Đại biểu Quốc hội: Phải tăng cho người lương thấp!
Bày tỏ cần tăng lương cho một số đối tượng nhất định, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng: trong bối cảnh giá cả đắt đỏ như hiện nay, đến nông thôn còn khó sống huống gì là các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM.
Đề cập tới câu chuyện tăng lương trong trong năm 2015 theo lộ trình, ông Ngô Văn Minh, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết: Vừa qua Chính phủ đã chấp thuận phương án tăng lương cho người lao động trong hệ thống doanh nghiệp. Còn ở lĩnh vực hành chính, nếu không thể tăng lương đồng đều do ngân sách eo hẹp cũng phải phân loại những nhóm người hưởng lương thấp để tăng.
Ông Ngô Văn Minh, đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam.
Một số ý kiến cho rằng, năm 2015 không thể tăng lương đúng lộ trình nhưng vẫn phải ưu tiên tăng lương cho một số đối tượng nhất định. Quan điểm của ông thế nào?
Những đối tượng có hệ số lương từ 2,34 đến 4 phẩy, tổng lương tháng chỉ dao động 2,7 triệu đồng đến 4 triệu đồng, trong bối cảnh giá cả đắt đỏ như hiện nay, đến nông thôn còn khó sống huống gì là các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM.
Hiện có một thực trạng, ngay đến các đối tượng chính sách, người nghèo theo quy định của Chính phủ hàng tháng mỗi người được hưởng mức trợ cấp từ 120 ngàn – 170 ngàn đồng, song đến nay cũng đã dừng lại. Với tư cách là đại biểu Quốc hội tôi đề nghị Chính phủ phải chi lại những khoản hỗ trợ trên.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh, hiện có một nghịch lý là tốc độ tăng lương cao hơn tốc độ tăng GDP. Một số đại biểu bình luận, chi tăng lương chỉ khoảng 40 ngàn tỷ, chưa thấm thoát gì so với tiền lãng phí, tham nhũng, ông nghĩ sao?
Bộ trưởng Vinh nói đúng. Tốc tăng lương cao hơn GDP là vì nền kinh tế chúng ta chưa thoát ra khỏi khó khăn, trong khi bộ máy hành chính lại rất cồng kềnh dẫn đến hệ quả như vậy. Nếu so sánh giữa tổng chi lương và thất thoát, tham nhũng đây chỉ là so sánh lượng tính. Tuy nhiên, có một thực tế, chúng ta đang đầu tư cực kỳ lãng phí. Ví dụ như hệ thống các trường nghề, tỉnh, thành nào xây dựng cũng hoành tráng, nhưng xây xong không có học sinh học, học xong cũng không biết làm gì.
Video đang HOT
Ngay tại Bạc Liêu, tỉnh đã phải nhập trường trung học dạy nghề với trường lao động đào tạo nghề làm một, vì không có học sinh để học. Lãng phí đã ăn sâu vào ngõ ngách đời sống xã hội, trong khi chúng ta lại không có tiền chi lương.
Có một vị giáo sư nghỉ hưu tâm sự, lương một vị giáo sư chưa bằng lương hưu ông thiếu tá và còn có những bất cập khác về thang bảng lương?
Tôi rất đồng cảm với trăn trở của vị giáo sư nọ. Tuy rằng, đây cũng chưa hẳn là sự chênh lệch mức lương giữa dân sự với quân sự mà ngay trong hệ thống dân sự cũng đang có sự khập khiễng về thang bảng lương, phụ cấp giữa nhiều ngành. Theo quy định, mức lương chủ tịch xã là 2,65 và 2,85 theo nhiệm kỳ, song công chức xã làm dưới quyền ông chủ tịch chỉ cần 3 lần tăng lương, thì tổng lương đã vượt mức lương ông chủ tịch xã. Bất cập nhất trong hệ thống thang bảng lương hiện nay lương thấp nhưng phụ cấp theo lương lại nhiều. Ngành nào cũng đòi hỏi đặc thù nghề nghiệp để moi trợ cấp.
