Đại biểu Quốc hội đề nghị có danh hiệu “dũng sĩ diệt tham nhũng”
Theo đại biểu Nguyễn Bắc Việt, dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) chưa rõ việc khen thưởng đối với người có thành tích trong phòng, chống tham nhũng. Trong chống Mỹ chúng ta có “dũng sĩ diệt Mỹ” thì trong công tác này phải có danh hiệu “ dũng sĩ diệt tham nhũng”.
Đại biểu Nguyễn Bắc Việt (ảnh VPQH).
Sáng nay (13.6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Đây là dự thảo Luật quan trọng, Quốc hội dự kiến thông qua sau 3 kỳ họp. Góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng, về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong các cơ quan đơn vị phòng chống tham nhũng, dự thảo luật lần này đã trao cho cơ quan phòng, chống tham nhũng nhiều quyền năng rất lớn trong các hoạt động phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi tham nhũng.
“Nếu quyền lực lớn mà không có quy định kiểm soát quyền lực chặt chẽ sẽ dẫn tới nguy cơ lạm dụng quyền lực ngay tại chính cơ quan phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên quy định về vấn đề này, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ chuyên trách trong cơ quan phòng, chống tham nhũng gần như vẫn giữ như luật hiện hành là không hợp lý. Dự thảo luật cần bổ sung quy định đặc thù tương ứng với trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu, cán bộ trong lĩnh vực này, như các quy định đặc thù về tiêu chuẩn, về phẩm chất cán bộ, quy định về phòng ngừa xung đột lợi ích, quy định về ứng xử, những việc cán bộ không được làm…”, đại biểu Hiển đề nghị.
Phát biểu tranh luận về băn khoăn của một số đại biểu liên quan đến vấn đề chứng minh tài sản không do tham nhũng mà có nhưng bị nghi là tài sản tham nhũng, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) cho rằng: Hiện nay tiền lương, thưởng, trúng vé số, thừa kế những tài sản lớn đều phải đóng thu nhập cá nhân. Về thuế thu nhập cá nhân hiện nay được quản lý hết sức khoa học, chính xác. Vậy tại sao chúng ta không yêu cầu có thêm điều kiện quy định phải khai thuế thu nhập cá nhân hàng năm với tất cả các vị ở vị trí có khả năng tham nhũng. Nếu biết con số cụ thể này thì người dân cũng như các cơ quan chức năng dễ dàng giám sát, theo dõi.
“Không có lý do gì mà đóng thuế thu nhập cá nhân từ 1-2 triệu đồng/năm mà người đó vẫn có thể mua được nhà, mua được xe ô tô. Vì vậy tôi rất mong muốn chúng ta có thêm điều khoản quy định rõ các vị trí có nguy cơ tham nhũng cần kê khai thuế thu nhập cá nhân và công khai để cử tri và các cơ quan chức năng giám sát, theo dõi.”, đại biểu Hiếu nói.
Video đang HOT
Theo đại biểu Nguyễn Bắc Việt (Ninh Thuận), cử tri và nhân dân rất mừng vì quyết tâm của Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, đặc biệt là những chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và sự vào cuộc Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
“Nhân dân mong muốn phải tiêu diệt tham nhũng. Đối với sâu mọt thì chúng ta nói diệt sâu, trừ sâu chứ không ai nói chống sâu, chống mọt”, đại biểu Việt nói và cho rằng tên luật này cần được đổi theo hướng luật phòng trừ tham nhũng.
Đại biểu Việt cũng cho rằng luật cần quy định tổ chức Đảng vào lực lượng phòng, chống tham nhũng. Ông dẫn chứng vừa qua hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương rất hiệu quả.
Đại biểu Nguyễn Bắc Việt kiến nghị thêm: “Dự thảo luật cũng chưa rõ việc khen thưởng đối với người có thành tích trong phòng, chống tham nhũng. Trong chống Mỹ chúng ta có “dũng sĩ diệt Mỹ” thì trong công tác này phải có danh hiệu “dũng sĩ diệt tham nhũng”.
Theo Danviet
6 nỗi bất an của xã hội mà ĐBQH chỉ ra được giải quyết thế nào?
"Tôi sợ người dân cho rằng đại biểu Quốc hội nói ra rồi nhưng vấn đề không được giải quyết. Quốc hội nói được lại không giám sát những cơ quan chức năng thực hiện như mong muốn của Quốc hội", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong chia sẻ.
ĐBQH Đặng Thuần Phong (ảnh VPQH).
Sáng nay (31.10), Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội (diễn ra 2,5 ngày). Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại kỳ họp Quốc hội trước (tháng 5 và 6), đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Đặng Thuần Phong đã nêu ra 6 điều bất an của người Việt. Nhân dịp này ông có chia sẻ với báo chí.
ĐBQH Đặng Thuần Phong cho biết: Sau khi tôi phát biểu trước Quốc hội chỉ ra 6 điều bất an, tôi nhận được nhiều ý kiến của cử tri. Họ cho rằng việc phát hiện và nói được vấn đề ra trước Quốc hội không khó. Mong muốn của người dân là những vấn đề bức xúc đó được giải quyết, tháo gỡ để họ an tâm sống. Điều đó luôn canh cánh trong lương tâm tôi và nhiều ĐBQH. Tuy nhiên thẩm quyền của ĐBQH không phải là người thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra. Quốc hội có chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trường hợp là ĐBQH chuyên trách làm việc ở Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội cũng chỉ có 3 chức năng là thẩm tra, giám sát và kiến nghị. Khi phát hiện ra vấn đề để kiến nghị là trách nhiệm trước dân, kiến nghị đó được tổng hợp, khái quát từ tâm tư, nguyện vọng của người dân. Còn kiến nghị đã đưa ra nhưng không có ai làm hoặc quá trình các cơ quan chức năng làm có trách nhiệm hay không ĐBQH tiếp tục theo dõi. Chính chỗ đó chúng tôi rất mong Chính phủ, Chính phủ mới đủ thẩm quyền để làm.
Ông đánh giá về việc giải quyết 6 điều bất an mà ông đã nêu ra trước Quốc hội thế nào thưa ông?
- Nói những điều bất an của người dân xuất phát từ thực tiễn người dân mong chờ giải quyết. Ví dụ như vấn đề chống tham nhũng hiện nay, Tổng Bí thư nói đây là xu thế, người dân hưởng ứng quyết liệt, nhưng đấu tranh với nó thế nào, có vùng cấm nào không, nếu lãnh đạo tuyên bố không có vùng cấm thì làm đến nơi đến chốn chưa, làm để dân tin thật sự chưa, đó là những vấn đề cần phải tiếp tục và quyết liệt trong thời gian tới.
Còn những vấn đề như môi trường, đồng tiền chi phối đời sống xã hội và hàng loạt vấn đề bức xúc khác muốn giải quyết đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, cả trong tổ chức bộ máy, cả trong điều hành của Chính phủ, cả trong hoàn thiện thể chế... phải làm đồng bộ, người dân nhìn vào đó thấy có sự chuyển biến thực sự họ mới tin.
Tôi sợ người dân cho rằng ĐBQH nói ra rồi nhưng vấn đề không được giải quyết. Quốc hội nói được lại không giám sát những cơ quan chức năng thực hiện như mong muốn của Quốc hội. Quốc hội, ĐBQH cũng muốn nhưng việc điều hành là của Chính phủ. Với chức năng hành pháp, chọn vấn đề gì ưu tiên để giải quyết là thẩm quyền của Chính phủ. Chúng tôi rất kỳ vọng vào Chính phủ khi ĐBQH cũng như Quốc hội chỉ ra những vấn đề như thế, Chính phủ cần tập trung hệ thống chính trị vào cuộc để giải quyết những bất an cho người dân.
Trong 6 điều bất an ông nêu ra, theo ông vấn đề nào chuyển động mạnh mẽ nhất trong thời gian qua?
- Việc chống tham nhũng tôi thấy có chuyển động tích cực nhất, đây là vấn đề được coi là quốc nạn nên cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để giải quyết. Còn các lĩnh vực khác cũng có chuyển động nhưng không nhiều. Tuy nhiên thời gian mới chỉ mấy tháng từ nhận diện, nhập cuộc, tính toán giải pháp, chọn mục tiêu, tính toán lực lượng thực hiện, việc này đòi hỏi Chính phủ còn phải nghiên cứu sâu. Do Chính phủ còn phải ưu tiên tập trung phát triển kinh tế của đất nước, giải quyết nợ công và hàng loạt vấn đề bức xúc khác. Giải pháp thì rất nhiều, nhưng chọn giải pháp để an dân theo tôi nên ưu tiên hàng đầu.
Xin cảm ơn ông (!)
6 điều bất an được ĐBQH Đặng Thuần Phong chỉ ra ở kỳ họp Quốc hội trước- Bất an thứ nhất: Tại sao chỉ có một mình Chính phủ hành động kiến tạo và liêm chính trong khi đất nước có cả hệ thống chính trị.- Bất an thứ hai: Nạn tham nhũng và lãng phí quá lớn, chưa bị chặn đứng, là vấn nạn đưa quốc gia tới bờ vực sa sút niềm tin.- Bất an thứ ba: Sự xuất hiện của dấu hiệu mất cân đối ngân sách, sự ổn định của kinh tế vĩ mô chuyển biến chậm, đặc biệt là hiệu quả đầu tư thấp, nợ công tăng cao, các yếu tố tăng trưởng chưa tận dụng hết, hiệu quả chú trọng đầu tư thấp.- Bất an thứ tư: Thương mại hóa các quan hệ xã hội. Đồng tiền đã chi phối mỗi hoạt động và làm phai nhạt tính công tâm của các cơ quan công quyền. Đáng ngại hơn là đồng tiền đã làm suy thoái đạo đức, dẫn dắt chính sách. Minh chứng cho vấn đề này là tình trạng &'chạy'.- Bất an thứ năm khiến dân không an tâm là rừng sắp hết, biển gần chết, tài nguyên khoáng sản quốc gia cho các đời sau cạn kiệt dần...- Bất an thứ sáu là vấn đề an toàn sống. Bữa cơm trong nhà cũng lo vì an toàn vệ sinh thực phẩm. Ra đường thì sợ an toàn giao thông, gặp chuyện bất bình thì không dám can thiệp vì sợ vạ lây...
Theo Danviet
Từ 1.1.2019, người tố cáo có thêm những quyền gì? Sáng nay (12.6), Quốc hội thông qua Luật tố cáo (sửa đổi), có 469 đại biểu tham gia chiếm 96,30%, có 468 đại biểu tán thành thông qua Luật tố cáo sửa đổi chiếm 96,10%, chỉ có 1 đại biểu khộng tán thành. Luật tố cáo (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2019. Quốc hội đã thông qua Luật...