Đại biểu Quốc hội đề xuất nghiên cứu ‘tù tại gia’ giảm bớt áp lực quá tải trại giam
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam.
Chiều nay (12/11), trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thi hành án hình sự, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc lần đầu tiên đề nghị nghiên cứu hình thức “tù tại gia” để giảm bớt áp lực quá tải trại giam và áp dụng đối với những trường hợp phạm tội nhẹ, ít có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.
Đồng tình với đề xuất này, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, ở một số nước có áp dụng gắn chip theo dõi để quản lý tại gia, và đây là giải pháp để một số lượng lớn người cố gắng cải tạo tốt có thể được ở ngoài.
Đại biểu Hồ Đức Phớc.
Liên quan đến đề xuất dạy nghề và lao động của phạm nhân ngoài trại giam, bà Nga cho rằng việc đưa phạm nhân ra ngoài lao động sẽ rất phức tạp và thực tế đã có trường hợp bỏ trốn, gây hình ảnh phản cảm, tác động đến người dân.
Chung quan điểm, đại biểu Hoàng Văn Hùng, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ Thái Nguyên, cũng đề nghị xem xét kỹ lưỡng.
“Đã là phạm nhân thì phải có sự khác biệt. Tội phạm được đưa vào trại là để cải tạo, có cách ly để thi hành án. Lao động của phạm nhân là trong trại giam, tại các điểm sản xuất… để tránh trốn trại, bảo đảm an toàn. Tôi không đồng tình cho phạm nhân ra lao động ở ngoài”, đại biểu Hùng quả quyết.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) thì đặt vấn đề liên quan đến tính khả thi khi quy định các quyền hiến xác, hiến nhận tinh trùng, mô, phôi… dành cho phạm nhân trong Luật Thi hành án hình sự.
Video đang HOT
“Ở hoàn cảnh hiện nay, chúng ta có làm được việc đó hay không hay tạo ra nhiều hệ luỵ khác. Nếu phạm nhân muốn thực hiện các quyền này thì đưa ra khỏi trại giam thế nào, chăm sóc sức khoẻ cho họ sau khi hiến ra sao.
Khi người ta hiến mô, bộ phận cơ thể, tức là hi sinh cho cộng đồng, theo quy định, sẽ được hưởng quyền phục hồi sức khoẻ miễn phí, cấp thẻ bảo hiểm…Liệu chúng ta có áp dụng được không?
Rồi việc trữ tinh trùng, trứng cũng có thể tạo ra việc bất bình đẳng ngay trong môi trường nhà tù vì đâu phải tù nhân nào cũng có điều kiện tài chính làm việc đó.”
Luật Thi hành án hình sự được đánh giá là một bộ luật khó, nhiều điều luật. Các đại biểu Quốc hội có hai phiên thảo luận dự án luật này (tại tổ và tại hội trường). Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội xem xét, thảo luận dự án luật tại 3 kỳ họp để đảm bảo chất lượng.
NHẠC DƯƠNG
Theo VTC
Sửa Luật Thi hành án hình sự: "Giữa đường đổi ý"
Việc "giữa đường đổi ý" với một số dự án luật đã từng được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu trước Quốc hội...
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương giải trình tại phiên thẩm tra.
Đã lùi một kỳ họp rồi, Chính phủ lại còn "giữa đường đối ý" khiến Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội rất băn khoăn về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự.
Tiếp tục phiên họp toàn thể thứ 10, sáng 24/8 Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra sơ bộ dự án luật nói trên.
Trước đó, từ ngày đầu tiên của phiên họp (sáng 22/8), Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đã thông tin rằng thời điểm đó vẫn chưa nhận được tài liệu chính thức từ Chính phủ về dự án luật.
Vì thế, tài liệu phục vụ phiên thẩm tra vẫn "nóng hổi" khi được gửi đến quá muộn, theo nhận xét của bà Nga.
Theo chương trình xây dựng luật thì tên của luật là "Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự". Nhưng trong tờ trình ngày 22/8, Chính phủ đề nghị đổi tên gọi thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).
Luật có phạm vi sửa đổi rộng, sửa đổi 92/182 điều, bổ sung 52 điều, bãi bỏ một mục và thay đổi kết cấu của Luật Thi hành án hình sự 2010, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an giải thích.
