi với tài sản nhà nước. Ít ai cho rằng hành vi của một giám đốc doanh nghiệp cổ phần không có phần vốn góp nhà nước chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp cũng là hành vi tham nhũng.
"Tôi cho rằng đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm về vấn đề này, nên nhất trí quy định luật áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng với khu vực tư", đại biểu Hoa nói và phân tích các lý do: Thứ nhất, hiện nay tham nhũng trong khu vực tư diễn ra nghiêm trọng, phức tạp làm méo mó môi trường kinh doanh, làm suy yếu sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Thứ hai, tham nhũng trong khu vực tư không chỉ xâm phạm hoạt động đúng đắn của các tổ chức, doanh nghiệp trong khu vực tư mà còn ảnh hưởng đến khu vực công. Trong một số trường hợp khu vực tư chính là nơi trú ẩn, rửa tiền, sân sau của những hành vi tham nhũng trong khu vực công. Thứ ba, tham nhũng trong khu vực tư còn ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế, đến người tiêu dùng sản phẩm và làm do dự các nhà đầu tư nước ngoài.
Phát biểu tranh luận, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) không đồng tình với quy định mở rộng phòng, chống tham nhũng ra khu vực tư.
"Tôi cho rằng, dường như có một sự nhầm lẫn gì ở đó xung quanh vấn đề này. Ngay cả khi xem xét lại Bộ luật Hình sự quy định về nhóm tham nhũng, tôi giật mình và cho rằng chúng ta cũng đã có sự nhầm lẫn. Nhóm tham nhũng, trong đó có hành vi hối lộ và nhận hối lộ nhưng theo quy định của luật hiện hành cũng như của dự thảo luật thấy rằng chủ thể phải là chủ thể đặc biệt. Không thể đưa một chủ thể không có giá trị đặc biệt vào hành vi tham nhũng được. Ví dụ, một người dùng tiền để chạy chức, quyền cho con. Người này phạm tội hối lộ là rõ ràng, nhưng nói người này tham nhũng có vẻ xã hội không công nhận. Người nhận hối lộ đó chính là người tham nhũng, bởi vì có chức, có quyền", đại biểu Nhưỡng nói.
Vẫn theo đại biểu Nhưỡng, ông có nhận được ý kiến của một số cử tri đề nghị Quốc hội cân nhắc giúp, hiện nay tham nhũng trong khu vực công nhà nước không thể chống được, bây giờ mở ra khu vực ngoài thì lấy đâu nguồn lực để làm.
Phát biểu tranh luận với đại biểu Nhưỡng, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng, chính sự phân tích của đại biểu Nhưỡng lại nhầm lẫn ở chỗ đại biểu lấy một ví dụ và rồi khẳng định rằng tội hối lộ không phải là tội tham nhũng.
"Tại sao lại có thể suy nghĩ như vậy trong khi Luật không có tội phạm cụ thể nào gọi là tội tham nhũng mà có nhóm tội phạm về tham nhũng, trong đó có 7 tội và có tội hối lộ. Đại biểu có nói là chống tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước thì làm sao nhãng chống tham nhũng ở khu vực nhà nước như vậy có lỗi với dân. Tôi nghĩ việc để tình trạng tham nhũng ở khu vực nào thì cũng đều là có lỗi và ở đâu cũng phải chống tham nhũng. Việc chống tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước tôi nghĩ xuất phát từ thực tiễn", đại biểu Cương nói.
Đại biểu Cương cho biết, khi thảo luận ở tổ, ông lấy một ví dụ về chuyện liên quan đến các hiệp hội, trong đó có Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam khi vinh danh 10 thương hiệu sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam, trong đó có công ty TNHH Vinaca. Đơn vị này bị phát hiện sản xuất thuốc bằng than tre để chữa bệnh ung thư (hiện giám đốc Vinaca đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra -PV).
"Thưa với Quốc hội, đấy là khu vực ngoài nhà nước, để tình trạng như vậy thì có lỗi với dân hay không? Tôi xin hỏi đại biểu Lưu Bình Nhưỡng?", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đặt vấn đề.
Theo Danviet
Bản án vụ lùi xe trên cao tốc: Tư duy tiểu nông của HĐXX sẽ làm gia tăng tai nạn giao thông Tư duy tiểu nông rằng xe lớn phải đền xe bé, tài xế xe lớn phải chấp nhận đền bù dù không biết đúng sai từ lâu đã ăn sâu vào người tham gia giao thông, nhưng nếu đến Tòa án cũng theo tư duy này để phán quyết thì chắc chắn sẽ làm gia tăng tai nạn thảm khốc. Vụ án lùi...