Đại biểu “đối” nhau về quy định buộc ghi âm, ghi hình lúc hỏi cung
Thảo luận tại tổ, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, không có lý do gì phải tránh quy định “bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can”. Quan điểm số đại biểu ở chiều ngược lại cho rằng, áp dung tất cả đối tượng gây tốn kém, khó khả thi.
Chiều ngày 27/5, Quốc hội thảo luật ở tổ về dự án Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, các đại biểu đưa ra ý kiến trái chiều với việc quy định “Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can”. Ngoài ra, đại biểu còn đề cập đến quyền im lặng, không khai ra những gì bất lợi cho người bị bắt để chờ đến khi có luật sư.
Khó hiểu với diễn biến “kỳ án vườn mít”
Cho ý kiến về dự án Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề nghị quy định rõ hơn về điều kiện áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt tạm giam, tạm giữ để tránh hiện tượng lạm dụng, tuỳ tiện bắt tạm giam vừa qua. Tâm lý của người điều tra, của kiểm sát viên thì thường thích đưa đối tượng vào quản chế trong trại để dễ dàng, thuận lợi hơn cho hoạt động của mình nhưng điều đó lại dễ “phạm” vào quyền của người bị can, bị cáo.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đặt vấn đề, trong hoạt động tố tụng hiện nay, cùng một hệ thống pháp luật, cũng cơ quan xét xử mà lại có thể dẫn tới các quyết định, kết luận rất khác nhau. Ông Hùng dẫn chứng vụ “kỳ án vườn mít” xảy ra với Lê Bá Mai: “Cùng một sự việc mà có lần xử kết tội tử hình, có phiên xử lại tuyên vô tội. Lần trước xử mới phán quyết có tội, lần sau lại trắng án. Bản thân tôi cũng thấy việc này khó hiểu”.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị tập trung sửa quy định về khâu điều tra vì oan sai
Ông Hùng đề nghị tập trung sửa quy định về khâu điều tra vì án oan sai, nếu có, vẫn cơ bản nằm ở khâu này. Theo đó, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội đề nghị, cần quy định bắt buộc sự tham gia của người bào chữa trong quá trình bắt giam, điều tra bị can để tránh việc tiếp tục có những “con thỏ bị biến thành gấu”, những Nguyễn Thanh Chấn khác.
Nhiều vụ án, ông Hùng băn khoăn, chỉ đến khi ra toà mới rục rịch có luật sư thì không đảm bảo quyền con người. Đại biểu cũng bác bỏ lý lẽ không thể quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình trong hoạt động hỏi cung vì khó khăn. Ông Hùng phân tích, việc quay phim, ghi hình hiện nay, thậm chí chỉ cần một chiếc điện thoại cũng có thể thực hiện được, không phức tạp, tốn kém gì nhiều. Vậy nên, đại biểu cương quyết: “Đừng lấy lý do đó để trì hoãn việc này”.
Tán thành ý kiến này, đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) cho rằng, nói khó ghi hình hoạt động hỏi cung thì đơn giản nhất là ghi âm. Đưa quy định này vào luật là tiến bộ, văn minh, đảm bảo hạn chế rất lớn việc làm sai lệch hồ sơ, mớm cung, bức cung, nhục hình. Theo ông Hùng, chỉ có như vậy quyền của người dân mới được đảm bảo. Đại biểu Cao Bằng cũng thống nhất quan điểm, không có gì khó khăn đến mức không làm được việc này.
Ghi âm, ghi hình lúc hỏi cung quá tốn kém?
Video đang HOT
Theo đại biểu Nguyễn Đức Chung – Giám đốc Công an TP Hà Nội, pháp luật không bắt buộc, nhưng trong một số vụ án cơ quan điều tra thấy bị cáo hay thay đổi lời khai hoặc cần phải đảm bảo ghi hình, ghi âm toàn bộ, lực lượng chức năng vẫn thực hiện. Thủ tục ghi âm, ghi hình rất chặt chẽ, phải lập biên bản ghi rõ cuộc hỏi cung được ghi lại bằng thiết bị gì. Sau đó phải bật lại cho bị can bị, cáo hoặc người bị tạm giam, tạm giữ nghe để xác nhận ký vào, rồi lập biên bản, niêm phong lại. Đảm bảo thủ tục đó, tài liệu ghi âm, ghi hình đó mới có giá trị về mặt pháp lý.
Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, luật chỉ quy định ở vụ án phức tạp (Ảnh Việt Hưng).
Giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, cả nước hiện nay bắt giữ gần 100.000 bị can, bị cáo và ít nhất trong hồ sơ 1 vụ án, từ lúc bị bắt cho đến lúc hoàn thành quá trình điều tra để khởi tố phải có 8 bản cung, 8 bản ghi lời khai, còn có trường hợp lên đến vài chục bản. Từ dẫn chứng đó, Đại biểu Nguyễn Đức Chung quan ngại trang bị hệ thống ghi âm, ghi hình bao nhiêu cho đủ, kho nào để chứa khối lượng hồ sơ khổng lồ đó, toàn bộ kinh phí cho việc này ở đâu ra.
