Đại án VNCB: Đề nghị y án 30 năm đối với Phạm Công Danh
Đai diên Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) câp cao tai TP HCM giư quyên công tô tai phiên toa đê nghi y an 30 năm tu đôi vơi bi cao Pham Công Danh.
Sáng 10/1, phiên phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh, nguyên chủ tịch Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và các đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng bước vào phần tranh luận.
Đê nghi y an đôi vơi 25 bi cao
Các bị cáo trong đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB bị đề nghị y án sơ thẩm.
Xét kháng cáo của 25 bị cáo, đại diện Viện kiểm sát cho rằng bị cáo Phạm Công Danh là người đã chỉ đạo cho cấp dưới tại VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện hành vi phạm tội. Thủ đoạn của các bị cáo rất tinh vi, gây thất thoát cho VNCB 9.000 tỉ đồng, hậu quả của các bị cáo gây ra đặc biệt nghiêm trọng. Án sơ thẩm đã xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ đối với các bị cáo, vì vậy cần giữ nguyên hình phạt tổng hợp 30 năm tù đối với bị cáo Danh.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của 25 bị cáo, giữ nguyên án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với các bị cáo.
Về hành vi rút số tiền 5.910 tỉ đồng không có chữ ký của chủ tài khoản, rút 300 tỉ đồng không có hồ sơ vay gây thiệt hại 5.190 tỉ đồng cho VNCB, đại diện VKS khẳng định ông Danh có vai trò chỉ đạo, dùng các hợp đồng vay tiền để rút tiền của VNCB.
Liên quan đến hành vi này, có các khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng, VKS cho biết những người này không thực hiện đúng mục đích vay tiền từ VNCB. Vay tiền ra không sử dụng cho mục đích kinh doanh mà cho ông Danh vay lại.
VKS cho rằng việc Phạm Công Danh cố ý làm trái gây thất thoát của VNCB 5.490 tỉ đồng có sự giúp sức của Phạm Thị Trang, ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích. Công tố viên phân tích, số tiền 5.190 tỉ đồng là việc rút tiền bằng các hành vi vay giả tạo, gây thiệt hại cho VNCB. Hành vi này, Phạm Công Danh cũng được xác định là đúng vai trò chỉ đạo. Liên quan đến hành vi có các khách hàng là bà Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và một số khách hàng.
Theo VKS, họ đã không thực hiện đúng mục đích tiền vay, cho Danh vay tiền. Số tiền này thực chất là thực hiện theo thỏa thuận vay giữa Danh và ông Thanh.
Bị cáo Phạm Công Danh bị đề nghị y án 30 năm tù.
Liên quan đến hành vi này, tòa sơ thẩm đã khởi tố vụ án đối với Phạm Thị Trang (tức Trang phố núi) là có căn cứ. Tuy nhiên việc tòa sơ thẩm chưa xem xét vai trò của ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Võ Thị Như Thảo… là bỏ lọt người phạm tội.
Video đang HOT
Từ đó VKS đề nghị bác kháng cáo của nhóm ông Thanh và bà Bích liên quan đến việc không tịch thu số tiền 5.190 tỉ, trả lại sổ tiết kiệm, giải tỏa tài sản kê biên… Và chấp nhận một phần kháng cáo của Danh sửa án trong việc thu hồi đối với khoản gốc lãi liên quan.
Đăc biêt chu y, VKS đề nghị HĐXX kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao xem xét trách nhiệm hình sự của ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, Võ Thị Như Thảo và Trần Trọng Nghĩa (2 nhân viên của VNCB) với vai trò đồng phạm, tiếp sức cho Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB 5.190 tỉ đồng.
&’Không lẽ chúng tôi đi rút trộm tiền của chính mình’
Các bị cáo liên quan đến vụ án tại toà.
Sau khi đại diện VKS trình bày quan điểm của mình, trong đó có nhận định Bản án sơ thẩm đã không xem xét vai trò đồng phạm của ông Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích là thiếu sót, đại diện của ông Trần Quí Thanh là ông Phan Vũ Tuấn cho rằng việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh hay không? đã được đặt ra từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm. Kết quả là ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích không có bất cứ hành vi gì vi phạm pháp luật, không cho vay nặng lãi, không đồng phạm với Phạm Công Danh trong hành vi cố ý làm trái hay vi phạm quy định về cho vay.
Trong vụ án này, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích và các cộng sự gửi tiền tại VNCB, hiện nay đang có nguy cơ bị mất tiền theo phán quyết của án sơ thẩm, đó chính là lý do mà các cá nhân này kháng cáo.
Thực tế không có và không thể có chuyện ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh để lấy tiền của chính mình.
“Đồng phạm là cùng chung ý chí, cùng chung hành động, ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là khách hàng gửi tiền, vay tiền tại VNCB. Phạm Công Danh cùng các đồng phạm rút tiền tại VNCB, không có bất cứ lý do gì, lợi ích gì để ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đồng phạm với Phạm Công Danh”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích vay tiền VNCB là cầm cố sổ tiết kiệm của chính mình, làm đúng theo sự hướng dẫn của VNCB, không liên quan gì đến hành vi của Phạm Công Danh.
