Đại án VNCB: 5.190 tỷ đồng của khách hàng mất trong bối cảnh nào?
Trước HĐXX, luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích đã phản biện hầu hết ý kiến của Viện kiểm sát (VKS) liên quan đến ông thân chủ.
Không có trách nhiệm hình sự
Các bị cáo tại phiên toà phúc thẩm.
Sáng 13/1, phiên tòa xét xử đại án kinh tế thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng ( VNCB) tiếp tục với phần trình bày của luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên. Theo luật sư Uyên, không có bất cứ chứng cứ nào về việc ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích biết, đồng thuận với việc Phạm Công Danh rút tiền không có chứng từ của VNCB rồi hạch toán chi tiền vào tài khoản của bà Trần Ngọc Bích.
Khi tiền gửi đến hạn, bà Bích đã lập lệnh chi yêu cầu VNCB chuyển tiền thanh toán các khoản vay. VNCB trì hoãn và không công bố cho bà Bích tiền đã bị VNCB hạch toán chi trái pháp luật.
Sau đó, nhiều lần bà Bích gặp, làm việc với VNCB, với Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước để yêu cầu giải quyết thì VNCB trì hoãn, khất lần không giải quyết, cũng vẫn không báo cho bà Bích số tiền đã không còn. Thậm chí, VNCB còn cam kết ngừng tính lãi các khoản vay, tiếp tục tính lãi các khoản tiền gửi trong thời gian giải quyết. Tất cả các khoản vay của 14 người, với 5.190 tỷ đồng vào tháng 8/2013 là thực hiện đúng pháp luật, đúng hướng dẫn của VNCB.
“Trong mọi trường hợp, hai hành vi: Vay tiền của 14 cá nhân, chuyển số tiền vay 5.190 tỷ đồng của 14 cá nhân này vào tài khoản tiền gửi của Trần Ngọc Bích (1) và việc Phạm Công Danh tự ý rút 5.190 tỷ đồng của VNCB, tự hạch toán chi vào tài khoản của Trần Ngọc Bích (2) là độc lập với nhau. Cho dù hành vi (1) là sai thì cũng không liên quan đến hành vi (2). Giả sử A mượn dao trái phép của người khác để tại nhà. B ăn cắp dao của của A đi gây án thì không thể kết luận A đồng phạm với B”, luật sư Uyên nhấn mạnh.
Tất cả các khoản thu nhập của bà Trần Ngọc Bích liên quan đến các giao dịch được Viện kiểm sát đề cập đều là hợp pháp và đã được khai báo, nộp thuế đầy đủ. Việc này đã được làm rõ trong giai đoạn điều tra và phản ánh đầy đủ trong hồ sơ vụ án.
Bối cảnh mất hơn 5.000 tỷ của khách hàng
Luật sư Kiều Vũ Thụy Uyên, bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích.
Video đang HOT
Theo luật sư Uyên, không có bất cứ chứng cứ nào thể hiện Phạm Công Danh bỏ tiền vào VNCB. Phạm Công Danh mua VNCB bằng tiền của VNCB, khi VNCB đang thua lỗ. Trước đó, Phạm Công Danh đã có nhiều khoản nợ, kết quả điều tra xác định nhiều khoản rút ra từ VNCB để trả nợ trước. Phạm Công Danh không đủ điều kiện tài chính, năng lực làm ngân hàng.
Sau khi mua ngân hàng, Phạm Công Danh tiếp tục rút tiền VNCB, không hề cho mục tiêu của ngân hàng, VNCB tiếp tục thua lỗ. Tuy nhiên, các thông tin công khai về VNCB toàn thông tin tốt. Không có bất cứ thông tin nào từ VNCB hay cơ quan quản lý Nhà nước về tình trạng thua lỗ, khó khăn của VNCB.
Do thông tin VNCB tốt, cơ quan quản lý nhà nước không những không cảnh báo gì mà còn khẳng định các ngân hàng an toàn. Nếu tình trạng thua lỗ, yếu kém của VNCB được làm rõ và minh bạch, nếu VNCB được quản lý, giám sát tốt, nếu Phạm Công Danh không được phép mua ngân hàng, không được phép làm Chủ tịch, các vấn đề tại Trustbank được dừng lại trước Phạm Công Danh, thì ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích không phải chịu thiệt hại thay cho VNCB trong vụ án này.
Thực chất toàn bộ số tiền huy động của VNCB chỉ nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của Phạm Công Danh. Ngoài dư nợ của một số khách hàng lớn đã có từ trước, sau khi Phạm Công Danh mua VNCB, thì dư nợ của VNCB chỉ tập trung hầu hết vào nhóm Phạm Công Danh. VNCB không thua lỗ vì Danh chi chăm sóc khách hàng, Danh có chi chăm sóc khách hàng cũng không làm cho VNCB hết thua lỗ. Phạm Công Danh không có tiền và không cần chi chăm sóc khách hàng.
