“Đại án” 9.000 tỷ: Phạm Công Danh xin giảm nhẹ hình phạt
Bị tuyên phạt mức án 30 năm tù trong “đại án” 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), bị cáo Phạm Công Danh đã kháng cáo toàn bộ bản án.
Ngày 26/9, theo thông tin từ TAND TP.HCM cho biết, cơ quan này đã nhận được đơn kháng cáo của bị cáo Phạm Công Danh về vụ đại án 9000 tỷ.
Theo đó, ông Phạm Công Danh kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với nội dung xin giảm nhẹ hình phạt đối với tội “ Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và xem xét lại tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Phạm Công Danh xin giảm nhẹ hình phạt
Cựu Chủ tịch VNCB cho rằng, trong hành vi vi phạm quy định về cho vay, ông không chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội, việc ông giải ngân cho các công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh vay thực tế không có thiệt hại.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Danh lặp lại quan điểm đề nghị cấp phúc thẩm định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự đối với khu đất tại Sân vận động Chi Lăng (TP Đà Nẵng).
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm cựu lãnh đạo VNCB cũng đã đề nghị HĐXX xem xét, xin cơ chế mới. Sau đó, tòa đã cho phép ông Danh được gặp vợ và em trai tại tòa để bàn bạc về vấn đề tài sản, hướng tìm đối tác mua lại những lô đất này với giá cao hơn.
Video đang HOT
Về số tiền đã chuyển cho bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ) để mua lại cổ phần của Trustbank – Ngân hàng Đại Tín, ông Danh đề nghị thu hồi hơn 3.600 tỷ đồng chứ không chỉ gần 200 tỷ đồng tiền tang vật như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Phạm Công Danh tại tòa.
Trước đó, ngày 9/9 vừa qua, sau gần 2 tháng xét xử, phiên tòa xét xử “đại án” gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng tại VNCB tạm khép lại với bản án 30 năm tù đối với Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh). Trước khi xảy ra vụ án ở VNCB, ông Danh được dư luận biết đến với vai trò là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh – một tập đoàn đang sở hữu hàng loạt dự án bất động sản có quy mô lớn. Tập đoàn này đi lên từ ngành vật liệu xây dựng, có tiền thân là Hãng gạch Hương Sen tại Quảng Ngãi.
Hơn 5 năm trước, ông Danh từng gửi đơn lên Bộ Xây dựng xin phép thành lập một ngân hàng chuyên về xây dựng nhưng chưa được chấp thuận. Năm 2012, do kinh doanh thua lỗ, vốn chủ sở hữu bị âm gần 2.855 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 6.062 tỷ đồng nên Ngân hàng Ngân hàng Đại Tín (Trustbank) phải tái cơ cấu. Phạm Công Danh đã đứng ra điều hành, tái cơ cấu ngân hàng này với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Năm 2013, Trustbank chính thức đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB). Đây cũng là con đường dẫn ông Danh đến vòng lao lý.
Trong 18 tháng điều hành, Phạm Công Danh cùng 35 đồng phạm bị cáo buộc đã “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, gây thiệt hại của VNCB tổng cộng hơn 9.000 tỷ đồng. Đây là vụ án kỷ lục trong lịch sử tố tụng Việt Nam về số tiền thiệt hại trong vụ án.
Liên quan đến vụ án, ngoài ông Danh, một số bị cáo khác cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hoặc kháng cáo kêu oan.
Theo_Kiến Thức
Người mẹ tai biến run rẩy xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho con
Người mẹ giọng run rẩy trình bày đã mất đi một người con trai, con dâu bị ung thư, bản thân cũng bị tai biến, giờ chỉ còn có mỗi Thắng là chỗ dựa duy nhất nên mong tòa xem xét giảm nhẹ tội cho con bà
Ngày 27/4, phiên tòa xét xử bị cáo Chu Mạnh Thắng (SN 1975, trú tại phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội) bị truy tố về tội giết người đã được mở tại TAND TP. Hà Nội. Điều khiến nhiều người chú ý trong phiên tòa là hình ảnh người mẹ già, thân hình gầy guộc, chỉ còn lại da bọc sương, bên cạnh là chiếc khăn mặt màu xanh chốc chốc lại được bà đưa lên lau nước mắt.
