Đại án VNCB: Nhóm giám đốc “bù nhìn” sập bẫy anh em Phạm Công Danh?
Lập ra hàng loạt Công ty “con” thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, anh em Phạm Công Danh, Phạm Công Trung đã “nhờ” những người lao động là bảo vệ, rửa xe, lái xe… làm giám đôc và họ đã ký hô sơ vay tiên hàng trăm tỉ đông mà không hay biêt mình phạm tội.tiền 5.190 tỷ
Các bị cáo tại to
Phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN – VNCB) và đồng phạm trong đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) còn khiến dư luận quan tâm là nhóm giám đốc “bù nhìn” vốn là bảo vệ, nhân viên rửa, người không có kiến thức… được Phạm Công Danh và Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) nhờ làm giám đốc.
Khi họ lâm vào cảnh tù tội thì Phạm Công Danh chôi bỏ trách nhiệm, cho rằng mình không chỉ đạo. Còn Phạm Công Trung đên nay vân không xác định được đã đóng vai trò gì trong vụ án?
Trong phần xét hỏi ngày 5 và 6/1, phiên tòa phúc thẩm “đại án” kinh tế do Phạm Công Danh và đồng phạm gây ra, HĐXX đã xét hỏi các bị cáo về hành vi cho vay 5.000 tỉ đồng. Năm 2013, các Công ty “con” thuộc Tập đoàn Thiên Thanh vay 4.700 tỉ đồng dùng tăng vốn điều lệ của VNCB. Khi bị đòi nợ, Phạm Công Danh chỉ đạo VNCB phải cho các Công ty này vay vốn để trả nợ. Toàn bộ số tiền vay 4.700 tỉ đồng từ VNCB được chuyển cho Phạm Công Danh sử dụng.
Tất cả 12 Công ty vay vốn tại VNCB đều được xác định thực chất là của Tập đoàn Thiên Thanh do Phạm Công Danh và Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) lập ra. Lãnh đạo các Công ty này đều không biết gì, xuất thân từ bảo vệ, rửa xe… do tin tưởng Phạm Công Danh và Phạm Công Trung mà nay phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhóm bị cáo là thuộc cấp đắc lực giúp Phạm Công Danh phạm tội.
Trả lời trước HĐXX, bị cáo Nguyễn Văn Cường khai, được làm giám đốc công ty Cường Tín từ cuối năm 2012, công ty chỉ có một mình bị cáo chứ không còn thêm một nhân sự nào khác. Bị cáo không rõ thời gian ký nhận tiền vay từ ngân hàng VNCB, chỉ biết Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì ký nhận.
Bị cáo Trần Thanh Tùng, xuất thân từ công việc làm bảo vệ cho tập đoàn Thiên Thanh, bất ngờ bị cáo được mời làm giám đốc công ty Thanh Quang từ tháng 6/2012, mọi giấy tờ do tập đoàn Thiên Thanh sắp xếp. Bị cáo không rõ mình ký nhận vay tiền lúc nào chỉ biết Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì ký nhận, bị cáo cũng không biết vay tiền để làm gì. Với số tiền 76 tỷ bị cáo ký nhận đến khi bị bắt bị cáo mới biết. Thời điểm được làm giám đốc bị cáo nhận được mức lương 10 triệu/tháng.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Anh Vinh, làm giám đốc công ty Nhất Nhất Vinh, bị cáo không nhớ rõ thời gian ký nhận hợp đồng vay tiền, chỉ thấy Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì ký. Bị cáo làm họa sĩ nhờ vợ là bị cáo Thu làm nhân viên của Thiên Thanh nên cũng được nhờ làm giám đốc, thấy Danh mới mua ngân hàng, tin tưởng Danh nên mới xác nhận giúp Danh làm giám đốc bù nhìn.
Bị cáo Cao Phước Nhàn, giám đốc công ty Phước Hải, bị cáo cũng giống như những giám đốc khác chỉ là được nhờ làm giám đốc. Trước khi làm giám đốc thì bị cáo chỉ là nhân viên bảo vệ của tập đoàn Thiên Thanh, đầu năm 2014 thì bắt đầu ký hợp đồng vay tiền chỉ thấy Quỳnh Trang đưa hồ sơ thì vay tiền thì ký. Làm giám đốc thì được Thiên Thanh trả lương 10 triệu đồng/tháng.
Tại tòa, tất cả các bị cáo cũng thừa nhận dù nhận tiền lương giám đốc nhưng các bị cáo cũng biết công ty không có hoạt động kinh doanh gì, toàn bộ giấy tờ, con dấu, hồ sơ đều do công ty nắm giữ. Khi giám đốc cần thì gọi lên để ký vào giấy tờ thì ký chứ có người không nắm rõ việc ký này là những loại giấy tờ gì và để làm gì.
