Đại biểu 9/10 ngày lo hít thở không khí ô nhiễm, Bộ trưởng trấn an
Đề cập tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn, đại biểu Quốc hội dẫn số liệu quan trắc cho thấy người Hà Nội phải hít thở bầu không khí “đặc” ô nhiễm, 10 ngày thì đến 9 ngày không khí có bụi quá mức cho phép. Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà khẳng định, tình hình chung không đến mức như vậy.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà là thành viên thứ 2 của Chính phủ đăng đàn trả lời chất vấn hôm nay, 4/6, sau khi Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể rời “ghế nóng”…
Ngay khi bắt đầu phiên chất vấn với tư lệnh ngành TN-MT đã có 66 đại biểu Quốc hội đăng ký chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quán triệt tinh thần chất vấn “hỏi nhanh đáp gọn”.
Có ít phút phát biểu trước khi bắt đầu trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng TN- MT nhắc lại lần đầu “lên ghế nóng” của ông tại nhiệm kỳ này. Khi đó, tình hình của ngành rất nhiều khó khăn, tưởng chừng như không vượt qua nổi. Từ giai đoạn hết sức bị động, ngành đã chuyển sang việc chủ động điều hành, ứng phó với tình hình.
Hà Nội không khí ô nhiễm “đậm đặc”?
Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) đề cập tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng trên các dòng sông lớn (Ảnh: Như Phúc)
Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) đề cập tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra nghiêm trọng, nhất là trên các sông Đáy, Nhuệ, Châu Giang, Cầu, sông Đồng Nai. Đại biểu muốn biết giải pháp giải quyết việc này.
Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho rằng đất và nước là những yếu tố thiết yếu với cuộc sống của con người. Cử tri đã từng đề nghị Bộ tham mưu Chính phủ để xây dựng quy trình công nghệ xử lý rác. Vậy đến nay Bộ TN-MT và KH-CN đã thống nhất được vấn đề này để chuyển giao, khuyến cáo mô hình cho người dân chưa?
Trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm các lưu vực sông là diễn biến đến nay chưa đảo ngược được. Thời gian qua, về nguồn xả thải với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thì cơ quan quản lý nhà nước đã cơ bản kiểm soát được chất lượng nước thải trước khi đổ ra sông.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là hạ tầng để thu gom nguồn nước thải sinh hoạt nên đến nay vẫn 80% lượng nước thái sinh hoạt vẫn đổ thẳng ra môi trường. Sau nữa, phần các làng nghề truyền thống, các cụm công nghiệp cũng chưa kiểm soát được trong khi nguồn lực nhà nước có hạn.
Theo Bộ trưởng, việc xác định trách nhiệm đến nay đã có tiến triển bước đầu là có thể xác định được nguồn nước thải của từng địa phương. Hà Nội đã có cơ chế xã hội hoá tham gia xử lý nước thải.
Giải pháp đề ra là buộc từng thành phố chịu trách nhiệm với nguồn thải của mình. Sau nữa là thu hút các nguồn vốn xã hội hoá tham gia việc xử lý nước thải. Với trách nhiệm của từng địa phương, Bộ sẽ xác lập nguồn giám sát giữa địa phương này với địa phương kia. Bộ TN-MT sẽ là người đánh giá nguồn thải của các địa phương cũng như cung cấp công nghệ chuẩn.
Về vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, Bộ trưởng xác định đây là vấn đề bức xúc hiện nay. Vấn đề này không chỉ có Bộ TN-MT mà còn có Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm vấn đề quy hoạch, Bộ KH-CN chịu trách nhiệm vấn đề xác định công nghệ, nhất là công nghệ xử lý rác.
Bộ trưởng khẳng định nguyên tắc là kiểm soát rác thải nhựa, coi rác thải là nguồn tài nguyên để tiến tới có những nhà máy năng lượng điện từ rác thải hoặc biến rác thải thành phân hữu cơ. Sau khi thẩm định, Bộ TN-MT sẽ công bố công nghệ được chọn cho địa phương được biết.