Vụ án đã thể hiện Phạm Công Danh rút tiền của VNCB bằng nhiều hình thức: Hợp đồng thuê nhà, nâng cấp core banking, mua trái phiếu … Việc rút 5.490 tỷ đồng liên quan đến Trần Ngọc Bích và các cá nhân chỉ là một trong những hành vi rút tiền của VNCB như những hành vi khác. Nếu các cá nhân này không gửi tiền tại VNCB, Phạm Công Danh vẫn có thể lấy tiền của VNCB, bằng nhiều hành vi khác. Đó chính là bối cảnh thật của vụ án.
“Tất cả các bối cảnh trên đã bị thay đổi bằng câu chuyện: Phạm Công Danh bỏ tiền riêng, rút tiền ngân hàng để chăm sóc khách hàng. Phạm Công Danh vay cá nhân ông Trần Quí Thanh hoặc bà Trần Ngọc Bích bằng hình thức rút tiền không chứng từ, cho vay không chứng từ, thậm chí là lập các Hợp đồng vay giả tạo. Các ý kiến này đã thay đổi bản chất vụ án”, luật sư Uyên phân tích.
Cũng theo luật sư Uyên, hơn 12.000 tỷ đồng bị rút ra, hơn 9.000 tỷ đồng bị thiệt hại trong vụ án này không hề được khắc phục. Toàn bộ số tiền này đã được chi tiêu, trả nợ cho các mục đích của Phạm Công Danh. Theo nghĩa hẹp là VNCB bị thiệt hại, theo nghĩa rộng là ngân sách, là xã hội bị thiệt hại. Thu hồi hay không thu hồi từ ông Trần Quí Thanh, bà Trần Ngọc Bích thì thiệt hại với xã hội vẫn là 9.000 tỷ đồng.
“Các thân chủ của tôi không có lỗi mà vẫn mất tiền tức là phải chịu thiệt hại từ vụ án này. Khi đó không những thiệt hại với toàn xã hội không thay đổi, chúng ta sẽ còn bị mất thêm cả niềm tin”, luật sư Uyên kết thúc phần trình bày.
Toàn cảnh phiên toà.
Cũng trong phiên tòa sáng nay, luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn, Quách Kim Chi cũng trình bày trước HĐXX.
Luật sư Đình Hưng bảo về quyền lợi hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn. Luật sư cho rằng, việc ban an sơ thâm đưa ra quyêt đinh thu hồi hai khoản 851 tỷ đồng và 97 tỷ đồng có liên quan đến bà Phấn và ngân hàng CB mà chưa xem xet nôi dung đa vi pham tô tung nghiêm trong.
Luật sư mong HĐXX xem xet lai toan bô nôi dung vu an, tuyên huy tât ca cac quyêt đinh cua toa sơ thâm liên quan tơi ba Phấn, và nhưng quan hê phat sinh nên được giai quyêt băng môt vu an khac.
Sau đó, luật sư Nguyễn Thành Công đứng ra bảo vệ quyền lợi cho vợ ông Phạm Công Danh – bà Quách Kim Chi.
Luật sư đề nghị Tòa xem xét các vấn đề sau liên quan tới bà Chi: việc góp vốn điều lệ của bà Chi đã đủ 20% nên không buộc bà Kim Chi phải bồi thường tài sản riêng; xem xét giải tỏa kê biên 3 căn nhà đã đề cập bên trên và xem xét giao trả lại khoản tiền riêng cho bà Chi.
Trung Kiên – Xuân Duy
Theo Dantri
Đại án gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng:Tranh cãi về trị giá tài sản thế chấp
Ngày 6-12, phiên tòa phúc thẩm xét xử đại án gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục phần thẩm vấn. HĐXX, các luật sư đã tập trung làm rõ hành vi của các bị cáo liên quan đến tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Theo bản án sơ thẩm, do cần tiền để trả nợ và chi chăm sóc khách hàng, Phạm Công Danh biết với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VNCB, theo luật các tổ chức tín dụng, bị cáo sẽ không thể trực tiếp vay tiền tại ngân hàng này. Vì vậy, bị cáo Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai và các cấp dưới lập các biên bản họp HĐQT hình thức, sử dụng 12 pháp nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh để vay tiền của VNCB.
Theo đó, 16 bộ hồ sơ vay vốn với phương án kinh doanh, phương án trả nợ khống; các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản, hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống đã được lập ra.
Dựa theo những bộ hồ sơ khống này và không tiến hành thẩm định tình hình thực tế, từ ngày 28-12-2013 đến 11-3-2014, VNCN chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã tiếp nhận, giải ngân cho 12 công ty của Thiên Thanh vay 4.700 tỉ đồng.
