Đại biểu Quốc hội: Tại sao chưa có gói hỗ trợ nông dân tái đàn lợn?
Sáng nay, 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế – xã hội. Trong phiên thảo luận, vấn đề giá lợn hơi tăng cao, ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng đã được đề cập đến. Nhiều đại biểu cho rằng, cần kích cung thịt lợn bằng các giải pháp hỗ trợ nông dân tái đàn lợn thay vì nhập khẩu.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu một thực tế, từ đầu năm đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao với mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020 khiến lạm phát tăng.
Nhóm hàng hóa tăng chỉ số giá cao nhất là lương thực thực phẩm, trong đó có thịt lợn.
Đại biểu Nguyễn Thị Yến đặt câu hỏi: Tại sao không có gói hỗ trợ giúp nông dân tái đàn lợn.
“Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn giảm mạnh, đẩy giá thịt lợn lên mức cao, có thời điểm gần 100.000 đồng/kg lợn hơi, hiện đang ở mức 90.000 đồng/kg, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp” – bà Yến nêu một thực tế.
Video đang HOT
Từ thực tế đó, bà Yến đề nghị Chính phủ có giải pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ gia đình tái đàn, đảm bảo nguồn cung trong cả nước mà không cần phải nhập khẩu của các nước.
“Trên thực tế, chăn nuôi heo ở các doanh nghiệp, trang trại tuy phát triển rất mạnh trong thời gian qua nhưng tỷ trọng chưa cao, chăn nuôi nông hộ vẫn là chủ yếu, tuy nhiên, các hộ dân đang gặp nhiều khó khăn trong việc tái đàn lợn. Vì vậy, tôi đế nghị cần quan tâm hỗ trợ vốn giúp người dân tái đàn, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, có như thế mới tự chủ được nền kinh tế, kiểm soát được giá thịt lợn một cách bền vững” – bà Yến nói.
Bà Yến cũng đặt câu hỏi, chúng ta đã có gói kích cầu, hỗ trợ xã hội, tại sao chưa có gói nào hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp tập trung tái đàn lợn, từ đó kích cung?
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đăk Lăk) cũng cho rằng thời gian qua Chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách tốt, kịp thời để giữ ổn định kinh tễ vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, cũng có vấn đề cần khắc phục, rút kinh nghiệm.
Đó là trong một năm qua, thịt lợn mất cân đối cung cầu nên giá cả tăng cao; việc tạm ngừng xuất khẩu gạo gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ trong lĩnh vực này cần chịu trách nhiệm.
Đây cũng là ý kiến của đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), theo ông Hòa, Chính phủ, ngành chức năng, các địa phương cần sớm có chính sách hỗ trợ nông dân tái đàn.
“Hiện nay, nhiều nông dân rất muốn tái đàn lợn nhưng thiếu vốn trầm trọng, doanh nghiệp thì không muốn cung cấp giống ra thị trường nên giá lợn giống cao ngất ngưởng. Nếu có hỗ trợ của Nhà nước thì đến cuối năm 2020, đầu năm 2021, đàn lợn sẽ phục hồi, không bị áp lực bởi giá tăng cao dù Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp để kiềm chế” – ông Hòa nói.
Bất lợi với Covid-19, ngân sách vẫn bội thu lớn, dựa nhiều vào thuế thu nhập cá nhân
Tính tới 15/4, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 427,2 nghìn tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi ngân sách ước đạt 408,5 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2020 Tổng cục Thống kê vừa công bố, thu ngân sách nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 4 đã giảm mạnh so với cùng kì.
Cụ thể, tính từ đầu năm tới thời điểm 15/4, tổng thu ngân sách ước đạt 427,2 nghìn tỷ đồng, bằng 28,2% dự toán năm. Mà một trong những nguyên do, theo Tổng cục Thống kê có tác động tiêu cực của dịch Covid-19 .
Tuy nhiên, tổng chi ngân sách ước đạt 408,5 nghìn tỷ đồng, bằng 23,4% dự toán năm.
Theo đó, ngân sách nhà nước vẫn bội thu khoảng 18,7 nghìn tỷ đồng tính từ đầu năm đến 15/4.
Trong các khoản thu, thu nội địa đạt 351,6 nghìn tỷ đồng, bằng 27,8% dự toán năm; đáng chú ý, giá dầu giảm mạnh thời gian qua nhưng thu từ dầu thô vẫn đạt 17,3 nghìn tỷ đồng và bằng 49,1% dự toán năm; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 58 nghìn tỷ đồng, bằng 27,9%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 40,3 nghìn tỷ đồng, bằng 22,7% dự toán năm. Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 63,2 nghìn tỷ đồng, bằng 27,6%. Thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đạt 70,5 nghìn tỷ đồng, bằng 26%.
Và sau nhiều lần đặt ra vấn đề nâng mức giảm trừ gia cảnh mà không thực hiện, thu thuế thu nhập cá nhân trong kỳ trên lên tới 41,4 nghìn tỷ đồng, bằng 32,2% dự toán.
Thu thuế bảo vệ môi trường đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, bằng 20,9% dự toán. Thu tiền sử dụng đất đạt 38,5 nghìn tỷ đồng, bằng 40,2% dự toán.
Với các khoản chi, chi thường xuyên đạt 291,6 nghìn tỷ đồng, bằng 27,6% dự toán. Chi đầu tư phát triển đạt 76,6 nghìn tỷ đồng, bằng 16,3% dự toán. Chi trả nợ lãi 38,6 nghìn tỷ đồng, bằng 32,7% dự toán.
Campuchia sẵn sàng đạo luật ứng phó dịch COVID-19 Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết chính phủ nước này đã hoàn tất một dự luật về việc đặt đất nước vào tình trạng khẩn cấp nhằm đối phó sự lây lan dịch COVID-19. "Hiện dự thảo luật đã được hoàn thành" - hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời ông Hun Sen nói trong một cuộc họp báo về các biện...