Đại biểu Quốc hội nhờ điểm danh hộ thì xử lý thế nào?
Ông Nguyễn Văn Giàu: “Trường hợp để quên thẻ khi bật lên hệ thống tự điểm danh hoặc đại biểu nhờ người khác cắm thẻ điểm danh thì xử lý thế nào?”.
“Nhân loại tiến bộ, cơ quan điều tra phải độc lập với tạm giam, tạm giữ”"Thuế cũng điều tra, chứng khoán cũng điều tra… thì điều tra loạn à”
Chiêu 18/8, Uy ban thương vu Quôc hôi cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Đây là nội dung được rất nhiều cử tri quan tâm, bởi trong những kỳ họp gần đây đã xảy ra khá nhiều chuyện đáng tiếc liên quan tới Đại biểu Quốc hội như “bấm nút hộ” hoặc vắng mặt khá nhiều trong các phiên họp tại hội trường (nhưng lại được giải thích là do kiêm nhiệm những vị trí lãnh đạo nên có những thời điểm buộc phải vắng mặt).
“Đại biểu của dân mà lúc họp thấy hội trường vắng hoe”
Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế nhận định, dự thảo nội quy kỳ họp chưa đề cao được trách nhiệm cua đai biêu Quôc hôi.
“Đại biểu của nhân dân mà họp thấy hội trường vắng hoe. Cứ nói kiêm nhiệm nhưng có thành viên Chính phủ luôn có mặt, trừ khi đi công tác nước ngoài. Có những đại biểu chức trách không lớn lắm vẫn dự họp không thường xuyên. Do đó quy định này cần chặt chẽ hơn”, ông Giàu đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Văn Giàu – Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ trách nhiệm nếu Đại biểu Quốc hội nhờ điểm danh. ảnh: Ngọc Quang.
Dự thảo cũng quy định việc điểm danh tại phiên họp toàn thể được thực hiện bằng hệ thống điểm danh điện tử. Đại biểu Quốc hội không điểm danh thay Đại biểu Quốc hội khác. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng nội dung này chưa thể hiện cụ thể hơn, vì chưa đặt ra vấn đề xử lý vi phạm.
Ông Giàu nói thẳng: “Trường hợp để quên thẻ khi bật lên hệ thống tự điểm danh hoặc đại biểu nhờ người khác cắm thẻ điểm danh thì xử lý thế nào? Do đó cần có chế tài chặt chẽ hơn”.
Video đang HOT
Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã xảy ra chuyện Đại biểu Quốc hội “bấm nút hộ”, lãnh đạo Quốc hội đã biết và lên tiếng rất gay gắt.
Tuy nhiên, tới kỳ họp thứ 9 vừa qua, câu chuyện “bấm nút hộ” tiếp tục lặp lại.
Điển hình là khi Quốc hội biểu quyết một số dự án luật vào ngày 25/6 thì số lượng đại biểu tham dự trồi sụt rất thất thường. Thậm chí có những thời điểm biểu quyết chỉ cách nhau 2 phút nhưng có tới 13 Đại biểu Quốc hội bỗng dưng “biến mất”.
Vấn đề này đã được đặt ra ở buổi họp báo kết thúc kỳ họp và ông Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội tỏ ra rất ngạc nhiên: “Tôi cũng chẳng biết làm sao con số lại thay đổi như thế, vì chúng tôi đã phát thẻ cho Đại biểu rồi. Nếu không có thẻ thì không biểu quyết được. Tôi cũng không biết tại sao lại có chuyện này. Còn về nội quy thì không ai được biểu quyết thay”.
“Đai biêu Quôc hôi phat biêu lan man, có lẽ do bâu nhâm?”
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – ông Nguyễn Hạnh Phúc thông tin, có ý kiến đề nghị nội quy bổ sung quy định các phiên họp toàn thể của Quốc hội tại hội trường chỉ tiến hành khi có ít nhất 2/3 số đại biểu tham dự.
Quy định này nhằm góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp, tăng cường kỷ cương, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tham dự đầy đủ kỳ họp của đại biểu Quốc hội, khắc phục tình trạng vắng số lượng lớn đại biểu Quốc hội trong nhiều phiên họp toàn thể.
Dự thảo nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) quy định trách nhiệm của đại biểu Quốc hội: Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp tại kỳ họp; góp ý kiến về nội dung của kỳ họp, biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội. Trong trường hợp không thể dự kỳ họp hoặc vắng mặt tại các phiên họp, đại biểu Quốc hội gửi văn bản đến Tổng thư ký Quốc hội, nêu rõ lý do và thời gian vắng mặt để báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Đồng thời, quy định trên cũng tạo điều kiện để thực hiện khả thi hơn quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội về nguyên tắc xác định kết quả biểu quyết tại kỳ họp. Về nguyên tắc, khi không quy định tỷ lệ bắt buộc này, Quốc hội phải tiến hành phiên họp trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp số đại biểu dự họp chỉ có từ 50% trở xuống khi đó Quốc hội sẽ không thể tiến hành phiên họp biểu quyết, vì chắc chắn không đạt được tỷ lệ tán thành cần thiết.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng, trong điều kiện Quốc hội nước ta có nhiều đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm, nếu quy định như vậy sẽ có thể xảy ra trường hợp phải dừng phiên họp toàn thể do không đủ 2/3 số đại biểu tham dự. Như vậy sẽ gặp khó khăn trong việc bảo đảmthực hiện đúng chương trình kỳ họp Quốc hội.