Video đang HOT
Đại biểu Nguyễn Anh Trí lo lắng cho tình trạng người Hà Nội phải hít thở bầu không khí ô nhiêm “đậm đặc” (Ảnh: Như Phúc)
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí. Theo bản tin hàng ngày, cứ 10 ngày thì người dân Hà Nội có đến 9 ngày hít thở không khí có bụi quá mức cho phép?
Bộ trưởng Trần Hồng Hà không đồng tình với số liệu ông Trí đưa ra vì cho rằng con số đó chỉ là ở 1 trạm quan trắc nhỏ lẻ. Tình hình chung không đến mức như vậy. Nguồn ô nhiễm từ hệ thống giao thông, phương tiện là có nhưng không phải tất cả các nơi đều vậy.
“Chúng ta không nói là không ô nhiễm nhưng không nghiêm trọng như đại biểu phản ánh, không ô nhiễm tới mức vậy. Tất nhiên chúng ta cũng phải cẩn trọng trong việc kiểm soát nguồn thải, nhất là nguồn thải từ giao thông” – Bộ trưởng nói.
Ngoài ra, có vấn đề khác gây ô nhiễm là do hoạt động đốt rơm rạ mỗi khi vào mùa tại các khu vực ngoại thành của Hà Nội.
Bộ trưởng cho rằng, thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm Chính phủ đã ban hành là hết sức bài bản, rồi kiểm soát bụi từ hoạt động giao thông, bắt buộc vệ sinh phương tiện trước khi vào nội đô. Một nguồn ô nhiễm khác là than tổ ong thì thời gian qua đã giảm hẳn ở khu vực Hà Nội.
“Tôi đã làm hết sức mình nhưng chưa hoàn thành chương trình để trình Quốc hội”
Đại biểu Quốc hội Lê Công Đỉnh (Long An) chất vấn về tình trạng sạt lở tại ĐBSCL
Đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) bày tỏ bất an về tình hình sạt lở tại ĐBSCL. Đại biểu đề cập, Chính phủ đã có nghị định năm 2014 về việc huy động các nguồn lực tài chính để ứng phó biến đổi khí hậu khu vực này nhưng hiện vẫn chưa thấy triển khai?
Về vấn đề sạt lở bờ sông, theo Bộ trưởng, lượng cát, 60% bị giữ lại ở các hồ đập thuỷ lợi nên việc đưa phù sa về hạ lưu sông là rất khó khăn. Việc khác là quy hoạch về thuỷ lợi, giao thông để giải quyết được bình diện tổng thể để những nói xói lở nhiều thì mở rộng được bình diện của dòng sông. Bộ TN-MT cũng đã cho cán bộ sang Hà Lan để tìm hiểu kinh nghiệm này.
Từ các nguyên nhân đó, Bộ trưởng TN-MT cho biết, với trách nhiệm của mình, sẽ sớm đề xuất ban hành nghị định về khai thác nguồn cát dọc bờ sông để đánh giá tác động đến dòng chảy và sạt lở.
Giải pháp quan trọng khác là hạn chế việc xây dựng nhà cửa ngay bên bờ sông, thực hiện đúng quy định về việc đảm bảo hành lang bảo vệ 2 bên bờ sông. Đánh giá được “bản đồ” này để di dân tránh xa những vùng có khả năng sạt lở.
“Thời gian qua Bộ đã coi sạt lở là diễn biến nghiêm trọng của thiên tai, bỏ ra 1.500 tỷ đồng để xác định những khu vực bảo vệ, đưa dân tới những vùng ổn định, đảm bảo an toàn” – Bộ trưởng cho biết.
Việc huy động nguồn lực hiện nay, gặp khó khăn, theo Bộ trưởng là xác định đâu là dự án cấp bách ưu tiên để vay ngay nguồn vốn từ bên ngoài để thực hiện dự án. Các nước hết sức quan tâm với vấn đề này. Mỹ, Pháp đều đã cam kết chung tay xây dựng dự án tư vấn cho Việt Nam về vấn đề này. Trong khi tại Việt Nam việc huy động xã hội hoá lại đang còn nhiều hạn chế. Nếu có hướng phù hợp thì hoàn toàn có thể mở ra việc này cho khối tư nhân tham gia.
