Đại biểu kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết về biển Đông
Trong phiên họp thảo luận về dự luật Căn cước sáng nay 19.6, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đã xin lỗi Quốc hội để phát biểu về vấn đề biển Đông.
“Tôi xin lỗi vì phải trình bày điều này trong phiên họp này vì trong chương trình còn lại không có mục nào dành cho biển Đông”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa – Ảnh: Ngọc Thắng
“Kể từ khi khai mạc kỳ họp này, đồng bào cả nước vô cùng mong mỏi là: trước hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và an ninh quốc gia của Việt Nam, thực hiện một bước “đường lưỡi bò” tham lam và phi lý của họ, Quốc hội Việt Nam phải nhân danh nhân dân Việt Nam có một nghị quyết”, ĐB Nghĩa bày tỏ.
Theo ĐB Nghĩa, Nghị quyết của Quốc hội có những nội dung: “Tuyên bố với nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới lập trường chính nghĩa của mình, lên án hành vi sai trái của Trung Quốc, vạch trần âm mưu “vừa đấm, vừa xoa”, “vừa đánh, vừa đàm”, vừa ăn cướp, vừa la làng” của Trung Quốc. Đồng thời nghị quyết cho các cơ quan nhà nước Việt Nam, các lực lượng vũ trang Việt Nam, tiến hành mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, trong đó có biện pháp khởi kiện Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực ra các tổ chức tài phán quốc tế”.
ĐB Nghĩa cho rằng: “Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì cả về biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. ĐBQH chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri. Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc để tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa”.
Theo TNO
Video đang HOT
Tiếp cận sát với thực tế chiến đấu, luyện tác chiến hiệp đồng quân binh chủng
Năm 2014, là năm thứ hai toàn quân triển khai thực hiện Nghị quyết 765-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về "Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo".
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng những chuyển biến được tạo ra đã chứng tỏ sự cần thiết, tính đúng đắn và kịp thời của nghị quyết. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề đặt ra từ thực tiễn đòi hỏi toàn quân phải tiếp tục nỗ lực giải quyết.
Nhiều tín hiệu đáng mừng
Nhìn lại việc thực hiện Nghị quyết 765 thời gian qua, Trung tướng Nguyễn Đức Thận - Cục trưởng Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu) cho rằng: "Với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, các đơn vị trong toàn quân đã nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện theo đúng Chỉ lệnh công tác quân sự, quốc phòng của Tổng Tham mưu trưởng, nhiều nội dung đạt được kết quả tương đối toàn diện...".
Để làm rõ hơn, chúng tôi đã khảo sát tại nhiều đơn vị thuộc Quân khu 1; Quân khu 2; Quân khu 3; Quân đoàn 1; Binh chủng Công binh; Binh chủng Pháo binh... và nhận thấy, công tác huấn luyện được cấp ủy, người chỉ huy các cấp triển khai toàn diện, đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm. Theo Trung tướng Nguyễn Ngọc Liên, Chính ủy Quân khu 2, cấp ủy các cấp ở Quân khu 2 đều ra nghị quyết lãnh đạo chuyên đề nhiệm vụ huấn luyện, bám sát Nghị quyết 765 và vận dụng sáng tạo vào tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó, các đơn vị đều xác định tập trung tạo bước đột phá về đổi mới nâng cao chất lượng tổ chức và phương pháp huấn luyện...
Theo Chỉ lệnh của Tổng Tham mưu trưởng, năm 2013 và 2014, nhiều nội dung mới, khó được bổ sung vào chương trình huấn luyện cho các đối tượng bảo đảm phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và yêu cầu xây dựng quân đội. Đặc biệt năm 2013, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc diễn tập nhất từ trước đến nay. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, toàn quân đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, các cuộc diễn tập đều hoàn thành tốt nhiệm vụ... Kết quả đó cho thấy bước chuyển trước hết trong thực hiện Nghị quyết 765 thể hiện ở ý chí, quyết tâm, tinh thần vượt khó thi đua huấn luyện của bộ đội.
