Đại án tại VNCB: Tiết lộ sơ đồ dòng tiền 5.190 tỷ
Tại tòa, đại diện của nữ doanh nhân Trần Ngọc Bích đã tung bằng chứng “tố” Ngân hàng Xây dựng (VNCB) che giấu thông tin. Người đại diện này đồng thời cũng cung cấp sơ đồ dòng tiền…
Trong phiên xét xử ngày 5.8, bà Trần Ngọc Bích có việc gia đình nên bà Nguyễn Thanh Thảo được cử làm người đại diện. Bà Thảo đã trả lời các câu hỏi chất vấn của luật sư Phan Trung Hoài – luật sư của bị cáo Phạm Công Danh.
Đại diện của bà Trần Ngọc Bích cho rằng: HĐQT Ngân hàng Xây dựng đã đồng ý tất toán khoản vay của bà Bích nhưng sau đó lại lén lút chuyển tiền ra khỏi tài khoản mà không có chữ ký của chủ tài khoản. Và việc thất thoát này là việc của Ngân hàng Xây dựng, ngân hàng phải chịu trách nhiệm, không liên quan đến bà Bích.
Sơ đồ dòng tiền của bà Trần Ngọc Bích giao dịch với Ngân hàng Xây dựng.
Giải thích sơ đồ:
Mục số 1: 17 người trong đó có bà Bích gửi tổng cộng 5.880 tỷ (124 sổ tiết kiệm). Số sổ này Ngân hàng Xây dựng vẫn giữ và không gây tranh cãi.
Mục số 2: 14 người trong số đó vay 5.190 tỷ để kinh doanh. Việc này có giấy tờ đầy đủ và khoản vay hợp lệ. Vì thủ tục duyệt vay rất phức tạp và kéo dài, nên khi được Ngân hàng đồng ý là những người này triển khai ngay. Mặc dù thời điểm đó, dự án cần đầu tư chưa phải sử dụng đến tiền.
Video đang HOT
Mục số 3: Sau khi vay được 5.190 tỷ, nhóm bà Bích lập tài khoản ở Ngân hàng Xây dựng để cất giữ tiền. Khoản tiền này được gửi kì hạn 2 tháng tại ngân hàng.
Mục số 4: Ngày 21.4.2014, đến hạn phải trả khoản tiền ở mục 2, bà Bích đã đến Ngân hàng Xây dựng và làm thủ tục tất toán. Khoản tiền bà Bích dùng để trả nợ chính là khoản tiền bà Bích đang cất giữ trong ngân hàng ở mục 3. Nhưng, lãnh đạo VNBC viện lý do là ngân hàng đang bị thanh tra nên không thể tất toán.
Tuy nhiên, lãnh đạo VNBC đồng ý kí biên bản ngày 22.4.2014 với bà Bích xem như chấp thuận việc tất toán, không tính thêm lãi cho khoản vay ở mục 2. VNBC sau đó cũng ra nghị quyết về việc này.
Như vậy, thông qua sơ đồ dòng tiền do bà Nguyễn Thanh Thảo cung cấp, có thể thấy rằng, bà Bích đã tất toán khoản tiền 5.190 tỷ với Ngân hàng Xây dựng. Tài sản còn lại của bà còn nằm ở ngân hàng Xây dựng chính là 124 cuốn sổ tiết kiệm.
Theo cáo trạng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thực hiện các hành vi phạm tội, gây tổng thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng. Cụ thể, Danh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại cho VNCB hơn 63 tỷ đồng; lập hồ sơ khống thuê hai trụ sở ở quận 10, TP.HCM gây thiệt hại hơn 581 tỷ đồng và chỉ đạo rút gần 5.500 tỷ đồng không có sự chấp thuận của chủ tài khoản mở tại VNCB; phát hành, ủy thác đầu tư trái phiếu trái quy định, gây thiệt hại cho VNCB hơn 900 tỷ đồng. Ngoài ra, nhóm này sử dụng pháp nhân của 14 doanh nghiệp để lập khống hồ sơ mua bán nguyên vật liệu, nâng giá trị 13 lô đất tại Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) và bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh làm tài sản đảm bảo để vay VNCB 4.700 tỷ đồng. Theo kết quả thẩm định, khối tài sản thế chấp có tổng giá trị khoảng 2.604 tỷ đồng. Trừ phần thu được từ giá trị của tài sản thế chấp, đến nay còn 2.100 tỷ đồng VNCB không thu hồi được.
Theo Minh Anh (GDVN)
Đại án tại VNCB: 9.000 tỷ đồng đi đâu?
Qua nhiều ngày xét xử đại án thất thoát 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), bước đầu hé lộ đường đi của khoản tiền khổng lồ này.
Ngày 5.8, phiên tòa sơ thẩm vụ Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm gây thiệt hại 9.000 tỷ đồng tiếp tục phần xét hỏi.
Vốn 100 tỷ đồng nhưng dám mua 4.700 tỷ đồng
Bị cáo Danh hầu tòa về hai tội cố ý làm trái... và cho vay không đúng quy định. HĐXX đặt vấn đề: "Căn cứ vào đâu bị cáo lại mua lại Ngân hàng Đại Tín với số tiền 4.700 tỷ đồng, trong khi vốn ngân hàng chỉ có hơn 100 tỷ đồng?".
