Đại án 9.000 tỉ: Phạm Công Danh xin bán tài sản để khắc phục hậu quả
“Đã có đối tác trả giá cho tôi để mua khu đất 250 triệu đô cách đây ba năm. Nếu bị cáo có cơ hội khắc phục, bị cáo xin bán các tài sản này” – bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng xây dựng) đề xuất trước tòa.
Chiều 29-7, phiên tòa sơ thẩm vụ gây thiệt hại 9.000 tỉ đồng tại Ngân hàng xây dựng – VNBC tiếp tục phần xét hỏi với bị cáo Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT VNBC).
Theo kết luận điều tra sau khi Danh tiếp quản thì hoạt động kinh doanh của VNCB hoạt động không hiệu quả. Năm 2012 vốn chủ sở hữu âm hơn 2.800 tỉ đồng, lỗ lũy kế hơn 6.000 tỉ đồng. Năm 2013, VNCB lỗ lũy kế hơn 11.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 8.200 tỉ đồng. Tại thời điểm khởi tố vụ án, VNCB có vốn sở hữu âm gần 18.400 tỉ đồng, tổng nợ phải trả là hơn 38.000 tỉ đồng.
Tại tòa, Danh khai: “Tôi sử dụng không quá 5% thời gian ở Tập đoàn Thiên Thanh. Thời gian còn lại tôi dành cho việc tái cơ cấu ngân hàng. Trong suốt thời gian đó ngân hàng VNCB ở dưới dạng kiểm soát đặc biệt, không được tăng trưởng tín dụng. 95% không thu hồi được nợ. Áp lực dồn hết lên chúng tôi và chúng tôi không được tăng trưởng nên việc lỗ là tất yếu”.
Giải thích nguyên nhân tại sao có sự thua lỗ đó, Danh cho biết có hai nguyên nhân là do trả lãi và một số khoản nợ khó đòi. “Trách nhiệm điều hành lớn nhất là ở tôi. Tôi thừa nhận trách nhiệm ở đây. Tuy nhiên, việc điều hành có chức danh là Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc) nên mong tòa tạo điều kiện cho anh Mai nói thêm về vấn đề này” – ông Danh bày tỏ.
Đáng chú ý là phần thẩm vấn liên quan đến hành vi cho 14 công ty vay (trong đó 12 công ty của Danh) bằng việc cầm cố tài sản Sân vận động Chi Lăng và khu đất lân cận (Đà Nẵng) vay 5.000 tỉ đồng gây thiệt hại hơn 2.000 tỉ đồng. Theo bị cáo Danh, hành vi này chưa có thiệt hại vì liên quan đến vấn đề thẩm định giá.
Chủ tọa đặt vấn đề: Đối với việc thẩm định giá trong vụ án, Hội đồng Thẩm định giá Đà Nẵng định giá dự án đó là 1.260 tỉ đồng. Còn công ty thẩm định giá Miền Nam định giá 2.600 tỉ đồng. Chúng tôi lấy con số có lợi nhất cho bị cáo là 2.600 tỉ đồng. Như vậy, cấn trừ khoản tiền mà các bị cáo đã rút ra thì gây thất thoát hơn 2.000 tỉ đồng. Bị cáo muốn con số nào?
Video đang HOT
Bị cáo Phạm Công Danh tại phiên xử.
Danh đáp: “Khi chưa có bên khác thẩm định lại giá trị đất ở Chi Lăng thì mong HĐXX khoan hãy xem đó là khoản gây thất thoát. Tài sản đó là công sức, trí tuệ của tôi và bằng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề thì tôi rất hài lòng với lô đất ở đó… Lúc nãy quan tòa đã bảo sẽ tạo điều kiện cho tôi khắc phục hậu quả nhưng tôi chưa có cơ hội để khắc phục. Đã có đối tác trả giá cho tôi để mua khu đất của tôi 250 triệu đô cách đây ba năm. Nếu bị cáo có cơ hội khắc phục, bị cáo xin bán các tài sản này”.
Chủ tọa yêu cầu Danh cung cấp địa chỉ để mời đối tác này đến tòa làm rõ đúng quy định của pháp luật. Tại tòa, nhóm luật sư bào chữa cho bị cáo Danh khẳng định đối tác hỏi mua sân Chi Lăng từ Tập đoàn Thiên Thanh là có thật. Việc thỏa thuận bị ngừng khi vụ án bị khởi tố.
Đồng thời, luật sư cũng như bị cáo Danh đều cho rằng cần định giá lại giá trị tài sản trên. Trước đề nghị này, chủ tọa quyết định thành lập Hội đồng Thẩm định giá độc lập. Việc thẩm định giá sẽ không ảnh hưởng đến quá trình xét xử phiên tòa.
Thứ Hai ngày 1-8, phiên xử sẽ tiếp tục.