Ngành quốc phòng, an ninh là hai ngành bảo vệ an ninh Tổ quốc thì mức lương và phụ cấp cao cũng có thể chấp nhận được. Còn những học hàm như giáo sư, phó giáo sư cống hiến âm thầm cho đất nước lại không thể đo đếm được, mức lương như hiện nay cũng cần suy nghĩ. Vấn đề ở chỗ, thời gian qua chúng ta không chỉ chậm đổi mới mà còn thiếu khoa học trong việc sắp xếp thang bảng lương và phụ cấp.
Lương thấp như vậy, nhưng tại sao ai cũng muốn vào công chức Nhà nước, phải chăng có gì đó hấp dẫn đến nỗi nhiều người còn chạy hàng trăm triệu vào biên chế?
Nguyên nhân đầu tiên là chúng ta chưa giải quyết triệt để vấn đề việc làm, việc làm còn bấp bênh, nên sinh viên ra trường muốn thi làm công chức nhà nước cho chắc chân. Còn chuyện mang tiền chạy công chức, chúng ta chỉ nghe song chưa có bằng chứng nào xác minh. Song bất luận thế nào đây là một sự thực đau lòng. Câu hỏi đặt ra ngoài yếu tố việc làm bấp bênh, phải chăng hai chữ “cơ quan” nhà nước là mảnh đất màu mỡ cho những phát sinh, tiêu cực hay sao? Chúng ta không thể khẳng định, song đó là hiện tượng đáng bàn.
Nợ bảo hiểm xã hội tràn lan khiến người lao động bị thiệt đơn, thiệt kép vẫn chưa thể truy trách nhiệm cho cơ quan nào. Trong khi, ngành bảo hiểm xã hội, lao động – thương bình và xã hội mỗi lần đề cập câu chuyện lương lại lo vỡ quỹ! Theo ông, chúng ta nên giải quyết mâu thuẫn này thế nào?
Nợ bảo hiểm hiện lên tới 12 ngàn tỷ, trong khi vẫn có 5 triệu người chưa được tham gia bảo hiểm. Trong khi chúng ta lo cho vấn đề vỡ quỹ bảo hiểm, thì chế độ an sinh xã hội vẫn sơ khai. Để tránh vỡ quỹ, dự thảo Luật quy định kéo dài năm công tác để hưởng lương hưu. Ví dụ, theo quy định hiện hành, người lao động tối thiểu đạt 15 năm công tác sẽ được hưởng mức lương bằng 45%; thế nhưng dự thảo Luật lại đang nâng lên tận năm 2016, 1018 gì đó phải đủ 18- 20 năm công tác liên tục mới được hưởng 45% như hiện nay, đã thế mức lương ngày một thấp là điều bất hợp lý.
Ngay tại TPHCM trung tâm kinh tế cả nước có đến 15% số lao động khi về hưu lương thấp hơn cả mức chuẩn nghèo của thành phố. Điều này sao có thể chấp nhận được! Thế nên, quy định gì thì quy định, mức lương, tiền hưu cho người lao động, viên chức, công chức phải được cải tiến theo chiều tốt lên chứ không phải chiều ngược lại.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hiền
Theo Dantri
Có nên lấy chồng thua lương, kém học vấn
Ba mẹ em không cấm cũng không thích anh ấy vì học vấn anh ấy thua em, nghề nghiệp không ổn định bằng. Gia đình em là công chức còn gia đình anh ấy làm nông.
Chúng em quen nhau gần một năm nay. Anh ấy đã tỏ tình với em vài lần nhưng em chưa đồng ý. Vì chưa yêu lần nào nên em không biết yêu là sao nhưng em biết mình có cảm tình với anh ấy, xa anh em nhớ lắm.
Vì tuổi 2 đứa lớn rồi nên anh ấy muốn em dứt khoát để có thể tính chuyện kết hôn. Ba mẹ em không cấm nhưng cũng không thích, em gái anh ấy lại bị bệnh Down nữa. Ba mẹ sợ sau này em khổ, nếu cưới nhau có thể sinh con bị bệnh Down.