Bị cáo Phạm Công Danh.
Đặc biệt, trong số 12 người nhận lời làm giám đốc các công ty con cho Tập đoàn Thiên Thanh thì có đến 2 cặp vợ chồng cùng tham gia làm giám đốc “bù nhìn” và bây giờ ra tòa làm bị cáo thật. Đó là vợ chồng bị cáo Nguyễn Quốc Thịnh (giám đốc Công ty Thịnh Quốc) và Hồ Thị Đi (28 tuổi, ngụ Quảng Ngãi; giám đốc Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt). Hai bị cáo này liên đới chịu trách nhiệm đối với số tiền bị thất thoát khỏi VNCB là 720 tỉ đồng (trong đó bị cáo Thịnh ký hồ sơ vay 370 tỉ đồng; Hồ Thị Đi ký hợp đồng vay của VNCB số tiền là 350 tỉ đồng).
Bị cáo Phan Thị Hà Thu cho biết, được làm giám đốc công ty Đại Hoàng Phương từ cuối năm 2010, con dấu, giấy phép kinh doanh thì do tập đoàn Thiên Thanh giữ, công ty hoạt động gì bị cáo cũng không rõ. Vưu Thị Diệu khai: “Phạm Công Trung nhờ bị cáo làm giám đốc. Lúc đầu, Tập đoàn Thiên Thanh trả lương 5 triệu, sau đó 10 triệu. Lúc ký hợp đồng không biết, sau mới biết là ký vay hơn 200 tỉ đồng…”.
Tuy nhiên đến nay, phiên tòa phúc thẩm vẫn chưa thấy xét hỏi để làm rõ vai trò của Phạm Công Trung trong vụ án?
Tại toà, bị cáo Phạm Công Danh đã phủ nhận mình không chỉ đạo việc thẩm định tài sản, cho vay, không liên quan gì đến các Công ty vay tiền. Bị cáo Danh chối bỏ trách nhiệm với những người lao động đã làm thuê cho Danh và Trung, sau khi “đẩy” họ vào lao lý.
Trung Kiên – Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Ông Trần Quí Thanh không xuất hiện có ảnh hưởng đến phiên toà?
Bị cáo Phạm Công Danh liên tục xin đối chất với ông Trần Quí Thanh, vậy sự vắng mặt của ông Thanh có ảnh hưởng đến quá trình xét xử của vụ án này?
Bị cáo Phạm Công Danh thường xuyên khai "trí nhớ kém, không nhớ" tại toà.
Ông Trần Quí Thanh đã không xuất hiện tại phiên tòa ngày 03/1 do đang điều trị bệnh tại bệnh viện nhiều ngày nay từ trước khi mở phiên tòa, Phạm Công Danh thì liên tục xin đối chất với ông Trần Quí Thanh. Vậy sự vắng mặt của ông Trần Quí Thanh liệu có ảnh hưởng đến quá trình xét xử của vụ án này?
Theo hồ sơ vụ án và bản án sơ thẩm, Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) dù không có tiền, không có bằng đại học vẫn "phù phép" làm hồ sơ để mua Trustbank (sau này là VNCB) từ nhóm bà Hứa Thị Phấn. Số tiền mua cổ phần trả cho bà Phấn được Phạm Công Danh rút trái phép từ VNCB. Số tiền tăng vốn sau đó cũng rút ra từ VNCB. Sau khi kiểm soát VNCB, Phạm Công Danh tiếp tục rút tiền từ VNCB để tiêu xài, trả nợ cá nhân... thông qua việc lập hợp đồng khống thuê trụ sở, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, gửi tiền của VNCB vòng vèo qua ngân hàng khác để rút ... tổng cộng Phạm Công Danh đã rút 18.000 tỷ đồng của VNCB.
Phạm Công Danh luôn lặp đi lặp lại điệp khúc "trí nhớ kém", "sức khỏe kém" hoặc "không trả lời" khi gặp những câu hỏi như về năng lực tài chính của Danh, về tiền Danh rút ra đi đâu...
Điều đáng nói, trước HĐXX bị cáo Danh luôn tỏ ra lanh lợi khi cho rằng đã trả ông Trần Quí Thanh (người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới khoản tiền hơn 5.000 tỷ đồng) hàng ngàn tỷ tiền lãi ngoài, khi cho rằng Phạm Công Danh có quan hệ vay mượn với ông Trần Quí Thanh.
Các lời khai của Phạm Công Danh đều dẫn đến một mục đích là đề nghị thu hồi tiền từ ông Trần Quí Thanh để khắc phục hậu quả cho VNCB, giảm nhẹ trách nhiệm cho Phạm Công Danh.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Phạm Công Danh đã bị cảnh cáo vì nổi cáu, quát luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên (người bảo vệ quyền lợi cho bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh và 15 người khác) khi luật sư này truy Phạm Công Danh về việc nguồn tiền ở đâu để trả lãi ngoài vì chính Danh và Tập đoàn Thiên Thanh không có năng lực tài chính, hệ thống ghi chép như thế nào, mức lãi suất mà Phạm Công Danh khai quá vô lý (lên đến 82%/năm)...