Đại biểu Lê Công Đỉnh tranh luận lại. Đại biểu băn khoăn khi Bộ trưởng chưa đề cập việc vận động quốc tế ủng hộ cho việc bảo vệ đồng bằng sông Me Kong.
Về vấn đề nguồn lực, đại biểu cũng muốn biết cách để thực hiện chương trình theo mục tiêu đề ra.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói tới UB sông Me Kong với việc phân rõ 2 mặt trận sông Me Kong và Lan Thương để đấu tranh tìm ra giải pháp khai thác, sử dụng bảo vệ nguồn nước sông Me Kong. Tại khu vực, gần như các tổ chức quốc tế đều quan tâm với giá trị nguồn lực cao với nhân loại nói chung của dòng sông.
Bộ trưởng khẳng định ông đã làm hết sức của mình nhưng có khiếm khuyết là chưa đưa ra trình Quốc hội. Ông cam kết kỳ này sẽ trình để có nguồn lực thực hiện chương trình.
Các nhóm vấn đề được chọn cho phiên chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà là công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo; tình trạng ô nhiễm môi trương và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ưng pho vơi biên đôi khi hâu tai cac vung, đia phương, đăc biêt la đông băng sông Cưu Long.
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà
Về công tác quản lý đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khái quát, giá đất và tài chính đất đai tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi có tốc độ phát triển kinh tế xã – hội nhanh, luôn là vấn đề khó và nóng.
Việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có liên quan trực tiếp đến giá đất, người sử dụng đất; tại các khu vực này là nơi có nhiều dự án có quy mô sử dụng đất lớn với vị trí thuận lợi, sinh lời cao; giá đất tại các đô thị luôn cao hơn gấp nhiều lần so với các tỉnh, thành phố khác…
Về vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu, Bộ trưởng nhận định, trong thời gian qua, biểu hiện cực đoan của biến đổi khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, nắng hạn, triều cường… đã gia tăng cả về cường độ và mức độ bất thường.
Số cơn bão nhiều hơn và có xu hướng dịch chuyển vào phía Nam (năm 2017 có 16 cơn bão và cơn bão số 16 đã đi về phía đồng bằng sông Cửu Long). Tình trạng rét đậm, rét hại, băng tuyết xuất hiện nhiều hơn (liên tục những năm gần đây đều có băng tuyết tại các tỉnh miền núi phía Bắc và tháng 4 năm 2018 xuất hiện băng tuyết bất thường tại tỉnh Lào Cai).
Nắng nóng, khô hạn lâu hơn (hạn hán năm 2016 tại khu vực Nam Trung Bộ là đợt hạn kỷ lục lịch sử trong 100 năm qua); hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện với diện rộng hơn (mùa khô năm 2016 – 2017 có 11 trên 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long buộc phải công bố tình trạng thiên tai)…
Đáng nói, theo Bộ trưởng, so với năm 2017, các loại hình thiên tai (trừ sóng thần) đều xuất hiện và dự báo sẽ cực đoan hơn về cường độ trong năm 2018…
P.Thảo
Theo Dantri
Nhà nước thu được bao nhiêu tiền từ nguồn lực đất đai?
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà, người đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay, 4/6 cho biết, nguồn thu từ đất đai tăng mạnh qua các năm, đóng góp lớn cho ngân sách nhiều địa phương...
Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà là vị tư lệnh ngành thứ 2 đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội
Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà là chủ thể chính của phiên chất vấn về các nhóm vấn đề: công tác quản lý đất đai tại các thành phố lớn, các địa phương có nhiều khiếu nại, tố cáo; tình trạng ô nhiễm môi trương và kiểm soát hoạt động xả thải của các doanh nghiệp; các biện pháp ưng pho vơi biên đôi khi hâu tai cac vung, đia phương, đăc biêt la đông băng sông Cưu Long.
Quản giá đất tại đô thị lớn luôn "khó và nóng"
Báo cáo về các nội dung chuẩn bị cho phiên chất vấn, về quản lý đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, giá đất và tài chính đất đai tại các tỉnh, thành phố lớn, nơi có tốc độ phát triển kinh tế xã - hội nhanh, luôn là vấn đề khó và nóng.
Việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có liên quan trực tiếp đến giá đất, người sử dụng đất, tại các khu vực này là nơi có nhiều dự án có quy mô sử dụng đất lớn với vị trí thuận lợi, sinh lời cao; giá đất tại các đô thị luôn cao hơn gấp nhiều lần so với các tỉnh, thành phố khác...
Nguồn thu từ đất đai (không tính các khoản thu từ phí, lệ phí) tăng qua các năm đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, điển hình như thành phố Hà Nội, năm 2014 là 14.218 tỷ đồng, năm 2015 là 20.453 tỷ đồng, năm 2016 là 33.894 tỷ đồng. Thành phố Đà Nẵng, năm 2014 là 1.255 tỷ đồng, năm 2015 là 2.517 tỷ đồng, năm 2016 là 3.166 tỷ đồng. TPHCM, năm 2014 là 9.199 tỷ đồng, năm 2015 là 21.394 tỷ đồng, năm 2016 là 23.894 tỷ đồng.
Về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, trước năm 2013, mỗi năm Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được từ 6.000 đến 10.000 đơn. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay, đơn thư gửi đến Bộ giảm dần (năm 2017 chỉ còn 3.500 đơn), trong đó gần 2% số vụ việc thuộc thẩm quyền của Bộ (năm 2016 là 18 vụ, năm 2017 là 25 vụ), hơn 80% đơn đang thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, gần 18% đơn đã có quyết định giải quyết cuối cùng (hoặc lần 2).
Trong đó, từ năm 2013 đến nay, đơn khiếu nại chiếm 70% (đa số là đơn có nội dung khiếu nại liên quan đến việc áp dụng chính sách pháp luật đất đai trước năm 2013), đơn tranh chấp đất đai chiếm 12% (đa số tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân); đơn đòi lại đất cũ chiếm 7%; đơn tố cáo sai phạm về đất đai 11%.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà khái quát, công tác tiếp nhận đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân gửi về Bộ thời gian gần đây cho thấy, một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo tương đối cao. Cụ thể, TP Hà Nội (2.072 đơn), TPHCM (1.125 đơn), Đà Nẵng (132 đơn), Bình Định (630 đơn), Đồng Tháp (398 đơn), Khánh Hòa (368 đơn), Tp. Hải Phòng (357 đơn), Bắc Ninh (336 đơn), Bà Rịa - Vũng Tàu (328 đơn), TP Cần Thơ (296 đơn)...
Cuộc sống của người dân "hậu thu hồi đất" tiềm ẩn rủi ro
Tư lệnh ngành TN-MT nhận định, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về đất đai của một số tỉnh, thành phố có nhiều khiếu nại, tố cáo về đất đai còn một số hạn chế như việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đất đai còn chậm hơn so với thời điểm Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.
Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất nhằm khai thác nguồn lực đất đai thực hiện còn rất hạn chế, hầu hết là vẫn thực hiện giao, cho thuê trực tiếp cho các nhà đầu tư. Nguyên nhân là do nhiều địa phương đặt nặng thu hút đầu tư hơn là việc tăng thu ngân sách nhà nước thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Bên cạnh đó, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vẫn còn nhiều bất cập, khiếu kiện luôn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 70%), chưa đảm bảo sinh kế cho người bị thu hồi, phát sinh nhiều chi phí (như: chuyển đổi chỗ ở, việc làm, học hành, đi lại, thu nhập, y tế, tâm lý, hòa nhập cộng đồng nơi ở mới..).
Cuộc sống "hậu thu hồi đất, hậu tái định cư" của người dân tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi điều kiện đảm bảo về an sinh xã hội chưa cao; trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng như cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa kịp thời và chặt chẽ.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng TN-MT: Tính toán việc nhận chìm bùn thải với cả đời nhiệt điện Vĩnh Tân Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giải thích, các chất nạo vét từ biển đều được xem là tài nguyên biển, cần cố gắng tái sử dụng ở mức cao nhất. Dự án nhận chìm 1 triệu m3 bùn nạo vét tại nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã từng được đánh giá nhưng nay cần xét lại toàn diện để tính tới khả...