Việc "Chính phủ giữa đường đổi ý" với một số dự án luật đã từng được Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu trước Quốc hội.
Lặp lại với dự luật này, bà Nga lo ngại "chúng ta lùi một kỳ họp rồi, đến bây giờ bỗng dưng Chính phủ bảo không sửa đổi nhỏ nữa mà sửa đổi tổng thể, toàn bộ. Cái chúng tôi lo ngại nhất là sau đây đồng chí Vương (Thứ trưởng Bộ Công an -PV) chuyển lại luật này cho chúng tôi để đi làm án. Đồng chí Ngọc Anh (Cục trưởng Cục Pháp chế Bộ Công an) cũng nói còn hàng trăm nghị định nữa, để lại cho chúng tôi luật này với vài chuyên viên. Ủy ban Tư pháp ôm lấy thì có soạn được không?".
Theo Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Công Hồng, người trình bày ý kiến của nhóm nghiên cứu của cơ quan thẩm tra, ban soạn thảo dự án luật họp lần đầu vào giữa tháng 12/2017, đến khi trình Chính phủ, quá trình soạn thảo chỉ kéo dài hơn 5 tháng.
"Thời gian vật chất quá ngắn, kết quả nghiên cứu chưa hoàn thiện và đầy đủ đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng chuẩn bị của dự án luật", ông Hồng phát biểu.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Mai Bộ phát hiện: "Về kỹ thuật lập pháp, tôi thấy hết chữ cái, không còn chữ cái để đặt tên điều luật. Tôi nói đùa với đồng chí Ngọc Anh, như điều 140, hình như sợ đồng chí Nga hay sao mà đồng chí không dám dùng tới điều 140z, mà chỉ tới điều 140y"-
Nhóm nghiên cứu đề nghị trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và theo thủ tục trình Quốc hội xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp. Tại kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề lớn. Một số ý kiến nhóm nghiên cứu đề nghị chưa trình Quốc hội dự án Luật này vào kỳ họp thứ 6 mà giao Chính phủ chuẩn bị lại và trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 7.
Ngay tại phiên họp, một số vị cũng đề nghị chưa trình ra Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp, đại biểu Nguyễn Thị Thủy phát biểu: "đừng bắt Quốc hội cho ý kiến vào một dự án luật chưa kỹ, tốn thời gian, tốn chi phí" của Quốc hội. Vì, một dự án luật còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau thì mới nên trình, còn nếu "do chuẩn bị chưa kỹ, chưa đến nơi đến chốn, thì nên mang về làm lại".
Đề nghị của đại biểu Thuỷ là nên tập trung xử lý những vướng mắc hiện nay trước, còn sửa đổi toàn diện thì để Chính phủ hoàn thiện rồi trình sau.
Thừa nhận có phần lúng túng khi chuẩn bị dự luật, Thứ trưởng Lê Quý Vương khi giải trình cho biết sẽ về làm lại kỹ lưỡng. Bộ Công an sẽ báo cáo xin ý kiến Chính phủ, tuy nhiên, quan điểm cá nhân ông là cố gắng đưa ra tại kỳ họp thứ 6 (cuối năm 2018) để các đại biểu Quốc hội góp ý, vì "luật này liên quan đến quyền con người, cần lấy ý kiến rộng rãi".
Dù đánh giá hồ sơ dự án luật cơ bản đúng về thủ tục, song Chủ nhiệm Lê Thị Nga lưu ý chất lượng một số văn bản trong hồ sơ có vấn đề, nhất là các đánh giá tác động.
Đa số các ý kiến tại cơ quan thẩm tra thống nhất đề nghị thông qua tại ba kỳ họp, vẫn trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 và sẽ thông qua tại kỳ họp thứ 8.
Theo vneconomy
Đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng và trả lời chất vấn ĐBQH "Có cơ quan đóng dấu mật cả danh sách vụ trưởng hiện hành. Có cơ quan đóng dấu mật vào trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Tuy nhiên trong văn bản đó không có thông tin mật. Việc đóng dấu mật làm cho ĐBQH không thể trả lời cử tri về thông tin mình chất vấn", Chủ nhiệm Ủy...