Đài Bắc nói Bắc Kinh đang củng cố năng lực tấn công
Đài Bắc ra báo cáo đánh giá năng lực phòng thủ mới nhất, cho rằng Bắc Kinh đang củng cố năng lực tấn công và phong toả hòn đảo.
“ Trung Quốc đại lục tăng thái độ thù địch và đe dọa chúng tôi, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn và xung đột, đồng thời phá vỡ hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan”, theo bản sao đánh giá của cơ quan phòng vệ Đài Loan.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan thực hiện đánh giá năng lực phòng thủ của hòn đảo 4 năm một lần. Báo cáo mới nhất cảnh báo Trung Quốc đại lục đang triển khai chiến thuật “vùng xám” để gây sức ép lên hòn đảo, bao gồm các cuộc diễn tập liên tiếp trong khu vực và những lần điều máy bay cùng tàu thuyền quân sự áp sát.
Tài liệu này cho biết Trung Quốc đại lục điều nhiều máy bay, trong đó gồm máy bay không người lái ( UAV), liên tục áp sát vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của đảo Đài Loan trong nỗ lực “làm hao mòn” lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo. “Trung Quốc đại lục tiếp tục hiện đại hóa quân đội và tăng cường năng lực trong cuộc chiến với Đài Loan”, báo cáo viết.
Tiêm kích F-16 của phòng vệ Đài Loan giám sát oanh tạc cơ H-6 của quân đội Trung Quốc tháng 2/2020. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Video đang HOT
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc “xây dựng bản sao” các cơ sở quân sự của lực lượng này để “huấn luyện tấn công”, đồng thời tổ chức các cuộc diễn tập đổ bộ mô phỏng chiến dịch tấn công hòn đảo.
Trung Quốc đại lục có khả năng “đóng cửa một phần” cảng cùng các tuyến đường biển quan trọng của Đài Loan và chặn hoạt động vận tải biển tới hòn đảo, đồng thời “triển khai tên lửa tầm xa ngăn lực lượng nước ngoài hỗ trợ”, cơ quan phòng vệ Đài Loan nhận định.
Báo cáo của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết Trung Quốc đại lục tiến hành “tâm lý chiến” và phát tán “tin giả” nhằm “làm tổn hại lòng tin của người dân” đối với giới chức hòn đảo.
Trung Quốc chưa bình luận về thông tin trên.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu cần. Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi đầu tháng 3 khẳng định Trung Quốc kiên quyết ngăn chặn “bất cứ hoạt động ly khai nào nhằm tìm cách cho Đài Loan độc lập”.
Vị trí đảo Đài Loan (Trung Quôc). Đồ họa: Google .
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn đang giám sát tiến trình hiện đại hóa của lực lượng phòng vệ, bao gồm đề án đóng tàu ngầm, chương trình phát triển tên lửa tầm xa và nâng cấp năng lực tác chiến trên không. Tuy nhiên, phòng vệ Đài Loan bị đánh giá là “lép vế” trước quân đội Trung Quốc, khi lực lượng này biên chế tiêm kích tàng hình, tàu sân bay và các khí tài tiên tiến khác.
Vấn đề Đài Loan là nguyên nhân gây căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, được nêu ra trong hội đàm cấp cao giữ hai nước ngày 18/3. Mỹ là bên cung cấp vũ khí và hậu thuẫn chính cho Đài Loan. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trấn an giới chức đảo Đài Loan rằng cam kết của họ với hòn đảo là “vững chắc”, đặc biệt sau khi Trung Quốc tăng cường hoạt động quân sự trong khu vực.
Đài Loan xua đuổi hàng nghìn tàu nạo hút cát Trung Quốc đại lục
Đài Loan xua đuổi gần 4.000 tàu nạo hút cát từ Trung Quốc đại lục trong năm 2020, trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng áp lực lên hòn đảo.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm nay cho biết đã ghi nhận lượng lớn tàu hút cát Trung Quốc tại vùng biển quanh hòn đảo trong năm 2020. Tính đến tháng 11/2020, Đài Loan đã xua đuổi 3.969 tàu, gấp nhiều lần con số 600 tàu năm 2019 và 71 tàu năm 2018.
Tàu tuần tra của lực lượng phòng vệ Đài Loan. Ảnh: Lực lượng phòng vệ Đài Loan.
Trung Quốc từ lâu đã sử dụng tàu dân sự được hải cảnh hậu thuẫn để thực thi những yêu sách chủ quyền vô lý trong khu vực, cũng như quấy rối tàu của các nước láng giềng theo chiến thuật được giới phân tích gọi là "vùng xám". Tàu đánh cá và nạo hút cát cũng được Bắc Kinh sử dụng trong hoạt động cải tạo trái phép các thực tế tại Biển Đông.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất. Bắc Kinh không ngừng tăng sức ép về kinh tế và ngoại giao lên Đài Bắc kể từ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, người phản đối nguyên tắc "một Trung Quốc", nhậm chức năm 2016.
Bắc Kinh đã liên tiếp triển khai oanh tạc cơ và tiêm kích áp sát đảo Đài Loan trong ngày 24 và 25/1 sau khi người đứng đầu Văn phòng Văn hóa và Kinh tế Đài Bắc tại Mỹ được mời tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden.
Chính quyền Biden cảnh báo "những nỗ lực đe dọa" của Bắc Kinh sẽ không làm suy giảm quan hệ đồng minh giữa Washington và Đài Bắc. Mỹ cũng điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông để thực hiện "các hoạt động thường kỳ", trong đó có chiến dịch di chuyển bảo đảm tự do hàng hải.
Mỹ dỡ hạn chế với Đài Loan Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố sẽ bỏ các hạn chế về giao thiệp giữa quan chức Mỹ với đảo Đài Loan, động thái có thể khiến Bắc Kinh nổi giận. Trong nhiều năm, Washington đã "đặt ra những hạn chế nội bộ phức tạp để điều chỉnh" giao thiệp của quan chức Mỹ với đảo Đài Loan "nhằm xoa dịu Bắc Kinh", Ngoại...