Hiện tại emrất phân vân vì nhận ra mình ngày càng thích anh ấy. Nhưng em cũng sợ tương lai vì rất nhiều người phân tích cho em và bảo em hãy suy nghĩ kỹ. Mong anh chị cho em lời khuyên.
Ảnh minh họa: News.
Trong thư em có nói tuổi củahai em đều đã lớn. Một người trưởng thành khi yêu ngoài việc cảm nhận được tình cảm của mình bằng con tim sẽ xác định được những điều cơ bản trong tình yêu về phương diện lý trí. Đó là để có một tình yêu bền vững và cuộc hôn nhân hạnh phúc thì hai cá nhân còn cần có sự hòa hợp với nhau về một số phương diện như tính cách, sở thích, tuổi tác, gia giáo đôi bên, đồng thời có sự tin tưởng và tôn trọng nhau. Như vậy họ sẽ có sự vững tin, bình an với tình yêu của mình.
Hiện tại, em đang phân vânkhi chưa biết chính xác tình cảm của mình và lo lắng về tương lai của cả hai khi có sự khác biệt về trình độ học vấn, nghề nghiệp. Bên cạnh đó còn có cả sự bất an về hoàn cảnh gia đình của anh ấy, đặc biệt về vấn đề di truyền hội chứng Down...
Đây là thời điểm em cần lắng lòng suy nghĩ và cho mình những câu trả lời chân thật nhất. Chẳng hạn như hãy tự chất vấn xem tình yêu của em dành cho đối phương chỉ là cảm xúc thương nhớ khi xa cách, vui vẻ hạnh phúc khi ở gần hay đã trở thành một tình cảm dạt dào của cả về lý trí lẫn con tim? Anh ấy thực sự là người đàn ông như thế nào với em trong vấn đề về quan điểm sống, tính cách, sự bày tỏ thương yêu, tôn trọng? Anh có thể trở thành một người chồng tốt sau này không? Có thể người cha gương mẫu của các con em không?
Những lý do gia đình em không thích anh ấy vì sự khác nhau vềtrình độ học thức, nghề nghiệp...cũng là điều lo lắng dễ hiểu của bậc làm cha mẹ. Thực tế sự chênh lệch đó sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống lứa đôi. Cha mẹ nào cũng vì thương con gái mà muốn con tìm được một người chồng sẽ là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho con sau này.
Từ giai đoạn yêu đến khi hôn nhân là bước chuyển tiếp quan trọng, nên em phải suy nghĩ kỹ và phải thật sự có sự bình an. Nếu chưa tin tưởng vào chính tình cảm của mình dành cho anh ấy, chưa vững tin thì làm sao em có thể gật đầu đồng ý để trả lời dứt khoát với lời tỏ tình của họ được? Cuộc đời người phụ nữ vui buồn, sướng khổ hay không phần lớn cũng tùy thuộc vào quyết định quan trọng này.
Tóm lại, hãy khoan đưa ra quyết định ngay lúc này mà em cần thêm thời gian và bình tĩnh, lắng lòng để xác định tình cảm của mình một cách rõ ràng. Nếu bạn trai em là người đàn ông chín chắn và hiểu biết, anh ấy sẽ không vội vàng đòi hỏi em phải đưa ra câu trả lời dứt khoát khi lòng em chưa thật sự bình an.
Chúc em sớm có được đáp án cho vấn đề hôn nhân của mình và gặt hái nhiều niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Theo Alobacsi
Chê lương thấp, chồng không chịu cho tôi đi làm Lấy được người chồng có công việc ổn định, mức thu nhập tốt là khát khao của nhiều người phụ nữ. Ai cũng mong muốn có một mái ấm, một mái nhà và cả một nguồn kinh tế vững chắc. Chẳng phải tham giàu, chẳng phải ham phú quý nhưng đó là điều mà bất cứ một người con gái nào cũng ước...