Lực lượng hải quân đánh bộ Lữ đoàn 101 luyện tập tác chiến hiệp đồng quân binh chủng
Công tác bảo đảm cho huấn luyện cũng tạo được bước chuyển quan trọng. Tình trạng mô hình, đồ dùng huấn luyện thiếu về số lượng, chất lượng sơ sài, chưa sát thực tiễn, đã được khắc phục. Thượng tá Tô Quang Hanh, Phó tham mưu trưởng Sư đoàn 316 (Quân khu 2) cho biết: "Đối với đơn vị, mô hình, đồ dùng huấn luyện, thao trường, bãi tập đã đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới huấn luyện theo hướng trực quan, tăng thực hành, đưa bộ đội gần sát với thực tế chiến đấu...".
Trình độ huấn luyện của cán bộ cũng có chuyển biến rõ nét. Đến các đơn vị chúng tôi nhận thấy, hầu hết cán bộ huấn luyện theo phân cấp. Đặc biệt, nếu như trước đây cán bộ tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng chỉ tổ chức luyện tập và sửa tập cho chiến sĩ thì nay nhiều đồng chí đã có khả năng huấn luyện được một số nội dung như: Điều lệnh, kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật từng người... và một số nội dung kỹ thuật chuyên ngành.
Toàn quân đã tích cực nghiên cứu, đổi mới công tác huấn luyện bộ đội, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của khoa học quân sự. Đại tá Hà Quang Vinh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 cho biết: Đơn vị đã chấp hành nghiêm chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Quân khu 1 về đổi mới nội dung, chương trình huấn luyện cho các đối tượng phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. Sư đoàn tiếp tục thực hiện phương châm huấn luyện: "cơ bản, thiết thực, vững chắc"; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát với phương án chiến đấu, đối tượng tác chiến, phù hợp với tổ chức biên chế, trang bị và chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động...
Trên cơ sở kết quả thực nghiệm một số loại vũ khí hỏa lực bộ binh và một số loại VKTB mới, toàn quân đã tích cực nghiên cứu, đổi mới tổ chức và phương pháp huấn luyện để nhanh chóng làm chủ, khai thác hiệu quả. Các đơn vị đã tăng cường các hình thức diễn tập chiến thuật bắn đạn thật ở các cấp, tham gia diễn tập chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng gắn với tác chiến khu vực phòng thủ, diễn tập tác chiến bảo vệ biển, đảo...
Một số vấn đề đặt ra
Chúng tôi nhận thấy, ở một số đơn vị trình độ cán bộ không đồng đều. Số cán bộ qua chiến đấu ngày càng ít, thậm chí nhiều đơn vị không còn. Số cán bộ trẻ mới ra trường thiếu kinh nghiệm, khả năng tổ chức quản lý, điều hành huấn luyện hạn chế, nhưng do chưa được quan tâm kèm cặp, giúp đỡ thường xuyên, nên một số chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới huấn luyện. Yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, tập huấn cán bộ là phải xuất phát từ thực tiễn xem từng đối tượng cán bộ đang thiếu cái gì, yếu ở đâu, cần bồi dưỡng nội dung gì... để xác định nội dung, chương trình, hình thức tổ chức cho phù hợp. Nhưng trên thực tế, ở cơ sở vẫn tồn tại tập huấn cán bộ theo ý chủ quan của lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị, tập huấn cho xong chương trình...
Tuy có nhiều chuyển biến nhưng theo đánh giá của Bộ Tổng tham mưu, chất lượng huấn luyện có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, nhất là việc tổ chức rèn luyện đội ngũ cán bộ chỉ huy, cơ quan và phân đội trong hợp luyện và diễn tập chiến thuật. Trình độ chỉ huy, tham mưu tác chiến của đội ngũ cán bộ chỉ huy và cơ quan còn hạn chế, chưa sát với thực tế. Ở một số đơn vị, việc kết hợp giữa huấn luyện kỹ thuật với chiến thuật và rèn luyện bản lĩnh, ý chí, tinh thần, tâm lý, sức khỏe cho bộ đội tiến hành chưa toàn diện. Công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, chưa gắn chặt với công tác quản lý tư tưởng, duy trì kỷ luật Quân đội, pháp luật Nhà nước, do đó tình hình vi phạm kỷ luật, pháp luật tuy có tiến bộ nhưng chưa vững chắc.
