Đại biểu lo lắng tái cơ cấu kinh tế; bức xúc tham nhũng, lãng phí
Sáng nay 30.10, trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội (QH) về tình hình kinh tế, xã hội, ngoài việc cùng chỉ ra và yêu cầu có lộ trình để giải quyết “điểm nghẽn” của nền kinh tế là nợ xấu và hàng tồn kho, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thẳng thắn đề cập đến tình trạng tham nhũng và lãng phí.
Kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII dành cả ngày 30.10 và sáng 31.10 để thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013. Đã có 26 ý kiến của các ĐBQH phát biểu tại hội trường sáng nay.
“Phẫu thuật” nợ xấu
ĐB Cao Sĩ Kiêm (tỉnh Thái Bình) phân tích nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong báo cáo của Chính phủ là do: một số chính sách, giải pháp kinh tế còn nửa vời, chưa thống nhất một số doanh nghiệp bế tắc nên có tư tưởng chờ thời một số nhà đầu tư nước ngoài đang có tư tưởng rời khỏi VN.
ĐB Huỳnh Ngọc Đáng cho rằng cần rà soát, phân loại để xử lý có hiệu quả nợ xấu – Ảnh: Ngọc Thắng
Trước những khó khăn của nền kinh tế, ĐB Lê Hữu Đức (tỉnh Khánh Hòa) đề xuất đối với các doanh nghiệp yếu kém thường xuyên thì nên sắp xếp lại hoặc cho dừng hoạt động. Đồng thời, đề nghị Chính phủ nhanh chóng xử lý nợ xấu của các ngân hàng để khơi thông nền kinh tế xử lý kiên quyết các địa phương không chấp hành nghiêm quy định của Chính phủ trong quản lý đầu tư công và kiểm điểm lại hiệu quả hoạt động của mình.
“Đây cũng là thời cơ để chúng ta lành mạnh hóa nền kinh tế”, ĐB Đức nói và cũng như khẳng định ủng hộ chủ trương của Chính phủ thành lập công ty mua bán nợ.
Cục u nợ xấu của các ngân hàng cần giải quyết phù hợp và nên giã từ tư duy dùng ngân sách Nhà nước để mua nợ xấu
ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (tỉnh Bình Dương)
Tuy nhiên, đóng góp ý kiến trước QH, ĐB Huỳnh Ngọc Đáng (tỉnh Bình Dương) cho rằng, xử lý nợ xấu không chỉ được giải quyết bằng việc mua bán nợ xấu mà cần rà soát, phân loại nợ xấu trong từng ngành, lĩnh vực, từng ngân hàng, doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân. Từ đó, đề ra giải pháp phù hợp giải quyết triệt để tình trạng này. Ngân hàng Nhà nước chỉ mua lại những loại nào đáng mua, cần mua.
Đặc biệt, “cục u nợ xấu của các ngân hàng cần giải quyết phù hợp và nên giã từ tư duy dùng ngân sách Nhà nước để mua nợ xấu”, ĐB Đáng nêu quan điểm.
“Thanh lý” hàng tồn kho
Trong phiên thảo luận, nhiều ĐB cũng cùng ý kiến “điểm nghẽn” của nền kinh tế nước ta là nợ xấu và hàng tồn kho. Đây là nguyên nhân khiến doanh nghiệp không thể hấp thụ vốn, tái đầu tư, sản xuất, gây trì trệ cho nền kinh tế. Vì vậy, song song với việc giải quyết nợ xấu, Chính phẩn cần quản lý sát thị trường để kích thích tiêu dùng sản phẩm trong nước, khuyến khích xuất khẩu.
Theo ĐB Huỳnh Ngọc Đáng, về xử lý hàng tồn kho, Chính phủ cần giảm áp lực cạnh tranh giữa hàng trong nước và hàng nhập khẩu, hàng nhập lậu tràn lan. “Tại sao thép của ta sản xuất trong nước tốt hơn, còn tồn kho nhiều mà vẫn cho nhập thép Trung Quốc, chưa kể nhiều loại hàng lậu, kém chất lượng?”, ĐB Đáng nêu ví dụ.
Vì vậy, ĐB Đáng cho rằng: “Điều này chứng tỏ Bộ Công thương cần phải quan tâm, giúp đỡ doanh nghiệp nhiều hơn nữa trong giai đoạn khó khăn này”.
ĐB Trần Du Lịch đề xuất giải pháp kích cầu, “thanh lý” hàng tồn kho để cứu doanh nghiệp – Ảnh: Ngọc Thắng
Video đang HOT
Đồng tình về vấn đề này, ĐB Trần Văn Tấn (tỉnh Tiền Giang) nói thêm: “Thời gian gần đây thị trường trong nước đối mặt hàng nhập lậu kém chất lượng, đặc biệt là nhiều hàng hóa từ Trung Quốc. Trong khi đó, hàng hóa sản xuất trong nước thì tồn kho, hàng xuất khẩu của chúng ta luôn bị nước ngoài kiểm soát chặt chẽ. Hàng trong nước đang phải cạnh tranh khó khăn với hàng nước ngoài”.
