Đại án VNCB: Y án Phạm Công Danh 30 năm tù, bác kháng cáo 25 bị cáo
Gần 1 tuần nghị án, HĐXX TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên án đối với Phạm Công Danh và 35 đồng phạm trọng vụ án làm thất thoát hơn 9.000 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng ( VNCB).
Quang cảnh phiên toà xét xử đại án VNCB.
Ngày 24/1, sau gần một tháng xét xử và nghị án, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB) mức án 18 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt bị cáo phải nhận 30 năm tù – mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn. Đây cũng là mức án mà phiên toà sơ thẩm đã tuyên phạt đối với bị cáo Danh, thời hạn tù áp dụng từ ngày 29/7/2014.
HĐXX nhận định, từ khi Phạm Công Danh nắm quyền kiểm sát, chi phối ngân hàng VNCB đã liên tiếp mắc hàng loạt sai phạm. Cụ thể, bị cáo Danh đã dùng các công ty do mình thành lập để ký hợp đồng khống, rút tiền từ VNCB ra để chi tiêu cá nhân và trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh (do Danh làm Tổng giám đốc).
Bị cáo Phạm Công Danh bị tuyên phạt 30 năm tù, y án sơ thẩm.
Trong thời gian ngắn từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2014, Phạm Công Danh đã đề ra chủ trương, chỉ đạo, tổ chức phân công cho những nhân viên dưới quyền của VNCB và những làm thuê tại Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỉ đồng. Đến thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu của VNCB âm hơn 18.000 tỉ đồng, tổng số nợ phải trả là 38.255 tỉ đồng.
Cũng bị truy tố về hai tội danh trên, bị cáo Phan Thành Mai (45 tuổi, nguyên Tổng giám đốc VNCB) nhận 22 năm tù; Mai Hữu Khương 20 năm tù; Hoàng Đình Quyết 19 năm tù. HĐXX quyết định không chấp nhận kháng cáo của 25 bị cáo, 27 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, giữ nguyên toàn bộ bản án sơ thẩm ngày 9/9/2016 của TAND TP.HCM. HĐXX nhận thấy gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên đặc biệt nghiêm trọng sẽ chịu 10 năm tù, tòa chỉ xử phạt dưới khung hình phạt nên không chấp nhận kháng cáo.
Nhóm bị cáo Phan Thành Mai; Mai Hữu Khương và Hoàng Đình Quyết bị tuyên y án sơ thẩm.
Liên quan đến số tiền hơn 5.000 tỷ đồng, tại toà bà Trần Ngọc Bích và 13 người liên quan kháng cáo về số tiền 5190 tỷ đồng, bà Bích và những người bảo vệ lập luận rằng số tiền trên của bà Bích là do sai phạm của cán bộ ngân hàng VNCB. Số tiền 5.190 tỷ đồng là hoạt động nhiệm vụ bình thường của chi nhánh không cần phải báo cáo cấp trên, các bị cáo không phải chịu trách nhiệm hình sự với các khoản vay này.
Video đang HOT
HĐXX cho rằng vấn đề các luật sư nêu ra không có căn cứ chấp nhận, vì biên bản trên là cơ sở để cho vay, đây là hành vi che đậy trái quy định. Số tiền 5.190 tỷ đồng được giải ngân trước là vi phạm quy định cho vay của thống đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Do đó, số tiền này là vật chứng vụ án, cần được thu hồi trả lại VNCB như án sơ thẩm là có căn cứ. Do đó số tiền trên không được tất toán cho các khoản vay của bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Qúy Thành và các cá nhân liên quan, vì vậy giao các sổ tiết kiệm cho VNCB được xem là chưa tất toán nên kháng cáo của Trần Ngọc Bích, Trần Qúy Thanh và các cá nhân có sổ tiết kiệm không có căn cứ chấp nhận.
HĐXX cấp phúc thẩm bác kháng cáo của bà Trần Ngọc Bích và những người liên quan.
Đối với đề nghị của VKS cấm xuất cảnh với những người đã bị khởi tố và đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự tại tòa phúc thẩm, tòa cho biết việc cấm xuất cảnh là biện pháp hành chính, quá trình điều tra vụ án giai đoạn hai, nếu xét thấy cần thiết thì Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ có quyết định. Với đề nghị của VKS về việc làm rõ các khoản tiền lãi mà Trần Ngọc Bích, Trần Quý Thanh đã nhận để truy thu thuế thu nhập cá nhân và làm rõ hành vi trốn thuế, HĐXX ghi nhận ý kiến này, đề nghị cơ quan điều tra xem xét theo quy định của pháp luật.
