Đại biểu chất vấn Thống đốc: Làm sao huy động vàng và tiền trong dân?
Thống đốc NHNN cho biết những năm trước tốn nhiều ngoại tệ để nhập vàng nhưng nhiều năm qua, thị trường vàng ổn định.
Chiều ngày 16/11, Quốc hội bắt đầu chất vấn đối với tư lệnh ngành ngân hàng – Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng.
Đề cập chủ đề bitcoin, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đã hỏi Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng có đồng ý đề xuất cho ĐH FPT thu học phí bằng bitcoin?
Thống đốc Lê Minh Hưng nói đây là vấn đề không chỉ của Việt Nam. Nhiều nước cũng đang nghiên cứu, có nước cấm tuyệt đối, một số chỉ khuyến cáo, có nước cho Bitcoin là phương tiện thanh toán nhưng rất ít.
Với Việt Nam, theo quy định pháp luật hiện hành thì tiền ảo không được thừa nhận, việc coi tiền ảo có phải là một tài sản hay không đang có nhiều ý kiến khác nhau.
NHNN đang phối hợp với các bộ ngành để nghiên cứu thêm, nhất là trong xu thế như vậy thì cần phải có khuôn khổ phù hợp để quản lý các loại tài sản ảo hàng hóa.
Về trường hợp Đại học FPT cho sinh viên đóng học phí bằng tiền ảo, NHNN chưa nhận được đề xuất. Khi nhận được, NHNN sẽ hướng dẫn trong thẩm quyền. Nếu vượt thẩm quyền, cơ quan này sẽ tham vấn với các cơ quan liên quan để thống nhất và có hướng dẫn.
Ngoài ra, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) nêu vấn đề vàng, ngoại tệ người dân trực tiếp nắm giữ còn lớn, nếu huy động được có thể bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.
Video đang HOT
Ông dẫn chứng trường hợp gia đình nhà tư sản ông Trịnh Văn Bô, bà Hoàng Thị Minh Hồ đã hiến trên 5.000 lượng vàng trước đây. Và theo dự báo có khoảng 500 tấn vàng và trên 10 tỷ USD trong dân đang cất giữ.
“Xin cho biết quan điểm của Thống đốc về vấn đề này? Sắp tới cơ quan quản lý có chính sách gì? Thống đốc có giải pháp gì hợp lòng dân và cam kết đảm bảo tiền gửi cho người dân hay không bởi lẽ niềm tin với dân rất quan trọng”, ông chất vấn.
Trước những câu hỏi này, Thống đốc cho rằng Chính phủ và các bộ ngành cần kiên định mục tiêu điều hành ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dựng lòng tin của doanh nghiệp… trên cơ sở đó sẽ khiến nguồn vốn không bỏ vào tài sản tài chính như vàng, ngoại tệ. “Việc này cần có thời điểm và lộ trình để chuyển hóa nguồn lực”, Thống đốc nói.
Trước đây, Việt Nam tốn nhiều ngoại tệ nhập khẩu vàng, để thị trường có tác động gây bất ổn. Nhiều năm qua thị trường này ổn định, không mất ngoại tệ nhập vàng; thị trường đang tự điều tiết, chuyển hóa được một phần rất lớn từ vàng cho nền kinh tế.
Với ngoại tệ dù trần lãi suất 0% nhưng thực tế ngoại tệ đã được chuyển hóa qua đồng Việt Nam để đầu tư. Như vậy nếu kiên định đường lối điều hành kinh tế vĩ mô thì sẽ vẫn bảo đảm nguồn lực.
Về cam kết bảo hiểm tiền gửi, Thống đốc khẳng định trong bất cứ trường hợp nào xử lý các phương án đối với các TCTD thì mục tiêu đầu tiên là phải đảm bảo an ninh kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giữ được lòng tin của người gửi tiền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền cho nên chọn bất cứ giải pháp nào mục tiêu đó phải được đảm bảo.
Theo Trí thức trẻ
Thống đốc: Tăng trưởng tín dụng sẽ về đích như kế hoạch
Theo Thống đốc NHNN, tín dụng 10 tháng đã tăng hơn 13% và từ nay đến cuối năm, tín dụng sẽ tăng phù hợp với nền kinh tế, đảm bảo không gây áp lực đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.
Chiều ngày 16/11, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV bước vào chất vấn và trả lời chất vấn đối với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng.
Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) chất vấn rằng, 9 tháng đầu năm tín dụng chỉ tăng 12%, khả năng hấp thụ vốn cuối năm có hạn, lãi suất liên ngân hàng đang ở mức thấp, nếu đẩy vốn mạnh quá có thể gây hiệu ứng ngược. Xin thống đốc cho biết giải pháp để đạt được tốc độ tăng trưởng như kế hoạch (là 18% và điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến nền kinh tế) cũng như mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7%.
Trả lời đại biểu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, căn cứ vào nghị quyết phát triển kinh tế của Trung ương, của Quốc hội, ngành ngân hàng đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng 18% cho năm 2017 và có điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến nền kinh tế.
Đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng tăng hơn 13%, nhanh hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và điều này không có gì đột biến. Quan điểm của chính phủ và ngành ngân hàng đó là đảm bảo an toàn chất lượng tín dụng và vào các lĩnh vực ưu tiên.
Cũng theo Thống đốc, cơ cấu tín dụng 10 tháng qua đã đúng theo chỉ đạo của Quốc hội và chính phủ đó là vào các lĩnh vực ưu tiên. Từ nay đến cuối năm, tín dụng sẽ tăng phù hợp với nền kinh tế, không gây áp lực đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát.
Thống đốc cho biết thêm, với các giải pháp đã đề ra, từ nay đến cuối năm ngành ngân hàng sẽ đạt mục tiêu tín dụng theo đúng mục tiêu và định hướng về kiểm soát chất lượng.
Riêng về tín dụng nông nghiệp cao mà đại biểu còn băn khoăn là dư nợ vào đây còn ít, doanh nghiệp còn khó tiếp cận vốn, Thống đốc cho biết dư nợ với nhóm này đã đạt khoảng 36.000 tỷ (trong kế hoạch 100.000 tỷ), đã đáp ứng được nhu cầu. Quá trình triển khai trong thời gian ngắn nhưng đạt quy mô như vậy là khá cao.
Về số lượng doanh nghiệp tiếp cận được vốn, theo Thống đốc, đã có 6.400 khách hàng, trong đó 6.000 khách hàng là cá nhân, còn lại là doanh nghiệp.
Về việc khó tiếp cận vốn của một số doanh nghiệp, theo Thống đốc, trong thời gian qua dù nhuc ầu cao song các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư công nghệ cao còn hạn chế, khiến các ngân hàng thận trọng trong cho vay. Ngoài ra còn một vấn đề nữa là tiêu thụ sản phẩm - yếu tố quyết định để các ngân hàng giải ngân - lại gặp khó khăn nên ngân hàng cũng không thực hiện được.
Bên cạnh đó, một lý do nữa khiến người có nhu cầu vay vốn phục vụ nông nghiệp chưa được như kỳ vọng đó là giấy chứng nhận tài sản trên đất còn nhiều bất cập nên chưa thể vay được.
Thống đốc nói thêm rằng, với một chính sách mới như nông nghiệp công nghệ cao, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
Về phía NHNN, ngành sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT tạo điều kiện cho doanh nghiệp về các vấn đề liên quan giấy phép đầu tư để đủ điều kiện cho ngân hàng giải ngân.
Bên cạnh đó, hiện Chính phủ đã chỉ đạo, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đã có hướng dẫn về tài sản thế chấp trên đất nông nghiệp. Thống đốc NHNN hi vọng các địa phương sẽ chỉ đạo nhanh cho người dân để dễ dàng tiếp cận vốn hơn, không bị vướng mắc về giấy chứng nhận sở hữu đất.
Còn riêng các ngân hàng, theo Thống đốc, đối tượng vay vốn theo Nghị định 55 đã được mở rộng hơn nhiều so với quy định cũ. Thay vì các đối tượng cho vay chỉ là doanh nghiệp thì nay nghị định đã mở tới hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã.
Với những biện pháp đồng bộ đó, Thống đốc tin rằng thời gian tới tín dụng cho nông nghiệp cao và nông nghiệp sạch sẽ được đẩy nhanh hơn.
Theo Trí thức trẻ
Thống đốc: Ưu tiên hàng đầu cho việc hoàn thiện giấy tờ pháp lý để xử lý nợ xấu, đặc biệt là bất động sản Với một số vụ việc nợ xấu liên quan vụ án cơ quan pháp luật đang điều tra thì NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng, VAMC làm việc với cơ quan chức năng trong từng vụ cụ thể. Lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội trên cương vị Thống đốc NHNN, ông Lê Minh Hưng cho biết dự...