ĐB Tấn đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý giá, quản lý chặt chẽ hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ hàng hóa trong nước.
“Về chính sách tài khóa, đề nghị Chính phủ vẫn thực hiện chính sách hỗ trợ thị trường đến 2013 áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân mới từ 1.1.2013 áp dụng lộ trình tăng lương theo kế hoạch hạn chế tối đa về đầu tư xây dựng cơ bản trừ những công trình dân sinh bức xúc phát hành trái phiếu công trình để đầu tư cho hạ tầng giao thông”, ĐB Trần Du Lịch đề xuất nhằm “làm ấm” thị trường, kích cầu, “thanh lý” hàng tồn kho để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãng phí, tham nhũng là quốc nạn
Trong phiên họp sáng nay, một số ĐB cũng nêu bức xúc về các vấn đề như giá xăng dầu và nạn lãng phí, tham nhũng.
Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Lê Như Tiến (tỉnh Quảng Trị)(ảnh): Tham nhũng và lãng phí là “anh em sinh đôi” làm thất thoát tài sản của đất nước đục khoét ngân khố quốc gia làm suy kiệt xã hội làm kinh tế đất nước hoặc đột quỵ hoặc chết lâm sàn.
Thế nhưng, đến nay, chưa có vụ án nào bị xét xử vì tội lãng phí vì chúng ta chỉ coi đây là khuyết điểm nên còn nương tay, xem nhẹ. Trong khi hàng loạt dự án lãng phí hàng chục nghìn tỉ đồng, hiệu quả không có lãng phí trong sản xuất, quản lý khiến “trăm dâu đổ vào giá thành” chưa kể lãng phí vô hình về nhân lực, nghiên cứu khoa học, thu hồi đất rồi để đó chờ dự án…
Vì vậy, cần phải coi lãng phí là quốc nạn.
Đề nghị thành lập UB giám sát giá xăng dầu độc lập
Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Lê Thị Nga (tỉnh Thái Nguyên)(ảnh): Hiện nay, kinh doanh xăng dầu đang gây nhiều bức xúc mà Chính phủ không xây dựng luật kinh doanh xăng dầu để giám sát, quản lý, bảo vệ người tiêu dùng.
Đã có nhiều dấu hiệu nhóm thống lĩnh thị trường làm giá trong lĩnh vực này. Đối với Nhà nước, DN luôn tạo sức ép tăng giá, đối với người tiêu dùng thì DN đưa giá nào phải mua giá đó.
Tôi chưa thấy ngành kinh doanh nào thay vì phải o bế, chăm sóc người tiêu dùng thì lại giành nhau, chăm sóc đại lý và chẳng dại gì giảm giá để có lợi cho dân mà không có lợi cho mình. Chẳng có quốc gia nào khi doanh nghiệp đòi tăng giá thì Bộ Công thương lại đứng ra giải thích cho doanh nghiệp.
Mặt khác, thuế phí chiếm đến 30 – 40% giá xăng dầu. Trong đó, Quỹ bình ổn giá xăng dầu có nhiều dấu hiệu sử dụng sai mục đích. Người dân trả tiền bình ổn giá xăng dầu mà không biết tiền đó sử dụng như thế nào. Mặc dù QH yêu cầu các Bộ giải trình quỹ này từ cuối 2010 nhưng cho đến giờ Chính phủ vẫn còn “nợ”.
Tôi đề nghị thành lập UB giám sát giá độc lập không thuộc Chính phủ.
Đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ Công thương trong các vụ tạm nhập xăng dầu nhưng không tái xuất, xăng pha tạp chất, rút ruột và cháy nổ xe.
Nhiều doanh nghiệp không đăng ký nhập khẩu xăng dầu
Ảnh: Ngọc Thắng
Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời những ý kiến của ĐB. Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng (ảnh):
Hiện nay, các mặt hàng tồn kho trong công nghiệp cơ khí, chế tạo chủ yếu là than, phân bón, xi-măng.
Tồn kho than 19% cao hơn mức bình thường 4%. Hiện nay, ngành than đang thực hiện một số giải pháp đến cuối năm sẽ quay lại mức bình thường.
Phân bón vì là giao vụ nên tồn kho. Sắp tới vào vụ đông xuân sẽ giải quyết được lượng tồn này.
Đối với sản xuất thép thì cung vượt cầu và trong những tháng qua nhiều công trình, dự án chưa thực hiện nên vẫn còn tồn kho. Các Bộ đang xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu thép và sản xuất trong nước đế tránh cung vượt cầu.
Hiện nay, vẫn chưa có số liệu cho thấy thép Trung Quốc kém chất lượng nên theo quy định thương mại quốc tế, chúng ta không được quyền cấm hay hạn chế nhập. Chỉ có trong thời gian qua, Bộ Công thương có phát hiện gian lận thương mại trong khai báo chủng loại thép Trung Quốc khi nhập khẩu và đã xử lý.
Về xăng dầu, hoạt động tạm nhập tái xuất là hoạt động thương mại bình thường đối với xăng dầu và là hoạt động cần thiết. Tuy nhiên, vừa qua, một số đối tượng lợi dụng quy định này để trục lợi và đã bị xử lý.