Tài sản bảo đảm cho các khoản vay là 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Chinh - thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, các lô đất này của Tập đoàn Thiên Thanh đã được Phạm Công Danh chỉ đạo định giá nâng lên gấp 4 lần (từ 2.604 tỉ đồng lên 8.503 tỉ đồng) so với giá trị đã được định giá để vay tại BIDV cùng thời điểm đó.
Bị cáo Phạm Công Danh ngồi trước vành móng ngựa.
Bản án sơ thẩm kết luận, sau khi đối trừ trị giá tài sản đảm bảo, hiện số dư nợ của 12 pháp nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh chưa có khả năng thu hồi, gây thiệt hại cho VNCB tổng cộng 2.095 tỷ đồng.
Tuy nhiên, xung quanh 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng và lô đất 209 Trường Chinh - thành phố Đà Nẵng đã có những con số khác nhau.
Thứ nhất, theo chứng thư thẩm định giá của Công ty DATC Bộ Tài chính xác định giá trị các lô đất là 10.414 tỉ đồng, phương pháp thẩm định được áp dụng là phương pháp thặng dư, mức giá mà chứng thư đưa ra là hoàn toàn dựa trên các thông số giả định khi hoàn thành dự án và mức giá này chỉ đúng khi các thông số này phải chính xác và đảm bảo thực hiện.
Tuy nhiên, trên thực tế thì dự án này chưa được thông qua, chưa được triển khai nên mức giá của chứng thư chưa đủ cơ sở để xem xét là giá trị chính xác.
Thứ hai, theo kết luận định giá của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP Đà Nẵng xác định giá trị các lô đất là 1.260 tỷ đồng, về mặt hình thức kết luận định giá này phù hợp với Nghị định của Chính phủ về việc định giá trong tố tụng hình sự.
Thứ 3, theo chứng thư thẩm định giá của Công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền Nam thì giá trị các lô đất trên là 2.604 tỷ đồng. Để đảm bảo theo nguyên tắc có lợi cho các bị cáo, con số này được cơ quan tố tụng chấp nhận làm căn cứ để xác định thiệt hại trong vụ án.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Phạm Công Danh một mực cho rằng, trị giá các lô đất trên thực tế cao hơn nhiều so với con số 2.604 tỷ đồng.
Bị cáo cũng từng xin HĐXX tạo điều kiện cho bị cáo được gặp vợ và em trai để bàn về phương hướng xử lý số tài sản trên để khắc phục thiệt hại trong vụ án. Tòa sơ thẩm đã chấp nhận đề nghị trên, cho bị cáo gặp người thân, song kết thúc phiên sơ thẩm, bị cáo Danh chưa tìm được hướng giải quyết.
Tại tòa phúc thẩm, trả lời câu hỏi của HĐXX, Phạm Công Danh không đồng tình với bản án sơ thẩm. Tòa hỏi bị cáo có chỉ đạo cấp dưới nâng giá trị tài sản đảm bảo để thế chấp, vay tiền của VNCB không? "Tôi không chỉ đạo hay yêu cầu bất cứ ai bởi vì công ty thẩm định giá có uy tín, được Bộ Tài chính công nhận", ông Danh nói.
Trả lời luật sư liên quan đến những lô đất này tại Đà Nẵng, bị cáo Danh khai rằng, Thiên Thanh đã nộp cho Đà Nẵng 70 tỷ đồng, đã được cấp phép sử dụng đất; tập đoàn này đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đã chi hàng trăm tỷ đồng tiền bồi thường giải phóng mặt bằng...
Bị cáo Danh cũng cho rằng tại thời điểm đó không có bất cứ nhà đầu tư nào đủ số tiền này để đầu tư, giá thực tế của những mảnh đất này không dưới 100 triệu đồng/m2, việc cho vay theo ông Danh thực ra không có thiệt hại về vật chất.
"Tôi đã nhiều lần xin bán số đất này vì trên thực tế giá trị đất lớn hơn rất nhiều lần so với giá mà Công ty thẩm định giá Miền Nam đưa ra. Kính mong HĐXX cho tôi bàn bạc với gia đình và luật sư để bán mảnh đất này khắc phục hậu quả vụ án", Phạm Công Danh bật khóc và lặp lại đề nghị như phiên sơ thẩm.
Cùng bị cáo buộc với vai trò đồng phạm của tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, trong phần thẩm vấn trước đó, một số bị cáo thừa nhận sai phạm, xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, một số bị cáo kêu oan, cho rằng mình không chịu trách nhiệm, không liên quan đến các khoản vay ngàn tỷ này.
(Theo Công An Nhân Dân)
Đại án VNCB: Kiến nghị triệu tập Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam Nhằm làm rõ số tiền 5.190 tỷ đồng của khách hàng bị "bốc hơi" tại VNCN, các luật sư đã có kiến nghị gửi HĐXX đề nghị triệu tập Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là đơn vị kiểm toán VNCB trong các năm 2012, 2013. Bị cáo Phạm Công Danh tại toà phúc thẩm đại án VNCB. Ngày 6/1, luật...