"Với những hành vi của Phạm Công Danh là rút tiền VNCB trái phép bằng nhiều hình thức để tư lợi, thì việc ông Trần Quí Thanh có hay không có mặt tại Tòa, việc Phạm Công Danh có vay hay không vay ông Trần Quí Thanh đều không làm thay đổi bản chất vụ án. Ông Trần Quí Thanh và một số cá nhân có tiền gửi tại VNCB nay đòi lại, thì quan hệ giữa ông Trần Quí Thanh và Phạm Công Danh cũng không ảnh hưởng đến trách nhiệm của VNCB. Với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước gần đây, hy vọng bản chất của vụ án Phạm Công Danh sẽ được làm rõ tại phiên tòa phúc thẩm", luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên khẳng định.
Luật sư kiến nghị HĐXX, VKS không hỏi ngoài phạm vi phúc thẩm
Các bị cáo liên quan đến vụ án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ tại VNCB.
Liên quan đến vụ án này, Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên kiến nghị gửi HĐXX và đại diện Viện kiểm sát tại phiên phúc thẩm vụ án VNCB ngày 3/1, Luật sư Uyên cho rằng: Theo quy định pháp luật, phiên tòa phúc thẩm xem xét các nội dung có kháng cáo, kháng nghị, phần xét hỏi là để làm rõ các tình tiết của vụ án.
"Qua diễn biến những ngày xét hỏi vừa qua, tôi cho rằng đã có một số nội dung không nằm trong phạm vi vụ án, không nằm trong phạm vi xem xét của cấp phúc thẩm, cụ thể là các giao dịch của bà Trần Ngọc Bích với các cá nhân khác, kể cả các chứng từ giao nhận tiền trong các giao dịch với bà Phạm Thị Trang hay các tổ chức, cá nhân khác trước đó", bà Uyên viết.
Cũng theo bà Uyên, có rất nhiều chứng từ, giao dịch, tình tiết không được nêu trong cáo trạng và bản án sơ thẩm, không có trong nội dung kháng cáo, kháng nghị nhưng vẫn được đưa ra trong phần xét hỏi.
Về cách thức xét hỏi, bà Uyên cho rằng nhiều câu hỏi về chi tiết các giao dịch không nằm trong nội dung Bản án sơ thẩm, từ số tiền, lãi suất, thời gian, địa điểm ... của các sự việc đã xảy ra nhiều năm trước đây, nhưng lại yêu cầu bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quí Thanh và các cá nhân trả lời ngay, chính xác, cụ thể là không khả thi.
"Đối với một số câu hỏi, các câu trả lời sẽ không đơn giản là có hoặc không, đồng ý hoặc không đồng ý nếu không kèm theo các lời giải thích, do đó, việc không cho giải thích mà chỉ yêu cầu trả lời có hoặc không, đồng ý hay không đồng ý thì sẽ không đảm bảo câu trả lời thể hiện đúng nội dung sự việc", bà Uyên phân tích.
Theo các lý luận đó, LS Kiều Vũ Thụy Uyên đề nghị HĐXX và đại diện Viện kiểm sát 3 nội dung: chỉ xét hỏi các tình tiết liên quan đến vụ án và nằm trong phạm vi xét xử phúc thẩm; đối với các tình tiết, đặc biệt là số liệu về các giao dịch, nội dung các giao dịch, nội dung chứng từ, nếu cần xét hỏi, đề nghị cung cấp cho người cần xét hỏi các nội dung, các chứng từ cần thiết và cho thời gian hợp lý để có thể trả lời đầy đủ, chính xác; với những câu trả lời mà người trả lời cần giải thích thêm, thì đề nghị cho phép giải thích đầy đủ.
Theo bà Uyên, việc này "không nhằm né tránh bất cứ vấn đề nào, chỉ nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án", vì "nếu các câu hỏi và các câu trả lời không được đưa ra một cách hợp lý, có đủ thời gian, thì các câu trả lời rất dễ không đầy đủ, bị suy diễn, làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án".
Trung Kiên - Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Kiến nghị triệu tập Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam Nhằm làm rõ số tiền 5.190 tỷ đồng của khách hàng bị "bốc hơi" tại VNCN, các luật sư đã có kiến nghị gửi HĐXX đề nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là đơn vị kiểm toán VNCB trong các năm 2012, 2013. Bị cáo Phạm Công Danh tại toà phúc thẩm đại án VNCB. Ngày 6/1, luật...