Tôi khẳng định Nhà nước không hạn chế doanh nghiệp trong nước hoạt động kinh doanh xăng dầu nếu đủ điều kiện nhưng hầu như không có doanh nghiệp nào đăng ký mới. Mỗi năm Bộ Công thương đều có kế hoạch nhập xăng dầu và các doanh nghiệp căn cứ vào đó mà đăng ký lượng nhận của đơn vị mình. Tuy nhiên, trong tình hình xăng dầu thế giới tăng giá, kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp không đăng ký nhập khẩu. Đến mức Bộ Công thương phải nhắc nhở nhiều lần. Vì vậy, số thiếu Bộ Công thương buộc phải đề nghị Petrolimex nhập.
Theo TNO
Sẽ lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu
Cùng với việc thông qua quy trình lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm ở QH, sắp tới có nghị quyết của Đảng về lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng và nghị quyết này cũng sẽ có hiệu lực từ năm tới để thực hiện đồng bộ, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chia sẻ bên hành lang QH ngày 27/10.
Thưa ông, hiện đang có một số quan điểm cho rằng đối tượng đưa lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội như nêu trong đề án là quá rộng, ông thấy sao?
Tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 đã nói rồi, Hiến pháp và pháp luật hiện nay cũng đã quy định rồi, tất cả các chức danh do QH bầu và phê chuẩn đều phải lấy phiếu tín nhiệm chứ có loại trừ ai đâu.
Nếu như người nào đó có vấn đề thì sẽ đưa ra để bỏ phiếu.
Việc lấy phiếu tín nhiệm thì chỉ xem như là sự thăm dò, đánh giá của dư luận về mức độ tín nhiệm của những người do QH bầu hoặc phê chuẩn.
Khoanh lại tất cả các chức danh QH bầu thì tính ra hơn 400 người. Tất nhiên rất nhiều ý kiến đang lo ngại là ở một kỳ họp như thế, lấy phiếu rộng như thế không cẩn thận là dàn trải, hình thức, không tập trung được vào các chức danh có vị trí chủ chốt. Những vị trí mà đã có những quy định rõ ràng trong pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ.
Cho nên bây giờ trong dự thảo tờ trình mới đưa ra hai phương án. QH sẽ chỉ tập trung vào 49 nhân sự chủ chốt thôi, còn nữa là ủy quyền lại cho Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH tiến hành.
Nếu tiến hành lấy phiếu hàng năm ở QH cũng e là quá nhiều việc, vậy theo ông phải chăng chỉ nên đưa ra QH ở khâu bỏ phiếu?
Bỏ phiếu tín nhiệm trong thể chế của ta về thực chất là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Tức là những người có chuyện này chuyện nọ, dư luận không đồng tình, cử tri phản đối và các đại biểu Quốc hội hoặc các ủy ban của QH, Thường vụ QH thấy rằng người đó cần phải được QH bỏ phiếu tín nhiệm, tức là bỏ phiếu bất tín nhiệm rồi.
Kinh nghiệm các nước có đưa ra quy trình lấy phiếu tín nhiệm như cách làm của ta không, thưa ông?
Ở các nước đề án lấy phiếu tín nhiệm do nhiều tổ chức khác nhau tiến hành, tùy tình hình mà làm. Có khi một tổ chức phi xã hội cũng có thể lấy thăm dò dư luận về ông A, ông B nào đó, chứ đâu phải chỉ có nhà nước. Nhưng hễ đã đưa ra trước toàn thể QH là theo tinh thần bất tín nhiệm.
Lãnh đạo QH đã cân nhắc thế nào về sự phối hợp với cơ quan làm công tác nhân sự của Đảng nếu trong trường hợp phải đưa ai đó ra QH để bỏ phiếu tín nhiệm?
Hiện nay đang giao cho Ban Tổ chức Trung ương xây dựng một đề án lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh trong Đảng và các chức danh khác không thuộc phạm vi đối tượng của đề án.
Do đó, không phải chỉ dừng lại ở Nghị quyết của QH lần này đâu mà tới đây còn có nghị quyết của Đảng về lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng nữa, và nghị quyết này cũng sẽ có hiệu lực từ năm tới để cùng thực hiện đồng bộ.
Thưa ông, kết quả lấy phiếu thăm dò tín nhiệm chỉ công khai trong nội bộ hay sẽ thông tin cho toàn dân biết?
Trong nghị quyết nói sẽ công khai chỉ số tín nhiệm. Tôi nghĩ rằng đã công khai trong QH thì phải công khai cả trên phương tiện thông tin đại chúng nữa chứ, vì để cho dân biết mà. Lúc đó mới có cơ sở để thực thi bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo 24h
Đề xuất chỉ tăng lương tối thiểu 15% năm 2013 trong khu vực doanh nghiệp Năm hiệp hội ngành hàng lớn của Việt Nam vừa ký văn bản chung gửi đoàn ĐBQH TP.HCM để kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu trong khu vực doanh nghiệp năm tới giảm còn 15% so với 2 phương án Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề xuất là 36% và 25%. Những doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều...