Đại biểu đề xuất tuổi nghỉ hưu nam nữ như nhau tạo bình đẳng giới
Sáng nay (9.11), Quốc hội đã báo cáo và có những thảo luận về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới lên thảo luận tại nghị trường. Trong phiên thảo luận nhiều đại biểu cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam.
Trước phiên thảo luận chính, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã trình bày báo cáo về vấn đề bình đẳng giới. Bên cạnh những điểm được như: Khoảng cách giới đang dần thu hẹp; thực hiện quy hoạch cán bộ nữ ở 3 cấp tăng; hay lần đầu tiên nước ta có Chủ tịch Quốc hội là nữ thì báo cáo cũng nêu rõ những hạn chế trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới.
Có thể kể tới như vấn đề việc làm cho lao động nữ thấp, tỷ lệ lao động nữ trên 35 tuổi phải nghỉ việc ở khu công nghiệp nhiều, cách tính tỷ lệ lương hưu cho lao động nữ chưa phù hợp…
Ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình bày báo cáo về vấn đề bình đẳng giới. Ảnh: I.T
Kết thúc phần báo cáo, nhiều đại biểu đã thảo luận về các vấn đề có liên quan. Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu đề cập đó chính là vấn đề nghỉ hưu của lao động nữ.
Đại biểu Châu Quỳnh Dao (Kiên Giang) nêu vấn đề: “Trong Bộ luật Lao động, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có sự khác biệt. Chính vì quy định này nên cũng ảnh hưởng đến cơ hội thăng tiến của nữ giới”.
Giơ bảng xin tranh luận về vấn đề này, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nói: “Trước đây pháp luật cho phép lao động nữ được nghỉ hưu sớm, tức là được hưởng thụ sớm hơn. Nhưng mặt trái của nó là không tạo điều kiện cho những người muốn cống hiến được tiếp tục làm việc. Tôi đề nghị tới đây sửa Bộ luật Lao động quy định nam và nữ nghỉ hưu bằng tuổi nhau, nhưng phụ nữ được lựa chọn nghỉ hưu trước tuổi quy định”.
Video đang HOT
Ngoài vấn đề tuổi nghỉ hưu, một vấn đề khác cũng được đại biểu quan tâm thảo luận là vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đại biểu Lê Thị Yến – Ủy viên Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng theo dự báo đến giữa thế kỷ 21, Việt Nam sẽ dư thừa từ 2,3 – 4,3 triệu nam giới ở độ tuổi trưởng thành.
Cụ thể, bà Yến cho biết, nước ta đối mặt với việc mất cân bằng giới tính sau sinh một cách nghiêm trọng. Bà Yến dẫn chứng, nếu như năm 2006 tỉ lệ nam/nữ là 109/100 thì năm 2017 dự báo là 113/100, tỉ lệ mất cân bằng tăng lên rất nhanh. Số tỉnh thành phố có tỷ lệ mất cân bằng giới tính sau sinh cũng tăng nhanh, năm 2009 là 45/63 tỉnh thì năm 2015 là 55/63 tỉnh.
Nguyên nhân của tình trạng này là ảnh hưởng của văn hóa nho giáo khi muốn có con trai để nối dõi tông đường, trọng nam hơn nữ. Hiện nay, xã hội lại có xu hướng sinh ít con, trong khi hệ thống nuôi dưỡng người cao tuổi chưa phát triển, những người già có xu hướng muốn ở cùng con trai.
“Mong muốn sinh được con trai lại trở lên rất dễ thực hiện khi nền y khoa hiện nay có thể dễ dàng lựa chọn giới tính thai nhi, nguy cơ chênh lệch giới tính càng ở mức báo động” – bà Yến nói.
Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới việc thừa nam thiếu nữa trầm trọng ở độ tuổi trưởng thành. Bà Yến cảnh báo, nếu tình trạng này không sớm được cải thiện thì đến giữa thế kỷ 21, Việt Nam có thể sẽ thừa từ 2,3-4,3 triệu nam giới ở độ tuổi trưởng thành.