Đối với kháng cáo của bà Quách Kim Chi (vợ bị cáo Danh) yêu cầu giải tỏa kê biên các tài sản tại Hồ Văn Huê, nhà biệt thự tại Bình Chánh, quyền sử dụng đất và nhà tại Nguyễn Trọng Tuyển (Q. Tân Bình), số tiền 621.000 USD và đồng hồ, nhẫn. HĐXX xét thấy Thiên Thanh có vốn điều lệ do 2 thành viên góp vốn, trong đó Quách Kim Chi là 20%. Tại phúc thẩm, Quách Kim Chi chỉ xuất trình được các báo cáo chưa đủ cơ sở chứng minh bà Chi đủ 20% góp vốn. Hơn nữa, bà Chi cho biết không biết hành vi của ông Phạm Công Danh. Theo Tòa, việc giải tỏa kê biên các tài sản trên là đúng, có căn cứ. Về số tiền 621.000 USD, kháng cáo Quách Kim Chi là không có cơ sở chấp nhận.
Xét kháng cáo của các ông bà Hứa Thị Phấn, Hồ Trọng Thắng… đề nghị hủy quyết định vụ án liên quan đến bà Phấn, ông Hoàng Văn Toàn là đúng thẩm quyền; không chấp nhận kháng cáo của các ông bà, Linh, Phấn, Thắng.
Tòa tuyên thu hồi 5.190 tỉ đồng là vật chứng của hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước. Do tiền bị thu hồi nên bị cáo Phạm Công Danh còn nợ ông Thanh, bà Bích số tiền 5.190 tỉ đồng. Đây là số tiền gây nhiều tranh cãi trong vụ án.
Trung Kiên – Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Phạm Công Danh và đồng phạm xin giảm án
Nói lời sau cùng trước toà, bi cao Phạm Công Danh khẳng định không lấy tiền của VNCB và xin miễn trách nhiệm hình sự hoặc giảm án cho thuộc cấp, các bị cáo khác là đồng phạm của bị cáo Danh cũng đồng loạt xin giảm án. Dự kiến ngày 24/1, toà sẽ tuyên án.
Các bị cáo tại tòa. (Ảnh: T.K)
Tiêu chí để tranh luận "thật - giả" là gì?
Ngày 17/1, phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) do bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB) và đồng phạm tiếp tục với phần đối đáp của các luật sư và đại diện VKS về những vấn đề của bản án sơ thẩm.
Sau khi nghe VKS bảo lưu quan điểm và kiến nghị về xem xét trách nhiệm hình sự của ông Trần Quí Thanh và bà Trần Ngọc Bích là đồng phạm với Phạm Công Danh, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, bảo vệ quyền lợi cho ông Thanh, bà Bích và 16 người liên quan xung quanh số tiền 5.190 tỉ đồng đã diễn ra. Theo luật sư Uyên, việc VKS quy kết cho ông Thanh, bà Bích đồng phạm và trốn thuế là không có cơ sở.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo - đại diện của nhóm 17 khách hàng (gồm 14 cá nhân có 35 khoản vay tháng 8/2013 và 3 cá nhân chủ sở hữu 6 sổ tiết kiệm) cho rằng: 35 khoản vay ngày 21 và 26/8/2013 của 14 cá nhân độc lập là các khoản vay thật, ký thật, người thật và cầm cố bằng chính các sổ tiết kiệm thật thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân họ hoặc vợ chồng họ. Những nội dung này được từng người khẳng định trong bản tường trình gửi CQĐT, có trong hồ sơ vụ án.
Mặt khác, chính bên cho vay vốn là VNCB trong Công văn số 2987/2014/CV-VNCB ngày 24/10/2014 xác định: "Hồ sơ vay vốn của khách hàng ngày 21/08/2014 và ngày 26/08/2014 với tổng số tiền 5.190 tỷ đồng hoàn toàn đúng theo quy định, 3 lần gia hạn nợ đều có ký kết phụ lục hợp đồng".
"Mặc dù tất cả đều là thật (khoản vay thật, người thật, chữ ký thật, tài sản đảm bảo là thật, tiền thật) nhưng VKS cho rằng đây là hợp đồng vay giả tạo. Trên cơ sở nhận định là giả tạo, VKS nhận định Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích có sai phạm trong việc vay tiền ngân hàng, vì vậy có dấu hiệu đồng phạm", Bà Thảo lập luận.
VNCB tự ý cho vay 300 tỷ đồng, tự ý nhận cầm cố trái pháp luật bằng 6 sổ tiết kiệm của Trang, Phục, Dung, tiền giải ngân chuyển cho Phạm Công Danh chi tiêu. Tất cả đều không có chứng từ, không hồ sơ vay vốn, không có chữ ký hợp pháp của chủ sổ tiết kiệm, chỉ có một tài liệu được xem là một bản fax có chữ ký của Nguyễn Thị Mỹ Dung, nhưng không rõ là bản chính, hay bản photo, không rõ nguồn gốc từ đâu.
Các luật sư khẳng định tài liệu được coi là bản fax này bị làm giả, ngụy tạo, không có giá trị, không xác thực và đã kiến nghị HĐXX cho giám định tính xác thực, hợp pháp của tài liệu này nhưng chưa được thực hiện. Dù không có hồ sơ vay, không có chữ ký của chủ sổ tiết kiệm, tài liệu giả mạo nhưng VKS nhận định đây là khoản vay thật và kiến nghị thu hồi 6 sổ tiết kiệm 303,5 tỷ đồng của Trang, Phục, Dung để xử lý cho khoản vay này.