Huấn luyện võ thuật ở Đoàn Đặc công 113 (Binh chủng Đặc công)
Bộ Quốc phòng đã thông qua "Quy hoạch trường bắn, thao trường huấn luyện toàn quân đến năm 2020 và những năm tiếp theo". Quy hoạch của Bộ Quốc phòng được các đơn vị trong toàn quân nhất trí cao, thế nhưng tiến độ triển khai thực hiện nhiều nội dung công việc ở một số cơ sở còn chậm, nhất là việc phối hợp với địa phương làm thủ tục cấp quyền sử dụng đất đúng quy định, ổn định tình hình đất đai, thao trường, trường bắn. Một số khu vực có tranh chấp, lấn chiếm chưa được giải quyết triệt để. Công tác bảo đảm trường bắn đáp ứng yêu cầu những bài bắn theo giáo trình mới của Bộ Tổng tham mưu ở một số nơi cũng có những khó khăn. Ở cấp cơ sở, nhất là cơ quan quân sự các huyện, thị xã, thành phố do điều kiện địa hình, diện tích doanh trại hẹp, nên việc bảo đảm thao trường khó khăn, nhiều nơi vẫn phải lợi dụng địa hình tại chỗ và một số khu vực trên địa bàn để huấn luyện.
Chủ động tiến hành các biện pháp khắc phục
Đối với mỗi đơn vị, xây dựng được đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, có bản lĩnh và nhiệt tình, trách nhiệm là việc rất hệ trọng. Theo chúng tôi, để có được đội ngũ cán bộ như vậy trước hết cấp ủy, người chỉ huy các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng-đây là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng... Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đồng đều, vững chắc, cấp ủy, chỉ huy đơn vị phải có chủ trương, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng vừa mang tính chiến lược cho từng nhiệm kỳ, vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng năm, từng giai đoạn huấn luyện. Việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng phải xuất phát từ thực tiễn để xác định nội dung, chương trình, hình thức tổ chức thì mới đem lại hiệu quả. Đối với số cán bộ trẻ, cùng với tạo điều kiện để anh em phấn đấu vươn lên, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần phân công những cán bộ có kinh nghiệm kèm cặp, giúp đỡ.
Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ, các học viện, nhà trường cần tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, bảo đảm phù hợp mặt bằng chung của hệ thống giáo dục quốc dân, đặc thù của hoạt động quân sự, chú trọng tính liên thông, kế thừa giữa các cấp học, bậc học, môn học, tránh dàn trải, trùng lắp, nặng về lý thuyết. Trong đó, coi trọng việc bổ sung, cập nhật kiến thức mới và sự phát triển của thực tiễn, bảo đảm phù hợp giữa lý luận và thực tiễn, theo phương châm: "lý luận nhà trường gắn liền với thực tiễn đơn vị".
Toàn quân đang triển khai nhiều cuộc vận động, chương trình hành động. Theo chúng tôi, trong thực hiện nội dung, chỉ tiêu, yêu cầu của các cuộc vận động, chương trình, các đơn vị cần chú trọng gắn với thực hiện những chỉ tiêu công tác huấn luyện nhằm góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 765. Các đơn vị bám sát chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu, quá trình huấn luyện cần kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện cán bộ chỉ huy, cơ quan và đơn vị; kết hợp giữa huấn luyện với rèn luyện; tăng cường huấn luyện dã ngoại, huấn luyện đêm, đưa bộ đội tiếp cận sát với thực tế chiến đấu và thông qua các hoạt động, nhất là hành quân xa, mang vác nặng, diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp,... để rèn luyện cho bộ đội có thể lực bền bỉ, dẻo dai, đủ khả năng chiến đấu dài ngày, trong những điều kiện khó khăn, phức tạp.
Căn cứ vào "Quy hoạch trường bắn, thao trường huấn luyện toàn quân đến năm 2020 và những năm tiếp theo", cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng hệ thống trường bắn, thao trường huấn luyện, bảo đảm đúng định hướng chỉ đạo của trên, phù hợp với tình hình thực tế nhu cầu sử dụng của đơn vị.
Theo ANTD
Chỉ thiết kế 2 mức đánh giá trên phiếu tín nhiệm Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, kết quả xin ý kiến về việc sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm, đa số đại biểu đề nghị lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ, phiếu tín nhiệm chỉ thiết kế ở 2 mức: tín nhiệm và tín nhiệm thấp... Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 18/6,...