“Kinh nghiệm ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ cho thấy tình trạng này làm nảy sinh nhiều hệ lụy như “mua” cô dâu nước ngoài, phát sinh nạn hiếp dâm, bạo lực…” – bà Yến cảnh báo.
Trước thực trạng này, bà Yến cho rằng Nhà nước cần phải có những giải pháp thực hiện tuyên truyền và xử lý mạnh tay với những người lựa chọn giới tính khi sinh.
Ngoài những vấn đề trên, một số đại biểu khác còn quan tâm, thảo luận về các vấn đề lao động nữ phải thành “trụ cột” gia đình, phải bán quê để đi mưu sinh; vấn đề nâng tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy, làm đại biểu Quốc Hội…
Theo Danviet
Bảo hiểm xã hội đề xuất giãn lộ trình điều chỉnh lương hưu nữ giới
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất điều chỉnh lương hưu nữ giới có lộ trình đến năm 2022 để không gây thiệt thòi cho người lao động.
Ngày 7/11, ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết tại cuộc họp với Vụ Bảo hiểm Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đề xuất phương án áp dụng lộ trình tính lương hưu cho nữ giới như sau: 15 năm đầu đóng bảo hiểm, lao động nữ được tính bằng 45%; nghỉ hưu năm 2018 và 8 năm tiếp theo, mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%.
Nếu chị em nghỉ hưu năm 2019 thì 6 năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Nếu nghỉ hưu vào năm 2020 thì 4 năm tiếp theo, mỗi năm cộng 3%, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Nếu lao động nữ nghỉ hưu năm 2021, 2 năm tiếp theo mỗi năm cộng 3%; sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%. Nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, các năm tiếp theo mỗi năm tính thêm 2%, tối đa 75%.
Nhiều lao động nữ sẽ thiệt thòi hơn trước nếu nghỉ hưu từ 2018. Ảnh minh họa: Xuân Hoa.
Theo phương án này, để đạt được tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2018 phải có 26 năm đóng BHXH; nghỉ hưu trong năm 2019 phải có 27 năm; năm 2020 là 28 năm; năm 2021 là 29 năm; từ năm 2022 trở đi là 30 năm.
Theo ông Phạm Lương Sơn, phương án này tương đồng với lộ trình thay đổi cách tính lương hưu của lao động nam. Nghĩa là khi kết thúc lộ trình vào năm 2022, để đạt được tỷ lệ hưởng 75% thì cả lao động nam và nữ đều phải có số năm đóng bảo hiểm xã hội tăng thêm 5 năm.
Theo quy định hiện tại, người lao động đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Sau khi đạt tỷ lệ này, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nữ được tính thêm 3%, nam là 2%.
Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2018 theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì các năm sau được được tính thêm 2%. Lao động nữ sẽ phải đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu tối đa 75%, thay vì chỉ cần 25 năm như trước.
Với cách tính này, nhiều người nghỉ hưu năm 2018 sẽ hưởng lương hưu thấp hơn hẳn so với người nghỉ năm 2017, ảnh hưởng đến quyền lợi của lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2017 cả nước có khoảng 57.500 lao động nữ nghỉ hưu; năm 2018 khoảng 49.700 người nghỉ đúng tuổi 55 (chưa tính số nghỉ hưu trước tuổi) và cách tính lương hưu mới sẽ tác động đến khoảng 21.000 lao động nữ trong số đó. Những người này được hưởng lương hưu thấp hơn so với người nghỉ năm 2017 từ 4 đến 10%.
Ngày 3/11, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xem xét, sửa đổi cách tính lương hưu đối với lao động nữ từ đầu năm 2018 (theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014) vẫn như quy định của Luật Bảo hiểm năm 2004.
Theo Đoàn Loan (VNE)
Lùi lương hưu mới đến 2022 để phụ nữ khỏi thiệt Bộ trưởng LĐ-TB-XH hôm nay trao đổi với báo chí bên hành lang QH đã trình Chính phủ phương án lùi áp lương hưu mới từ 2018 sang 2022 do có trên 21.000 lao động nữ bị thiệt. Liên quan đề xuất của Tổng liên đoàn Lao động VN dừng thực hiện khoản 2, điều 56 luật BHXH về cách tính lương hưu...