Vì vậy, theo ông Phúc, hiện dự thảo vẫn đang giữ như quy định hiện hành, tức là không quy định tỷ lệ đại biểu tham dự là một điều kiện tiến hành phiên họp toàn thể”.
Mỗi Đại biểu Quốc hội đang gánh trên vai trách nhiệm và cũng là niềm tự hào được đại diện cho 90 triệu nhân dân Việt Nam. ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội.
Trong khi đó, ông Đinh Xuân Thảo – Viên trương Viên nghiên cưu lâp phap thì cho rằng, cần có quy định vấn đề đại biểu phát biểu nhưng không để lộ bí mật nhà nước. Hiện chưa có quy định này nên chủ tọa không được quyền nhắc nhở.
Ông Thảo nói: “Thâm chi co trương hơp, đai biêu phat biêu không đung trong tâm, noi lan man khiên ngươi dân noi răng, co le bâu nhâm, đang nhe đưa ông nay đên Châu Quy mơi đung”.
Kêt luân phiên hop, Chu tich Quôc hôi Nguyên Sinh Hung nhân manh: “Đê châp hanh nôi quy ky hop thi cac đai biêu Quôc hôi không đươc đi nươc ngoai công tac khi ky hop Quôc hôi diên ra, trư trương hơp đoan câp cao, câp nha nươc.
Đại biểu Quốc hội và những người liên quan đến kỳ họp mà không thực hiện đúng nội quy thì phải thế nào chứ? Kỳ họp phải nghiêm túc, toàn tâm, toàn ý, chất lượng”.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Thành ủy Hà Nội yêu cầu hát Quốc ca thứ Hai hàng tuần
Ở một số nơi khi thực hiện nghi thức chào cờ Tổ quốc, chỉ sử dụng bài Quốc ca được ghi âm sẵn, đại biểu tham dự không hát hoặc hát không đúng nhạc, đúng lời.
Thành uỷ Hà Nội hôm 31/7 công bố Thông tri về việc hát Quốc ca trong nghi thức chào cờ Tổ quốc, nói rõ hát Quốc ca là nghi thức thiêng liêng, thể hiện lòng tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước. Việc hát Quốc ca từ khi thực hiện nghị định 145 của Chính phủ năm 2013 đã chuyển biến tích cực, trở thành nền nếp ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, ở một số nơi khi thực hiện nghi thức chào cờ Tổ quốc, chỉ sử dụng bài Quốc ca được ghi âm sẵn, đại biểu tham dự không hát hoặc hát không đúng nhạc, đúng lời. Nhiều đơn vị, cơ quan chưa chú trọng việc tổ chức chào cờ, hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần.
Hát Quốc ca là một nghi thức thiêng liêng, khơi dậy niềm tự hào với thế hệ trẻ. ảnh: hà nội mới.
Để kịp thời khắc phục những thiếu sót trên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, lực lượng vũ trang của thành phố thực hiện việc chào cờ Tổ quốc và các đoàn thể xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang của thành phố thực hiện tốt một số nội dung sau:
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền để cán bộ, Đảng viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân Thủ đô hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của lễ chào cờ Tổ quốc và việc hát Quốc ca, từ đó có ý thức tự giác trong việc thực hiện.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị các cấp của Thành phố thực hiện nghiêm việc hát Quốc ca khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các lễ mít-tinh, kỷ niệm những ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của Thủ đô và đất nước; hát Quốc ca và Quốc tế ca (đối với đảng viên) khi tiến hành nghi thức chào cờ trong các sinh hoạt của Đảng như: mít tinh kỷ niệm ngày thành lập Đảng, Đại hội Đảng, trao Huy hiệu Đảng, kết nạp Đảng...
Tổ chức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên học hát Quốc ca, Quốc tế ca (đối với đảng viên), đảm bảo đúng lời, đúng nhạc, đúng tinh thần trang trọng, tự hào.
Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị trên phải thường xuyên giáo dục, tuyên truyền đến các tầng lớp cán bộ đảng viên, sinh viên, học sinh... hiểu rõ mục đích và ý nghĩa việc hát Quốc ca khi chào cờ, từ đó có ý thức tự giác thực hiện, bảo đảm hát đúng lời, đúng nhạc, đúng tinh thần trang trọng, tự hào.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các đơn vị lực lượng vũ trang của thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện nền nếp việc tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ vào mỗi sáng thứ Hai hàng tuần; bắt đầu từ 1/8.
Khi tiến hành nghi thức chào cờ, có thể hát kết hợp cùng với bài Quốc ca được ghi âm sẵn.
Đảng ủy Khối các trường đại học - cao đẳng, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các đơn vị liên quan chỉ đạo, đôn đốc các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đào tạo khác trên địa bàn duy trì nề nếp việc tổ chức nghi thức chào cờ Tổ quốc, hát Quốc ca và sinh hoạt dưới cờ vào thứ Hai hàng tuần. Bắt đầu thực hiện từ Lễ khai giảng năm học mới 2015 - 2016.
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Đo mức dân hài lòng với cán bộ, khác gì đo biển nông, sâu? Giới phân tích kỳ vọng về sự thay đổi căn bản nền hành chính công ở Việt Nam. Vậy đâu là yếu tố quyết định sự thay đổi đó? Bình thường hay bất thường? Ngày 6/7, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Nội vụ và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp...