Đại án 6.000 tỷ đồng tại VNCB: Phạm Công Danh bị đề nghị 20 năm tù
Đại diện VKS cho rằng, bị cáo Phạm Công Danh giữ vai trò chủ mưu nên cần tuyên mức án cao nhất. Các bị cáo giữ vai trò đồng phạm cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Sáng 30/7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Công Danh (SN 1964, cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB), Trầm Bê (cựu Chủ tịch hội đồng Tín dụng ngân hàng TMCP Thương Tín – Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với phần về nghị mức án của đại diện VKSND TP.HCM.
Các bị cáo tại tòa.
Trước đó, sau 3 ngày xét xử, hầu hết các bị cáo đều giữ nguyên lời khai và mong HĐXX xem xét, cân nhắc khi lượng hình để tuyên mức án công tâm nhất.
Đại diện VKSND thực hành quyền công tố tại tòa cho rằng, bị cáo Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương lấy tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank, chỉ đạo ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết về việc dùng tiền của VNCB gửi liên ngân hàng, chỉ đạo việc lập khống hồ sơ gửi 6.630,12 tỷ đồng của VNCB sang gửi thị trường 2 tại 3 ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank nhằm cầm cố, bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay trên 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng nêu trên để Danh sử dụng.
Do các công ty này không có tiền trả nợ nên các ngân hàng trên siết nợ, thu hồi vốn, gây thiệt hại cho VNCB số tiền trên 6.126 tỷ đồng. Hành vi của Danh là rất nguy hiểm cho xã hội, giữ vai trò chủ mưu nên cần tuyên mức án nghiêm khắc nhất
Bị cáo Phan Thành Mai được Phạm Công Danh giao là TGĐ VNCB. Mai trực tiếp chỉ đạo các thuộc cấp lập khống hồ sơ, nhờ Nguyễn Việt Hà móc nối với cán bộ TPBank để bảo lãnh vay tiền, ký lệnh điều chuyển tiền, ký lệnh lấy hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB gửi các ngân hàng SacomBank, BIDV, TPBank bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay vốn của các ngân hàng này, gây thiệt hại toàn bộ số tiền này của VNCB.
Các bị cáo mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết, Phan Thành Mai là những người tham gia họp, ký các biên bản họp HĐQT VNCB, thống nhất lấy tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng để bảo lãnh cho các khoản vay.
Video đang HOT
Các bị cáo là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh thực hiện các hành vi sai trái, tiếp tay cho Phạm Công Danh lấy tiền được các ngân hàng giải ngân để trả nợ cho các công ty của tập đoàn Thiên Thành và sử dụng vào các mục đích riêng của Phạm Công Danh. Mặc dù các bị cáo thành khẩn khai báo, không hưởng lợi nhưng giữ vai trò giúp sức cho Danh, gây thiệt hại số tiền lớn nên phải chịu trách nhiệm chung với Danh.
Các bị cáo nguyên là lãnh đạo các ngân hàng, lãnh đạo doanh nghiệp như: Trầm Bê, Phan Huy Khang, Đinh Việt Cường, Phan Minh Tùng, Nguyễn Việt Hà… đã có hành vi giúp sức, bàn bạc với Phạm Công Danh và các thuộc cấp của Danh trong việc lấy tiền của VNCB gửi qua các ngân hàng để bảo lãnh cho các khoản vay nên cũng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Các bị cáo là bảo vệ, giữ xe, tạp vụ… được Danh thuê đứng tên các công ty do Danh thành lập đã có hành vi ký các hợp đồng vay hàng trăm tỷ đồng của các ngân hàng. Tuy nhiên, họ làm theo chỉ đạo cấp trên, không biết ký gì và có vay được tiền hay không, tiền vay được dùng làm gì nên xem xét giảm cho các bị cáo một phần hình phạt.
Đại diện VKSND TP.HCM thừa ủy quyền của VKSND Tối cao phát biểu quan điểm giải quyết vụ án.
