Đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận luật phòng chống rửa tiền
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trong ngày 7-8/9 để thảo thảo luận 6 dự án luật và 1 dự thảo nghị quyết.
Hội nghị diễn ra tập trung tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Cụ thể, các đại biểu sẽ cho ý kiến đối với dự án Luật Thanh tra (sửa đổi); dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).
Những dự án luật này sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) tới.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa phát biểu trên Hội trường Diên Hồng.
Ngoài dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) sẽ được trình để Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp thì 5 dự án luật còn lại đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV nội dung trọng tâm là công tác lập pháp với nhiều dự án luật khó, chuyên môn sâu, lĩnh vực tác động rộng lớn. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung cao độ để cho ý kiến, chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét, toàn diện, đảm bảo chất lượng cao nhất các dự án luật trước khi trình Quốc hội.
Video đang HOT
ĐBQH Vương Thị Hương: "Chất vấn Thủ tướng, tôi không tránh khỏi sự hồi hộp"
"Lần đầu tiên chất vấn Thủ tướng, là đại biểu trẻ tôi không tránh khỏi sự hồi hộp.
Tuy nhiên, nội dung tôi chất vấn là những kiến nghị chính đáng và là tâm tư nguyện vọng của cử tri...".
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nữ đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho biết, bản thân bà và cử tri mong muốn Chính phủ tập trung nguồn lực khơi thông "điểm nghẽn" giao thông ở vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đưa kinh nghiệm thực tiễn vào diễn đàn Quốc hội
Là đại biểu Quốc hội, bà có mong muốn gì trong việc xây dựng quê hương, đất nước, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân quê hương?
- Được cử tri tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội, đối với tôi đây là niềm vinh dự lớn lao nhưng cũng là trách nhiệm cao cả trước cử tri, đất nước. Tham gia nhiệm kỳ Quốc hội - một diễn đàn lớn, quan trọng, tôi mong muốn được đóng góp xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Bằng những trải nghiệm thực tiễn của mình tại cơ sở, tôi sẽ chuyển tải những vấn đề dân sinh bức xúc, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội làm cơ sở cho việc hoạch định, điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương phát biểu tại hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội (Ảnh: Quang Khánh).
Theo dõi kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân cả nước nhận thấy bà chất vấn Thủ tướng và thành viên Chính phủ những câu hỏi khá gai góc. Là nữ đại biểu trẻ, lần đầu tiên đăng đàn chất vấn, chắc hẳn bà có nhiều cảm xúc, áp lực?
- Lần đầu tiên chất vấn Thủ tướng và thành viên Chính phủ, là đại biểu trẻ tôi không tránh khỏi sự hồi hộp. Tuy nhiên, những nội dung mà tôi chất vấn là những kiến nghị chính đáng và là tâm tư, nguyện vọng của cử tri nên với vai trò của người đại biểu, tôi có trách nhiệm truyền đạt kiến nghị đó tới Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội được cử tri cả nước rất quan tâm, theo dõi. Nếu nói về áp lực, có thể tôi có một chút áp lực làm sao thực hiện tốt trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội. Hơn nữa, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường không nhiều trong khi rất nhiều đại biểu khác cũng đăng ký câu hỏi chất vấn. Rất may mắn tại diễn đàn Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, tôi đã được trực tiếp tham gia chất vấn những vấn đề mà cử tri quan tâm và có vấn đề đã được Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ giải đáp trực tiếp, đáp ứng kỳ vọng, mong muốn của cử tri quê hương.
Tại kỳ họp thứ 2 khi chất vấn Thủ tướng về giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, bản thân bà có mong muốn gì về việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng dân tộc miền núi?
- Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được rất nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, phát biểu thảo luận tại nghị trường. Đối với vùng dân tộc miền núi hạ tầng giao thông đang là "điểm nghẽn" cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.
Không chỉ cá nhân tôi mà cử tri vùng cao đều mong muốn trong thời gian tới Chính phủ tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông tại các tỉnh thuộc vùng dân tộc miền núi. Cử tri tỉnh Hà Giang rất mong muốn Chính phủ sẽ sớm đầu tư tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ nhằm khơi thông "điểm nghẽn" để tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong khu vực phát triển.
Cử tri vui mừng khi tâm tư được giải quyết
Từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về mức lương hiện nay của người nghỉ hưu trước năm 1995 và các gói hỗ trợ đối với người chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, bà đánh giá thế nào về phần trả lời của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung?
- Mức lương của người nghỉ hưu trước năm 1995 là vấn đề cử tri rất quan tâm và tại diễn đàn Quốc hội cũng đã có nhiều đại biểu có ý kiến. Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về vấn đề này, tôi thấy rất thỏa đáng. Thực hiện đúng lời hứa của Bộ trưởng với cử tri cả nước, ngày 7/12/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2021/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022).
Theo bà, những chính sách an sinh xã hội đã được thực hiện trong năm 2021 có ý nghĩa như thế nào đối với người chịu tác động bởi dịch bệnh?
- Năm 2021 trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, việc triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ đã góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn; doanh nghiệp, hộ kinh doanh không những đủ sức cầm cự qua thời kỳ khó khăn, mà còn chủ động phát triển sản xuất, thích ứng với tình hình mới. Với quan điểm "một miếng khi đói bằng một gói khi no", tôi mong muốn trong quá trình tổ chức thực hiện, các gói hỗ trợ sẽ được triển khai kịp thời, đúng định mức, đúng đối tượng, tránh trường hợp "phát nhầm, nhận nhầm" đáng tiếc xảy ra.
Sau những phiên chất vấn, bà nhận được chia sẻ như thế nào của cử tri và người dân?
- Những nội dung tôi chất vấn tại nghị trường là những kiến nghị chính đáng của cử tri chuyển đến Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Sau phiên chất vấn có nhiều cử tri gọi điện cho tôi bày tỏ sự vui mừng, đặc biệt là các bác nghỉ hưu trước năm 1995. Các bác rất phấn khởi khi vấn đề lương hưu được Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm, giải quyết.
Là nữ đại biểu, bà cân bằng thế nào giữa gia đình và để thực hiện tốt vai trò người đại biểu, là cầu nối giữa cử tri với Quốc hội như đã hứa trong chương trình hành động khi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV?
- Rất may mắn khi tôi có được sự chia sẻ, hậu thuẫn của hai bên nội ngoại. Và để cân bằng được, tôi cũng phải có kế hoạch, bố trí sắp xếp thời gian phù hợp giữa gia đình và công việc để vừa có thời gian cho gia đình và vừa có thời gian thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò của người đại biểu.
Xin cảm ơn bà!
"Ngành y tế đang trải qua những thách thức chưa từng có" Sáng 13/6, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà cho biết, ba năm qua ngành y tế trải qua những khó khăn, thách thức chưa từng có. Theo đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Giám đốc Sở Y tế Hà Nội), trong ba năm qua, ngoài đảm...