Đại biểu hoảng hồn vì nhận “giấy triệu tập”
Đại biểu về dự đại hội Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Thành phố Hà Nội (LHCTCHN TP HN) cho biết đã không khỏi giật mình khi nhận được “ Giấy triệu tập” từ Ban Tổ chức.
Ông N.T.H (65 tuổi, trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Khoảng nửa tháng trước khi diễn ra đại hội, tôi có nhận được một phong bì gửi qua đường bưu điện, phía bên ngoài phong bì ghi là của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị TP Hà Nội. Khi mở phong bì ra tôi phát hoảng khi thấy ghi là “Giấy triệu tập”. Tôi nghĩ mình có làm gì vi phạm pháp luật hay bị cưỡng chế về việc gì đâu mà phải đánh giấy triệu tập”.
BTC gửi “Giấy triệu tập” cho các đại biểu là công dân ưu tú Thủ đô về dự đại hội
Cũng theo ông H, sau khi đọc xong nội dung của “Giấy triệu tập” nói trên mới thấy nội dung chủ yếu là thông báo về thời gian, địa điểm, nội dung đại hội sắp tới của LHCTCHN TP HN nhiệm kỳ 2012 – 2017. Vấn đề không có gì nghiêm trọng.
Nội dung không quá… nghiêm trọng, chỉ là thông báo địa điểm, thời gian, kế hoạch đại hội…
Video đang HOT
“Về dự đại hội là các đại biểu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, là những công dân ưu tú của Thủ đô, đáng lẽ ra phải gửi “Giấy mời”, sao lại gửi “Giấy triệu tập”? Nếu người nào kỹ tính, họ hiểu sâu một chút sẽ “mếch lòng” ngay. Một đại hội mà các đại biểu đều là những công dân ưu tú của Thủ đô mà lại gửi giấy triệu tập như thế thì có khác gì mấy anh công an gửi giấy triệu tập đối tượng tình nghi trộm cắp đến đồn công an làm việc”, ông H bức xúc.
Nhưng những từ ngữ ghi trên giấy lại khiến nhiều đại biểu phát hoảng và bức xúc.
Ngoài ra, cũng theo ông H, nội dung giấy mời có nhiều chỗ “rất khó chấp nhận”. Ví dụ như phía dưới, thay vì viết chữ “yêu cầu: đại biểu mặc trang phục: nam áo sơmi thắt cavat, quần màu sẫm, nữ trang phục áo dài” nên viết “khi đến dự đại hội, các đại biểu vui lòng…” là được. Dùng từ “yêu cầu” nghe khiên cưỡng như giáo viên nhắc nhở… học sinh lớp Một.
“Các cụ ta xưa có câu: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” để nói về sự lịch thiệp trong giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội xưa. Sự lịch sự ấy chẳng phải đâu xa xôi, mà ở ngay trong giao tiếp, lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cách diễn đạt của nội dung ghi trong “Giấy triệu tập” của Ban Tổ chức làm tôi rất băn khoăn và hơi buồn…”, ông H tâm sự.
Theo 24h
Triển lãm Văn hóa Phật giáo đồng hành cùng dân tộc
Với khoảng 5.000 hình ảnh, tư liệu, hiện vật và các ấn phẩm, triển lãm văn hóa Phật giáo đang diễn ra tại chùa Phổ Quang (TP HCM) thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan mỗi ngày.
Ngày 23 - 28/9, Triển lãm Phật giáo diễn ra tại chùa Phổ Quang (quận Tân Bình, TP HCM) để chào mừng Đại hội Phật giáo TP HCM nhiệm kỳ VIII (2012-2017).
Triển lãm trưng bày hàng nghìn bức ảnh, văn hóa phẩm Phật giáo... do các chư tôn, tăng ni, các ban ngành trực thuộc Thành hội, ban đại diện Phật giáo 24 quận, huyện của TP HCM thực hiện.
Các ban đại diện Phật giáo của mỗi quận huyện có một khu vực riêng để trưng bày những hình ảnh, tranh, tượng cũng như hoạt động trong suốt nhiệm kỳ trước.
Nhiều bức thư pháp, quạt với những lời dạy của nhà Phật cũng được trưng bày tại triển lãm.
Một nhà sư đang viết thư pháp cho Phật tử.
Bức tượng cổ Đức Hộ Pháp Vi Đà Thiên Tướng được trưng bày tại khu vực Ban Phật tự huyện Củ Chi. Đây là bức tượng được nghệ nhân dân gian tạo nên từ chất liệu gỗ mít đã hơn một trăm năm tuổi. Bức tượng này được cho là đã hứng chịu hàng chục mảnh bom và đầu đạn trong chiến tranh.
Tác phấm trái tim Bồ Tát bằng chất liệu đá. Một tác phẩm khác mang văn hóa Phật giáo. Triển lãm cũng trưng bày nhiều bức tượng Phật cổ.Có cả những bức tượng đã bị hư hỏng do thời gian và chiến tranh.Theo VNE
"Nỗ lực, chủ động, sáng tạo" Đó là đánh giá của Đại tá Nguyễn Đức Chung - Phụ trách Đảng bộ, Quyền Giám đốc CATP Hà Nội về hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên của tuổi trẻ Công an Thủ đô tại Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công an thành phố lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2012-2017, diễn ra sáng qua 13-9. Đại tá Nguyễn...