Từ các nhận định nêu trên, đại diện VKS đề nghị HĐXX tuyên các bị cáo phạm tội Cố ý làm trái, và tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 20 năm tù, tổng hợp với bản án 30 năm tù trong giai đoạn 1 của đại án này, buộc Danh chấp hành mức án là 30 năm tù.
Bị cáo Trầm Bê bị đề nghị 4 – 5 năm tù; bị cáo Phan Thành Mai bị đề nghị 12 – 14 năm tù cùng về tội danh trên, tổng hợp là 30 năm tù.
4 thuộc cấp khác của Danh là Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) bị đề nghị 10-12 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 30 năm tù. Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó Giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) bị đề nghị 2-3 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 21-22 năm.
Bị cáo Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban Kiểm soát VNCB) bị đề nghị 5-6 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 14-15 năm. Bị cáo Phan Minh Tùng (Kế toán hành chính tập đoàn Thiên Thanh) bị đề nghị 4-5 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 11-12 năm tù.
Các bị cáo Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank), Lê Đài, Lê Duy Lương, Trần Hiệp, Vũ Viết Minh Quân bị đề nghị 3 – 4 năm tù. Bị cáo Nguyễn Việt Hà (Tổng Giám đốc công ty quản lý Quỹ Lộc Việt) bị đề nghị 6 – 7 năm tù.
36 bị cáo là giám đốc các công ty “ma”, giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng, giám đốc, phó giám đốc, kế toán các doanh nghiệp bị đề nghị từ 2-5 năm tù và cho hưởng án treo.
Về mặt dân sự, VKS đề nghị HĐXX tuyên giải tỏa kê biên đối với căn nhà trên đường An Dương Vương (quận Bình Tân, TP.HCM) để trả lại cho bà Viên Tú Anh vì căn nhà này không liên quan đến hành vi phạm tội của Trầm Bê. Đối với căn nhà trên đường Hồng Bàng (quận 6) được xác định là nhà của Trầm Bê, đề nghị HĐXX xử lý theo quy định pháp luật.
Về thu hồi tài sản, đề nghị HĐXX yêu cầu thu hồi trên 6.126 tỷ đồng được xác định là tiền thiệt hại trong vụ án từ các ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank trả cho ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) để khắc phục hậu quả.
Phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận…
Theo NĐT
Thuộc cấp lên tiếng "bênh" bị cáo Phạm Công Danh
Thuộc cấp của bị cáo Phạm Công Danh cho rằng, trong vụ án này, Danh bị thiệt hại nặng nhất bởi sau khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh phải dùng tài sản gồng gánh trả nợ và hôm nay trở thành bị cáo tại phiên tòa này.
Ngày 23.1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê cùng 44 bị cáo phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại các ngân hàng: VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục với phần tranh luận.
Đáng chú ý trong phần này, một số bị cáo là thuộc cấp của Phạm Công Danh đã lên tiếng nói giúp cho Danh liên quan đến các hành vi gây thiệt hại cho VNCB. Trong phần tự bào chữa, bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) đã đưa ra câu hỏi: "Bị cáo Phạm Công Danh được gì từ khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín từ bà Hứa Thị Phấn?". Bị cáo Khương chia sẻ, khi đó, ngân hàng âm 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 5.000 tỷ đồng. Ngân hàng này đang nợ 22.000 tỷ đồng nên bị cáo Danh phải dùng tất cả nguồn lực của mình để duy trì hoạt động VNCB.
Bị cáo Khương nêu thời điểm đó, Ngân hàng Đại Tín không thể huy động được vốn nên Phạm Công Danh đứng ra huy động và ôm khoản nợ 22.000 tỷ đồng. Cũng theo bị cáo Khương, sau khi nhận nợ bị kiểm soát đặc biệt, không cho tăng trưởng tín dụng, hàng năm ngân hàng phải trả lãi hơn 2.000 tỷ đồng.
Bị cáo Danh được cho là bị thiệt hại nhiều sau khi tiếp quản Ngân hàng Đại Tín.
