Đại biểu Quốc hội đề xuất đổi giờ học, giờ làm muộn hơn 30 phút, rút ngắn nghỉ trưa còn 1 tiếng
“Ở đô thị ngày nay, cả nhà phải dậy sớm và cuống cuồng đi học, đi làm cho kịp giờ, con trẻ vội vã đến trường với ổ bánh mỳ trên tay. Vậy tại sao chúng ta phải đi làm sớm, trong khi thời gian nghỉ trưa quá dài?” – ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh đặt vấn đề.
ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định)
Đầu phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay, 31-10, ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) có bài phát biểu đáng chú ý khi đề cập đến vấn đề đổi giờ học, giờ làm cho phù hợp hơn ở các đô thị.
Theo ĐB Cảnh, dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) trình ra tại Kỳ hợp thứ 8 này đã không còn nội dung về việc đổi giờ làm. Lý do có lẽ là vì để thống nhất giờ làm việc với tất cả khối cơ quan trên cả nước khó phù hợp, chưa có nghiên cứu tác động cụ thể và cũng chưa có đề xuất đổi giờ học khi đổi giờ làm.
Tuy vậy, thực tế trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước bắt đầu giờ học, giờ làm vào 8h30 hoặc 9h sáng, thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng, đồng bộ trong khối cơ quan hành chính văn phòng, cơ sở giáo dục. Ngay ở nước ta, hiện nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã thực hiện giờ làm việc bắt đầu từ 8h30 hoặc 9h sáng.
“Chúng ta đang còn sử dụng khung giờ làm của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch. Như vậy là không phù hợp. Đi làm muộn, thời gian nghỉ trưa ngắn mang lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả giờ làm và kỷ cương làm việc của công chức” – ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh phân tích.
Video đang HOT
Vị ĐBQH đoàn Bình Định dẫn chứng, tại các gia đình ở đô thị ngày nay, các thành viên trong gia đình ít có thời gian chia sẻ với nhau. Từ sáng sớm cả nhà đã phải vội vã đi học, đi làm, quên dần bữa ăn gia đình truyền thống. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân, nhiều con em có hành vi bạo lực, trầm cảm vì thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ.
“Nhiều phụ huynh lo lắng cho con trẻ khi chúng phải dậy sớm và vội đến trường với ổ bánh mỳ trên tay, trong khi ở nhà nhiều đồ ăn nhưng không có thời gian để nấu cho trẻ bữa ăn đủ chất. Khoa học chỉ ra, 7h-9h sáng là thời gian ruột non hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất, đây cũng là thời gian não hoạt động tốt nhất, nên ăn sáng vào thời gian này phù hợp với tâm sinh lý và cũng nên là bữa ăn chính của gia đình” – ông Cảnh nói.
Ngược lại, vị ĐBQH xuất thân là doanh nhân cũng cho rằng, nghỉ trưa khoảng 20-30 phút là đủ thời gian để con người phục hồi năng lượng, tỉnh táo, cải thiện trí nhớ, nâng cao hiệu quả làm việc.
“Vậy tại sao chúng ta phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho gia đình, cho bản thân đúng khoa học? Chúng ta lãng phí thời gian để đi lại, để nghỉ trưa dài, mà không dành thời gian chăm sóc tốt hơn cho gia đình, quan tâm tới trẻ” – ĐB này đặt vấn đề.
Trên cơ sở đó, ĐB Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, đổi giờ học, giờ làm không phải chỉ để góp phần giải quyết vấn đề giao thông ở đô thị lớn, mà lớn hơn nhiều là nâng cao hiệu quả làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống.
ĐB này đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành xem xét thấu đáo quy định về việc đổi giờ làm theo hướng các cơ quan hành chính trung ương và cơ quan hành chính cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng. Đồng thời, chỉ đạo ngành giáo dục có kế hoạch điều chỉnh giờ học đồng bộ với đổi giờ làm.
Theo anninhthudo
2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu, quy định quyền nghỉ hưu sớm
Từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu.
Chiều 19/5, Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động sửa đổi. Một trong những nội dung quan trọng được xin ý kiến là việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu.
Theo tờ trình, từ năm 2021, thực hiện điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo mục tiêu tăng tuổi nghỉ hưu chung, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đối với những ngành nghề đặc biệt, người lao động được quyền nghỉ hưu sớm, hoặc muộn hơn 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu chung
Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu cần có tầm nhìn dài hạn và có lộ trình phù hợp với tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, thất nghiệp. Đặc biệt, không gây tác động tiêu cực đến thị trường lao động, bảo đảm số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số; bình đẳng giới; cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn...
Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Bộ luật Lao động sửa đổi
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội Doãn Mậu Diệp (cơ quan soạn thảo Bộ luật Lao động sửa đổi) cho biết, Bộ trình 2 phương án điều chỉnh tuổi nghỉ hưu.
Phương án 1, từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Đến năm 2028 thì nam đạt 62 tuổi và đến năm 2035 thì nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60.
Phương án 2, từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 4 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 6 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Với lộ trình nhanh hơn, đến năm 2026 lao động nam sẽ đạt 62 tuổi và đến năm 2030 nữ đạt tuổi nghỉ hưu là 60.
Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Dự thảo luật cung quy định: Quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.
Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt
Theo Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi, Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động "có thể nghỉ hưu" sớm hoặc muộn 5 năm so với quy định. Nhưng lần sửa đổi này, đề nghị quy định người lao động có quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn 5 năm, tuỳ từng nhóm lao động. Đây là chế định quan trọng liên quan đến lợi ích của người lao động./.
Theo VOV
Bỏ hay không bỏ biên chế chưa hẳn đã là vấn đề lớn nhất Bỏ biên chế hay không bỏ biên chế không phải là vấn đề lớn nhất mà quan trọng, chế độ chính sách cho giáo viên có thay đổi gì khi chính sách mới có hiệu lực. Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa, theo dự thảo, Luật sưa đôi, bô sung môt sô điêu cua Luât Can bô công chưc...