"Vậy, theo quan điểm của VKS, thế nào là thật? Thế nào là giả? Một cái thật thì bị cho là giả để thu hồi 118 sổ tiết kiệm, một cái giả thì được cho là thật để thu hồi 6 sổ tiết kiệm thuộc quyền sở hữu của mỗi người chúng tôi đề nghị HĐXX yêu cầu VKS trả lời rõ ràng: Cơ sở, tiêu chí để tranh luận "thật - giả" là gì?
Các bị cáo nói lời sau cùng
Bị cáo Phạm Công Danh (Ảnh: T.K)
Đứng trước vành móng ngựa và được cho nói lời sau cùng, bị cáo Phạm Công Danh cam ơn cơ quan tô tung đa tao điêu kiên cho ông chưa bênh đê tiêp tuc tham gia phiên toa.
Bị cáo Danh mong HĐXX xem xet lai bôi canh bi cao tiêp quan ngân hang Đai Tin, bi cao đa không lương trươc đươc nhưng kho khăn và đa phải ban hang chuc căn nha đê xây dưng ngân hang và duy tri thanh khoan. Bi cao không lây bât cư đông tiền nao cua ngân hang VNCB.
Bi cao Danh cũng xin miên trach nhiêm hinh sư hoăc giam nhe hinh phat cho nhưng ngươi thuôc câp của bi cao vì những ngươi nay tin tương vao uy tin cua bi cao; ho cũng la nhưng ngươi nô lưc lam viêc nhăm xây dưng ngân hang chư không co lơi ich gi. Bi cao Danh xin lôi nhưng ngươi thuôc câp cua bi cao cung như những gia đinh co bi cao dính líu trong vu an nay. Bi cao Danh cam ơn cac luât sư đa giup đơ minh nhăm tim ra sư thât.
Bị cáo Phan Thành Mai trình bày, 30 tháng đã trôi qua kể từ ngày khởi tố, bị cáo luôn suy nghĩ đến những tổn thất trực tiếp và gián tiếp mà bị cáo đã gây ra, những nỗi đau mà bị cáo đã gây ra cho đồng nghiệp, gia đình. Bị cáo không còn được làm việc, lao động, hoài bão, suy nghĩ, ước mơ, đây là những nỗi đau của bị cáo.
Các bị cáo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương và Hoàng Đình Quyết (Ảnh: T.K)
Việc giải cứu một ngân hàng đã lỗ quá lớn liệu có đáng. Vì thế, gánh nặng chi phí trên trời rơi đầu xuống anh Danh. Chi phí anh Danh trả cho khách hàng, ông Thanh có thể thu hồi được nhưng lại lợi dụng sự khó khăn của ngân hàng. Cùng với sự chuyển giao không thành công cho nhóm Thiên Thanh, khiến ngân hàng lỗ 6 tỷ đồng/ngày không có doanh thu, không thể cứu vãn được. Bị cáo luôn hy vọng rằng HĐXX sẽ luôn công tâm, phán xét khách quan, đầy tính nhân văn.
Bị cáo Hoàng Đình Quyết gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến HĐXX và đại diện VKS. Bị cáo trình bày, trước khi vụ án xảy ra, mọi người gần như không biết bị cáo là ai. Tuy nhiên khi xảy ra thiệt hại 9.000 tỷ đồng, bị cáo nổi lên như một nhân vật "lịch sử", nhưng lại gây đau buồn cho gia đình, bạn bè và tổn hại đến xã hội. Nếu bị cáo chủ tâm gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng thì không có hình phạt nào có thể trừng phạt được. Nay bản chất vụ việc đã được làm rõ, bị cáo mong HĐXX xem xét lượng hình cho bị cáo tổng quan hơn.
Bị cao Mai Hưu Khương cho rằng, bât kỳ môt vu an kinh tê nao cung xuât phat tư tư lơi ca nhân nhưng trong vu an nay thi khac, cac bi cao chi mong muôn đưa ngân hang thoat khoi kho khăn chư không hê tư lơi gi. Bị cáo kinh mong HĐXX xem xet lai bôi canh nguyên nhân xay ra vu an đê giam nhe hinh phat cho cac bi cao trong vu an nay.
Những bị cáo còn lại liên quan đến vụ đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB đều mong HĐXX xem xét, xin giảm án.
Sau phần nói lời sau cùng của các bị cáo, HĐXX nhận định, do tinh chât vu an phưc tap nên tòa quyêt đinh nghi an keo dai va se tuyên an vao ngay 24/1.
Trung Kiên - Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Lời khai đối nhau giữa Phạm Công Danh và thuộc cấp về số tiền 5.190 tỷ Liên quan đến số tiền hơn 5.000 tỷ đồng của khách hàng bị "bốc hơi" khi gửi tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), bị cáo Phạm Công Danh và thuộc cấp trả lời đối nghịch nhau, mỗi người một kiểu khi bị toà xét hỏi. Bị cáo Phạm Công Danh và thuộc cấp khai đối nghịch nhau về khoản tiền hơn 5.000 tủ...