Riêng về khoản tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, khi Ngân hàng Nhà nước buộc tăng từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, số tiền này do 22 cổ đông đóng góp nhưng bị cáo Khương cho biết, thực chất tiền đó là của Phạm Công Danh. Thời điểm năm 2013, VNCB đã âm vốn nên ông Danh dùng giấy đất cầm cố nhằm tăng vốn điều lệ giữ ngân hàng. "Con số mà CB Bank nêu ra là gộp chung, cần tách bạch mới rõ ràng được. Huy động vốn dân 9%, cho vay 14%, vì vậy việc ông Danh làm là có lợi cho VNCB. Nay CB Bank cho rằng đã dùng hết là sai, không đúng. Tổng số tiền phải chăm sóc trên 4.000 tỷ (trả Dr.Thanh 2.760 tỷ, trả bà Phấn trên 3.000 tỷ). Ông Danh đã bỏ tiền của mình trên 20.000 tỷ để duy trì VNCB nhưng không được vì nhiều nguyên nhân, mong Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét bối cảnh", bị cáo Khương nêu.
Trước đó, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) cho rằng, trong giai đoạn 1 hay giai đoạn 2, bị cáo thấy có nhiều điểm không phù hợp trong số liệu. Thứ nhất là số liệu về tài chính của ngân hàng CB (trước đây là VNCB) do ngân hàng đưa ra. Bản thân bị cáo không hiểu số liệu về khoản âm vốn điều lệ của VNCB vì theo con số cuối cùng bị cáo biết có sự khác biệt lớn. Còn nhiều khoản treo từ thời của Mai lại không thấy trong số liệu...Ngoài ra, với số tiền gửi trên thị trường giai đoạn 2, Mai cho rằng, số liệu khác với số liệu bị cáo được biết trước đó, đồng thời cho rằng không biết vì sao vốn điều lệ lại âm nhanh như vậy.
Về khoản tiền 4.500 tỷ, bị cáo Phan Thành Mai cho rằng, số tiền đó đã quay về Ngân hàng Xây dựng và nếu không trả về cho cổ đông, cần phải làm rõ vì nó đã ở trong VNCB. Về khoản tại TPBank, Mai cho biết, lúc đó VNCB có ý định đầu tư trái phiếu. Bị cáo cũng nghĩ rằng, lúc đó đầu tư trái phiếu sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng. Còn khoản tại BIDV, do lúc đó Ngân hàng Xây dựng chưa được tăng trưởng tín dụng nên mới sử dụng phương án để BIDV cho vay các doanh nghiệp. Bị cáo Mai tiếp tục xin HĐXX xem xét cho các bị cáo ở các ngân hàng khác, bị cáo ở các công ty thành viên khác do họ vô tình mà phạm tội, họ không biết câu chuyện thực ở VNCB.
Trong khi đó, luật sư bào chữa cho các bị cáo đề nghị HĐXX xem xét bối cảnh xảy ra vụ án để đánh giá toàn diện. Các luật sư cũng cho rằng, đại diện Viện kiểm sát (VKS) đề nghị mức án cho một số bị cáo là quá nặng cần xem xét lại, đồng thời luật sư đưa ra nhiều thông tin xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo bởi gia đình khó khăn, có công cách mạng... Một số bị cáo như Mai Hữu Khương, Phạm Việt Thép, Lê Đài, Nguyễn An Vinh cũng cho rằng, VKS đề nghị mức án quá nghiêm khắc nên mong HĐXX xem xét lại.
Theo Danviet
Từ cậu bé họ Dương phải đi "ở đợ" trở thành đại gia Trầm Bê Nha ngheo nên hoc hêt lơp 3 tai Tra Vinh, ông Trâm Bê đươc gia đinh cho đi "ơ đơ" nha ngươi ba con co xương san xuât chen nhưa ơ Vung Tau. Trao đổi với Zing.vn, ông Trần Văn Dưỡng, Trưởng ấp Vàm Rai ở xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (Trà Vinh), cho biết từ ngày ông Trầm Bê (nguyên Phó...