“Tôi thấy quy định này là không thực tiễn, tốn kém và khó khả thi. Luật chỉ nên quy định ở góc độ những vụ án phức tạp, trong quá trình điều tra, bản thân cơ quan điều tra cũng phải thực hiện ghi âm, ghi hình theo đúng quy định pháp luật. Sau này nếu bị can, bị cáo có vấn đề gì thì mới mở niêm phong ghi âm ghi hình ra”, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung nêu quan điểm.
Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) cùng chung lo ngại với Giám đốc Công an Hà Nội, nếu ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can được tiến hành đồng bộ thì chi phí rất lớn. Theo đại biểu nên thực hiện từng bước, trước tiên áp dụng cho án nghiêm trọng, phức tạp ghi âm, ghi hình để phục vụ cho quá trình xét xử.
Cùng vấn đề trên, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) cho rằng, chỉ nên ghi âm hoặc ghi hình trong quá trình hỏi cung bị can một số trường hợp. Còn nếu áp dụng tất cả thì vượt quá khả năng và lấy đâu ra kho chứa đủ lượng hồ sơ đó. Cuối cùng, đại biểu Hoàng đề nghị, Ban soạn thảo luật cần phải tính mức chi phí, lực lượng khi đưa ra vấn đề này để đại biểu thấy rõ có khả thi hay không.
Người bị bắt có quyền “giấu” chứng cứ bất lợi
Ở khía cạnh khác của dự luật, đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) đề cập đến vấn đề bị can khi bị bắt có quyền im lặng, không khai ra những gì bất lợi cho mình để chờ đến khi có luật sư. Tất cả cơ quan điều tra khi tiếp cận người bị bắt cần thông báo cho họ quyền được im lặng. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam có quyền được từ chối trình bày ý kiến hoặc đưa ra chứng cứ bất lợi cho mình.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo đề cập đến vấn đề bị can khi bị bắt có quyền im lặng
Đại biểu Lương Văn Thành (Hải Phòng) đánh giá, quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc không phải nhận mình là người có tội thể hiện sự tiến bộ, phù hợp với công ước về dân sự mà Việt Nam đã tham gia.
Liên quan đến vấn đề trên, Đại biểu Nguyễn Đức Chung (Hà Nội) đồng ý với với phương án trong bản thẩm tra của Ủy ban Tư pháp Quốc hội, quy định theo hướng người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự do trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không bị ép buộc đưa ra lời khai chống lại chính mình và không bị ép buộc nhận mình có tội. “Như thế phù hợp hơn, còn quy định quyền im lặng không đúng, không phù hợp với thực tiễn hiện nay”, đại biểu Nguyễn Đức Chung đưa ra quan điểm.
Báo cáo thẩm tra về Bộ Luật tố tụng hình sự sửa đổi, Ủy ban Tư pháp không tán thành với việc dự thảo quy định “Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can”. Theo Ủy ban Tư pháp thực tiễn cho thấy trong trường phạm tội quả tang, các vụ án chứng cứ đơn giản, rõ ràng và bị can đã nhận tội thì quy định hiện hành về hoạt động hỏi cung không có vướng mắc gì. Theo Ủy ban Tư pháp Quốc hội việc bức cung, nhục hình, nếu có thường xảy ra trước khi khởi tố bị can (khi lấy lời khai người bị bắt, bị tạm giữ) hoặc trong trường hợp phạm tội không quả tang hoặc trong những vụ án phức tạp mà bị can không nhận tội hoặc đổ lỗi cho nhau. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả chống bức cung, dùng nhục hình, bảo đảm phù hợp với thực tiễn, tránh phát sinh thêm thủ tục rườm rà không cần thiết, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng: trong trường hợp phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt chung thân, tử hình hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì cùng với việc lập biên bản phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can.
Q. Phong – P. Thảo
Giao quyền điều tra cho Kiểm ngư là tăng cường bảo vệ chủ quyền biển đảo
Một số ý kiến Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng, nếu giao thêm thẩm quyền điều tra cho lực lượng Kiểm ngư sẽ góp phần tăng cường vai trò, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Sáng 27/5, Đại tướng Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Chính phủ thuyết minh dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự gồm 10 chương với 75 điều, quy định chung những vấn đề như nhiệm vụ của cơ quan điều tra hình sự, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân trong hoạt động điều tra, các hành vi bị nghiêm cấm...
Cấm bức cung, nhục hình
Theo dự thảo, cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Dự thảo Luật tổ chức cơ quan điều tra chỉ rõ hàng loạt hành vi nghiêm cấm. Dự thảo đưa ra việc cấm bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bât ky hinh thưc nao khac xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, dự luật cũng cấm làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc điều tra vụ án hinh sư.
Vê thẩm quyền điều tra cua Cơ quan điêu tra cua Viên kiêm sat nhân dân tôi cao, dự thảo dẫn lại báo cáo cua Uy ban thương vu Quôc hôi giai trinh, tiêp thu, chinh ly dư an Luât tô chưc Viên kiêm sat nhân dân (sưa đôi) đê trinh Quôc hôi thông qua: "Nếu mở rộng thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viên kiêm sat nhân dân tôi cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra lại tất cả các vụ án về tham nhũng xảy ra ngoài hoạt động tư pháp khi phát hiện bỏ lọt tội phạm hoặc oan, sai sẽ dẫn đến chồng chéo với thẩm quyền điều tra của các đơn vị điều tra chuyên trách thuộc Bộ Công an, đồng thời làm kéo dài việc điều tra vụ án.
Sáp nhập cơ quan điều tra tội tham nhũng, kinh tế
Báo cáo thẩm tra dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị sáp nhập Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ bởi vì, tội phạm tham nhũng thường liên quan chặt chẽ với tội phạm về kinh tế và chức vụ.
"Việc sáp nhập hai Cục cảnh sát này đảm bảo tập trung lực lượng và phối hợp với lực lượng trinh sát nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra án tham nhũng, kinh tế, chức vụ", Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nói.
Về bổ sung quy định Kiểm ngư, cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ông Hiện cho biết, trong Ủy ban Tư pháp cũng còn hai luồng ý kiến khác nhau, trong đó một số ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, một số ý kiến nhất chí với đề nghị bổ sung quy định Kiểm ngư, cơ quan Thuế, Uy ban Chứng khoán nha nươc là các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Theo Ủy ban Tư pháp, giao quyền điều tra cho lực lượng Kiểm ngư là góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo
Thành viên Ủy ban Tư pháp cho rằng, các lĩnh vực đặc thù có số vụ vi pham phap luât ngay cang gia tăng, phức tạp, với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Hiện nay, các cơ quan này chỉ có chức năng thanh tra các vụ việc và nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cho cơ quan điều tra chuyên trách. Trong nhiều trường hợp, hoạt động này không đủ sức ngăn chặn, xử lý và răn đe tội phạm.
Theo Ủy ban Tư pháp, nếu cơ quan Thuế, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp giải quyết, xác minh, lấy lời khai ban đầu, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (không tiến hành điều tra toàn diện một vụ án hình sự) thì sẽ kịp thời ngăn chặn, xử lý tội phạm trong các lĩnh vực này.
Hơn nữa, việc giao các cơ quan trên thẩm quyền điều tra ban đầu sẽ giảm tải cho các Cơ quan điều tra chuyên trách. "Riêng đối với cơ quan Kiểm ngư, thực tế cho thấy việc giao cơ quan này là cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra còn góp phần tăng cường vai trò quan trọng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo", đại diện Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho biết.
Quang Phong
Theo Dantri
Bộ Tài chính yêu cầu làm rõ mức phụ thu dịch vụ bán vé máy bay Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo làm rõ về phụ thu dịch vụ bán vé, quy định về khoản thu và mức thu hiện hành của dịch vụ trên trong giá vé máy bay. Ảnh minh họa Tại văn bản số 145/QLG-CNTD, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã đề nghị Cục...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM

Nổ lớn tại nhà máy SGI Vina, 12 người nhập viện cấp cứu

Hai học sinh thiệt mạng do đuối nước

7 học sinh bị lũ cuốn, 1 em ngừng hô hấp, 3 em mất tích

SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Người dân tháo dỡ lều quán trái phép

Tài xế lái xe ngược chiều trên cao tốc Liên Khương - Prenn

Đồng Nai báo cáo Bộ Y tế về tiến độ kiểm tra hồ sơ quảng cáo sữa Milo

SIM rác, cuộc gọi lừa đảo "bủa vây" người dân

Xuất hiện ổ dịch COVID-19 tại trường học ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Phát hiện các đối tượng chôn trái phép chất thải công nghiệp ở Hưng Yên

Phát hiện thi thể học sinh tiểu học sau nhiều giờ mất tích
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
Ukraine tấn công nhà máy chuyên cấp linh kiện cho tên lửa Nga
Thế giới
23:46:37 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025