Bị cáo Danh trả lời bản thân muốn xây dựng một ngân hàng hoàn toàn mới để phục vụ cho ngành xây dựng, giống như hệ thống phát triển ngành nghề của nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng đề xuất này đã không được chấp thuận. Và Danh được gợi ý tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Tài sản của ngân hàng còn có hai mảnh đất ở quận 2 và Nhà Bè theo thẩm định giá là 7.000 tỷ đồng. "Bị cáo tự tin vào tiềm lực tài chính của Tập đoàn Thiên Thanh đang kinh doanh tốt, quản lý nguồn bất động sản lớn. Chính niềm tin của bị cáo đã khiến nhiều người phải hầu tòa" - bị cáo Danh nói.
Danh khai đã chuyển cho ông Hà Văn Thắm (Ngân hàng Đại Dương) 500 tỷ đồng để chi chăm sóc khách hàng vì trước đó ông Thắm muốn mua lại ngân hàng này để tái cơ cấu nhưng không được đồng ý. "Khi tiếp nhận ngân hàng, tôi thật sự sốc với nợ nần, tôi đại diện trả rất nhiều tiền, thanh toán toàn bộ các chi phí chăm sóc khách hàng... Do tình trạng ngân hàng yếu kém, không thể huy động được vốn, lại bị rút tiền không thể duy trì thanh khoản nên bị cáo phải huy động vốn bằng lãi suất ngoài hợp đồng (lãi ngoài). Việc duy trì lãi suất ngoài hợp đồng, bị cáo hy vọng bất động sản sẽ ấm lại" - Danh nói.
Bị cáo Phạm Công Danh sau phiên xử. Ảnh: Hoàng Yến
Trả lãi cao và phí chăm sóc khách hàng
Trong vòng hai năm điều hành VNCB, Danh và các đồng phạm đã dùng nhiều thủ đoạn rút tiền tổng cộng 12.057 tỷ đồng, gây thiệt hại 9.133 tỷ đồng. Số tiền làm thất thoát này được cho là Danh chi chăm sóc khách hàng, trả nợ cá nhân nhưng có đến hơn 3.000 tỷ đồng Danh không giải thích được để làm gì.
Theo cáo buộc, từ 28.12.2012 đến 11.3.2014, Danh đã tổ chức nhiều cuộc họp chỉ đạo cấp dưới cho vay sai quy định đối với 14 công ty, số tiền vay 5.000 tỷ đồng, đã tất toán một khoản 300 tỷ đồng, còn dư nợ gốc là 4.700 tỷ đồng. Trừ giá trị tài sản đảm bảo, còn lại hơn 2.000 tỉ đồng Danh không có khả năng thu hồi.
Tại tòa, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) khai cuối năm 2011 bị cáo này quen với bị cáo Phạm Công Danh. Sau đó, Mai được ông Danh mời viết đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín. Danh cho Mai biết rõ tình hình tài chính của ngân hàng lúc này lỗ lũy kế khoảng 8.000 tỷ đồng, mỗi năm ngân hàng lỗ khoảng 2.000-2.500 tỷ đồng.
Để thu hút khách hàng, Danh và Mai đã nâng lãi suất cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước từ 8% theo quy định, Đại Tín thỏa thuận với khách lãi suất trên 13% một năm. Khoản phí chăm sóc khách hàng được trả ngay khi gửi tiền và không cần có giấy tờ. Với cách thức này, Đại Tín đã thu hút được vốn và có sự tăng trưởng hằng quý là 5%. "Việc chi trả lãi ngoài rất nhiều, ước tính lên tới 3.600 tỷ đồng" - bị cáo Mai khai.
Còn bị cáo Danh lý giải: "Việc trả lãi ngoài, bị cáo không có gì tư lợi mà chỉ đơn giản là nếu không trả thì chúng tôi không huy động vốn được, ngân hàng đổ vỡ, do đó chúng tôi trả tiền chăm sóc khách hàng liên tục".
Đáng chú ý là khoản tiền của nhóm bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Tân Hiệp Phát. Quá trình điều tra, Danh khai nhận mình phải trả lãi vượt trần ngoài hợp đồng khoảng 2.500 tỷ đồng cho nhóm Tân Hiệp Phát. Nhưng hiện CQĐT cho rằng chưa có cơ sở kết luận việc chi trả lãi ngoài như lời Danh khai.
Rút tiền tỷ mà như tiền xu Theo cáo trạng, Phạm Công Danh và đồng phạm đã rút 12.057 tỷ đồng, gây thiệt hại cho ngân hàng 9.133 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý có các khoản sau: Rút 63,2 tỷ đồng từ việc lập hồ sơ khống hợp đồng nâng cấp Corebanking; tiền thuê hai trụ sở, Danh rút ra 601,6 tỷ đồng nhưng chỉ được hoàn trả 20 tỷ đồng; rút 5.490 tỷ đồng của nhóm bà Trần Ngọc Bích (Tân Hiệp Phát) không có chữ ký chủ tài khoản dùng để trả nợ cho chính nhóm này; rút 903 tỷ đồng qua ủy thác đầu tư trái phiếu; vay trực tiếp tại VNCB 5.000 tỷ đồng thông qua các công ty ma, đã tất toán được 300 tỷ đồng.
Theo Hoàng Yến (Pháp luật TP.HCM)
Đại án VNCB: Phạm Công Danh phải trả... 5 loại lãi cho 1 khoản vay! Đây là thông tin được nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh cho biết khi trả lời thẩm vấn của luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh) về khoản tiền mà Danh vay của nhóm Trần Ngọc Bích. Tại phiên tòa sáng 5.8, bị cáo Phạm Công Danh một lần nữa xác nhận từng nhiều lần gặp ông...