Hoàng Yến
Theo PLO
Hiếp dâm trẻ em hay chỉ trộm gà: Trần Văn Dũng được tại ngoại điều tra
TAND huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã phạt bị cáo bảy năm tù về tội hiếp dâm trẻ em. TAND TP.HCM đã hủy án, điều tra xét xử lại. Tòa Bình Chánh xử sơ thẩm lần hai, sau đó bàn giao hồ sơ lại cho VKS Bình Chánh. VKS Bình Chánh cho bị cáo tại ngoại điều tra.
Ngày 14-6, ông Võ Gia Bình - Phó Viện trưởng VKSND huyện Bình Chánh đã ký quyết định thay đổi biện pháp nhăn chặn đối với Trần Văn Dũng (32 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP.HCM). Dũng được tại ngoại sau gần hai năm tạm giam để điều tra về cáo buộc hiếp dâm trẻ em.
Trần Văn Dũng liên tục kêu oan từ đầu . Ảnh: Hoàng Gia
Dũng bị cáo buộc có hành vi hiếp dâm đối với một bé gái (khi đó 13 tuổi bốn tháng 20 ngày) vào chiều 16-5-2014. Theo hồ sơ, những người hàng xóm nghe bé tri hô, đã truy đuổi và bắt được Dũng. Dũng xin tha rồi giằng co và bỏ chạy. Cháu bé bị xước da tay, da mặt. Cha mẹ cháu bé trình báo công an.
Ban đầu cơ quan điều tra (CQĐT) kiến nghị VKS không khởi tố vụ án vì không có căn cứ chứng minh Dũng hiếp dâm trẻ em. Nhưng VKS yêu cầu công an điều tra bổ sung. Đến ngày 22-7-2014 thì Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Dũng liên tục kêu oan rằng mình không thực hiện hành vi hiếp dâm, cũng không có ý định hiếp dâm. Theo Dũng, hôm đó đang trú mưa thì nhìn thấy một bội (lồng) nhốt gà nên Dũng đi bộ tới định bắt trộm về nhậu. Khi vào trong nhà thì bị hai cháu bé phát hiện nên Dũng giả vờ hỏi thăm cha mẹ. Thấy một bé kêu bé gái kia đi kêu người theo hướng cổng trước nên Dũng đuổi theo, nói "Chú có làm gì đâu". Khi quay lại thì cháu bé này đã bỏ chạy theo hướng sau nhà nên bị cáo kéo cháu lại, không cho cháu đi kêu người lớn. Do cháu té nên vô tình làm quần thể dục của cháu tụt xuống một bên. Ngược lại, cháu bé lại khai Dũng hai lần tuột quần cháu bé...
CQĐT xác định thời gian Dũng dí theo bé gái chạy đi báo hàng xóm đến khi hàng xóm chạy qua bắt Dũng là khoảng một phút. Trong khi đó, lời khai của cháu bé nạn nhân thể hiện cháu bị Dũng nằm lên người năm phút...
Xử sơ thẩm lần một, TAND huyện Bình Chánh nhận định dù Dũng không thừa nhận hành vi nhưng qua hồ sơ cùng lời khai của cháu bé và nhân chứng (những người hàng xóm nghe kêu và chạy qua bắt được Dũng) đã đủ cơ sở để kết tội hiếp dâm trẻ em. Tòa đã phạt Dũng bảy năm tù. Dũng kháng cáo kêu oan.
Xử phúc thẩm hồi 6-2015, TAND TP.HCM đã chấp nhận đề nghị hủy án của VKS cấp phúc thẩm vì những vi phạm tố tụng và cần làm rõ lời khai bất nhất giữa bị cáo và nạn nhân.
Ngày 17-3, Tòa Bình Chánh đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần hai nhưng đã hoãn phiên tòa để trả hồ sơ điều tra bổ sung vì bị cáo tiếp tục kêu oan.
Luật sư Võ Miền (Đoàn Luật sư TP.HCM, bào chữa cho Dũng) nói: "Đây cũng là vụ án do ông Nguyễn Văn Quý ký kết luận điều tra, ông Lê Thanh Tòng ký cáo trạng (ông Quý và ông Tòng là những cán bộ bị xử lý trong vụ quán cà phê Xin Chào và vụ chòi vịt ở Bình Chánh - PV). Bị cáo kêu oan từ đầu. Vụ án không có chứng cứ vật chất, không có nhân chứng trực tiếp. Lời khai nạn nhân thì mâu thuẫn, bất nhất. Theo tôi, cơ quan tố tụng nên áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để bảo vệ quyền con người theo tinh thần của Hiến pháp 2013".
PHƯƠNG LOAN
Theo_PLO
Người nước ngoài vì 5 triệu, ngồi tù 3 năm Ngày 15-6, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt For Zheng Yi (SN 1985, quốc tịch Malaysia) ba năm tù về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Theo hồ sơ, tối 28-10-2015, For Zheng Yi đến văn phòng giao dịch của một công ty tại...