Về vấn đề bỏ lọt tội phạm, ông Tuấn cho biết, ông rất ngạc nhiên với quan điểm của VKS. Việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án như: Tại sao Phạm Công Danh có tiền án lại được làm Chủ tịch, không có năng lực tài chính vẫn được mua ngân hàng; tại sao VNCB thua lỗ nhiều năm mà Phạm Công Danh vẫn có thể che giấu thông tin để huy động tiền gửi rồi rút tiền của ngân hàng; tại sao cơ quan quản lý nhà nước không ngăn chặn hành vi của Phạm Công Danh; hành vi của Phạm Công Danh có dấu hiệu của tội chiếm đoạt, Phạm Công Trung có dấu hiệu đồng phạm với Phạm Công Danh; nhiều cá nhân tham gia hạch toán sai, giúp Phạm Công Danh rút tiền từ tài khoản của Trần Ngọc Bích không bị xử lý; xấp xỉ 10.000 tỷ đồng không biết Phạm Công Danh chi tiêu vào đâu, trả nợ vào việc gì…Những vấn đề cốt yếu của vụ án đã không được VKS nhắc đến. Nhưng ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích là nạn nhân của sự việc này, đang mất tiền thì lại bị đặt vấn đề là có đồng phạm hay không?
Trung Kiên – Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án VNCB: Xét xử phúc thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm
Sáng 27/12, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB) và đồng phạm. Đây là đại án kinh tế được dư luận quan tâm vì số tiền thất thoát lên đến trên 9.000 tỷ đồng.
Phạm Công Danh không bề ngoài không khác nhiều so với phiên xử trước
9h10, phiên tòa vẫn chưa bắt đầu.
8h50, Thư ký tòa án điểm danh những người được triệu tới tòa
7h50, bị cáo Phạm Công Danh được dẫn giải đến toà. Bị cáo Danh xuất hiện trong chiếc áo sơ mi caro sọc, so với phiên toà sơ thẩm, bị cáo Phạm Công Danh có gầy hơn nhưng không nhiều thay đổi.
Do phiên tòa đông người tham gia nên TAND cấp cao mượn phòng xử của TAND TP HCM và trưng dụng phòng xử án A của Tòa làm phòng xử án chính. Liền kề với phòng xử án A là khoảng trống, Tòa trưng dụng, bố trí ghế ngồi để các nhân chứng và người dự tòa ngồi.
Phiên toà được theo dõi trực tiếp qua màn hình tivi truyền từ phòng xét xử A sang. Các cơ quan báo chí cũng theo dõi qua màn hình và cách khá xa phòng xử chính.
Các bị cáo đã có mặt tại phiên xử sáng nay
Trước phiên tòa xét xử, các luật sư bào chữa cho bị cáo Danh cho biết : "Hiện sức khỏe của ông Danh đang ngày yếu đi so với lúc tòa xét xử sơ thẩm. Ông ấy bị suy thận cấp độ 2 và một số bệnh lý liên quan tới tim mạch. Trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới kéo dài gần 1 tháng, chúng tôi khá lo ngại sức khỏe ông ấy có đảm bảo để tham dự phiên tòa hay không".
Trong phiên toà sơ thẩm vào ngày 9/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP.HCM đã tuyên mức án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh về 2 tội: vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Các bị cáo Phan Thành Mai (22 năm tù); Mai Hữu Khương (20 năm tù); Hoàng Đình Quyết (19 năm tù) cho cả 2 tội danh nêu trên.
Ngoài mức án trên, HĐXX cũng tuyên buộc Phạm Công Danh phải hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỉ đồng gốc và lãi mà Danh thực hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB. Đồng thời, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án.
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Danh kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm; đề nghị cấp phúc thẩm thu hồi hơn 3.600 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ) mà bị cáo đã trả bà Phấn để mua cổ phần và tài sản của nhóm Phú Mỹ nhưng đến nay Danh vẫn chưa nhận được tài sản; xin giảm nhẹ hình sự, xem xét lại tội danh vi phạm quy định cho vay vì thực tế không có hậu quả và bị cáo không chỉ đạo để đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội; định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự về Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng)...
Các bị cáo Phan Thành Mai (tổng giám đốc VCNB), Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) và 20 bị cáo khác có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài ra, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự cũng có đơn kháng cáo.
Xe chở các bị cáo đến phiên xử sáng nay
Toà phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP HCM cho biết tòa đã gửi giấy ủy thác triệu tập bà Phạm Thị Trang (Trang Phố núi) tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử Phạm Công Danh.
Theo cáo trạng, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.
Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.
Phiên tòa này dự kiến kéo dài trong vòng 1 tháng.
Trung Kiên - Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án 9000 tỉ: Đề nghị xem xét "vai trò giúp sức" của ông Trần Quí Thanh Liên quan đến số tiền 5.190 tỉ cùng hàng chục, trăm tỉ tiền lãi có dấu hiệu về thuế, cha con ông Trần Quí Thanh (chủ tịch Tân Hiệp Phát) bị đề nghị xem xét, liệu có dấu hiệu lọt tội phạm ngay tại phiên tòa vụ đại án 9.000 tỉ đồng. Bị cáo Danh được VKS đồng ý một phần kháng cáo,...