Bị cáo Chu Mạnh Toàn hầu tòa ngày 27/4 tại TAND TP. Hà Nội
Đó chính là mẹ của bị cáo Thắng. Tội trạng của con bà đã rõ ràng, khi được HĐXX cho trình bày, bà run rẩy vịn chiếc gậy ba - toong từ từ đứng lên. Tay cầm tờ giấy trong đó viết có viết vài chữ, giọng méo xệch, bà trình bày rằng đứa con trai thứ hai của bà cũng chết trong trại, con dâu bị ung thư, bà chỉ còn có mình Thắng để trông cậy, mong Tòa rộng lòng thương cảm trước hoàn cảnh mà giảm nhẹ tội cho con bà.
Chứng kiến sự việc này, nhiều người cũng thấy ái ngại, đáng thương cho bà cụ ở cái tuổi gần đất xa trời, đứa con duy nhất giờ cũng vướng vòng lao lý.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nếu như không có hành động côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật của Thắng thì một con người cũng không phải bỏ mạng một cách oan uổng. Bản thân Thắng cũng sẽ có cơ hội được hưởng những tháng ngày tự do để chăm sóc mẹ già.
Đồng phạm với Thắng trong vụ án "Giết người" còn có Chu Mạnh Toàn (SN 1979, là em ruột Thắng) và Hoàng Đặng Sơn (SN 1985, trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) cũng đã phải nhận những bản án nghiêm khắc cho hành vi phạm pháp của mình. Riêng Thắng, sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, 6 năm sau thì bị bắt lại theo lệnh truy nã.
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt, hôm nay Thắng cũng phải trả giá cho việc làm sai trái của mình đã gây ra năm xưa.
Qua giọng đọc đanh thép của vị đại diện VKS, tội trạng của Thắng được làm rõ như sau: Khoảng 21h ngày 20/9/2009, sau khi ăn cỗ giỗ bố Thắng xong, Nguyễn Quốc Bảo (SN 1991, trú tại phường Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội) cũng có mặt tại đám giỗ đã nhờ Hoàng Đăng Sơn đi cùng mình sang nhà ông Hồ Minh Luân (hàng xóm với nhà Thắng) xin lại đôi giày thể thao để quên trước đó.
Đúng lúc này, Trần Quang Thảo (SN 1986, con nuôi ông Luân) về và không cho lấy giầy nếu như không chịu trả món nợ 2.500.000 đã vay trước đấy rồi Thảo ra quán phở vì có hẹn với các bạn trước đó, trong đó có anh Nguyễn Anh Tú (SN 1987, trú tại phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội).
Không đòi lại được giầy, Sơn ngậm ngùi bỏ về và được chị Dung, Thắng, Toàn an ủi bằng cách rủ đi uống café, khi đi ngang qua quán phở nơi Thảo đang ngồi ăn cùng mọi người. Sơn lại vào xin đôi giầy nhưng Thảo nhất quyết không chịu trả. Tức khí, hai bên có lời qua tiếng lại. Đỉnh điểm mâu thuẫn, nhóm của Sơn lao vào ẩu đả với nhóm anh Thảo. Do hoảng sợ nên nhiều người trong nhóm anh Thảo bỏ chạy, riêng anh Tú bị nhóm của Sơn đuổi kịp.
Mặc dù không có mâu thuẫn gì, nhưng Tú lại bị nhóm người trên dùng dao đâm một nhát vào ngực phải. Chưa dừng lại cả ba tên này còn dùng tay, chân đấm đá nhiều nhát vào người anh Tú khiến anh này nằm gục trên vũng máu. Chỉ tới khi đó, Sơn, Toàn, Thắng mới dừng tay và bỏ chạy.
Anh Tú được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong trên đường tới bệnh viện.
Xét thấy hành vi của Thắng là hết sức côn đồ, coi thường pháp luật, gây đau thương, tang tóc cho gia đình nạn nhân và gây phẫn nộ trong xã hội. Trước đó, bị cáo phạm tội chưa được xóa án tích. Phạm tội lần này là tái phạm nguy hiểm. Cần thiết phải loại bỏ cá thể này ra khỏi đời sống xã hội. Do vậy, bản án dành cho Chu Mạnh Thắng là tử hình về tội "Giết người".
Yến Nhi
Theo_Người Đưa Tin
Mẹ cô gái xin tòa tha chết cho kẻ giết con Dù đã ra tay sát hại dã man người yêu ngay tại phòng trọ nhưng tử tù vẫn được mẹ cô gái tha thứ. Bà kháng cáo, tha thiết xin tòa giảm nhẹ hình phạt cho kẻ giết con. Ngày 6/1, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án giết người do bị cáo Nguyễn Minh Quàng (SN...