“Đại án” 200 triệu lít xăng lậu: “Ông trùm” xin giảm nhẹ hình phạt cho người tình
Ngày 24/11, phiên tòa xét xử “đại án” buôn lậu 200 triệu lít xăng tiếp tục với phần tranh luận tội danh, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo trong việc tiêu thụ xăng nhập lậu tại thị trường Việt Nam.
Tại tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hữu Tứ cũng như bản thân Tứ đều đồng ý với tội danh cơ quan tố tụng đã truy tố đối với bị cáo nhưng đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt. Luật sư của Tứ cũng cho rằng cần được tính giá xăng thấp hơn so với giá cáo trạng đã truy tố Nguyễn Hữu Tứ bởi giá xăng thực tế trong giai đoạn các Tứ buôn lậu thấp hơn so với giá xăng mà VKSND tỉnh Đồng Nai tính toán.
Nguyễn Hữu Tứ trình bày trước HĐXX.
Cũng theo luật sư thì hành vi phạm pháp của bị cáo Tứ là không phạm tội có tổ chức nên xem xét giảm nhẹ mức án cho bị cáo này. Nguyễn Hữu Tứ bày tỏ sự hối hận với hành vi mà mình đã thực hiện và tự nguyện làm đơn xin Cơ quan điều tra lấy các sổ tiết kiệm của mình có trong ngân hàng nộp khắc phục hậu quả để bị cáo được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Ngoài ra, Tứ cũng xin cho người tình là bị cáo Trần Ngọc Thanh (SN 1975), ngụ tỉnh Đồng Tháp được hưởng mức án nhẹ nhất bởi lẽ Thanh chỉ vì sống chung như vợ chồng với Tứ mà giúp cho Tứ thanh toán tiền buôn lậu xăng chứ không được hưởng lợi. Tứ cho rằng quá trình sống chung, Tứ có mượn tiền của Thanh nên chỉ trả lại tiền mượn chứ không phải là tiền bị cáo trả công cho Thanh khi giúp sức trong quá trình buôn lậu.
Theo Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai, hành vi của Tứ đã cho thấy bị cáo phạm tội có tổ chức như: Các bị cáo đã bàn bạc, thỏa thuận mua bán xăng lậu, thuê kho Nam Phong tại tỉnh Long An, vận chuyển, tiêu thụ xăng nhập lậu, giá bán ra, chiết khấu, lợi nhuận trong quá trình mua bán xăng. Ngoài ra việc để lại tàu Nhật Minh 06 là một ụ nổi chứa xăng lậu cũng đã có sự bàn bạc của các bị cáo với nhau từ trước đó.
Video đang HOT
Việc tính giá xăng để xác định số tiền buôn lậu và thu lợi bất chính của các bị cáo trong vụ án là đã xem xét trên nguyên tắc có lợi cho bị cáo với mức giá xăng thấp nhất trong thời điểm các bị cáo buôn lậu. Do đó cơ quan công tố bảo lưu quan điểm luận tội đối với các bị cáo Tứ và Thanh.
Về số tiền 12 tỷ Tứ chuyển cho Thanh, theo đại diện VKS, trong quá trình điều tra và thông qua lời khai đã thể hiện rõ số tiền 2 tỷ đồng/tháng mà Tứ chuyển cho Thanh là tiền trả công Thanh giúp sức cho Tứ thanh toán tiền mua bán xăng lậu. Do đó số tiền này không phải là vay tiền mượn mà là trả công nên việc tịch thu, sung công quỹ Nhà nước là phù hợp.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Thị Thanh Vân (SN 1968), ngụ tỉnh Bình Dương và bị cáo Lê Thanh Tú (SN 1966, chồng Vân) cũng cho rằng, mức án như trọng luận tội cho 2 bị cáo này là quá nặng. Theo luật sư, Vân do thiếu hiểu biết về pháp luật, không nhận thức được hành vi phạm pháp khi mua bán xăng. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra, do khó nhập nguồn xăng nên Vân mua xăng của Phan Thanh Hữu (SN 1957, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) để phục vụ khách hàng. Ngoài ra Vân cũng bị bệnh ung thư, đã nộp bệnh án cho HĐXX. Do đó luật sư đề nghị cho bị cáo này được hưởng án phạt tiền. Đối với các bị cáo giúp sức cho Vân đưa xăng lậu ra ngoài bán, luật sư bào chữa cho rằng các bị cáo không nhận thức được hành vi mua bán xăng này là buôn lậu. Vai trò của họ là mờ nhạt, không phải là giúp sức tích cực cho bị cáo Vân nên đề nghị HĐXX cân nhắc cho các bị cáo này được hưởng án treo.
Về các vấn đề này, đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, trong luận tội đã nhận định hành vi, xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo. Do đó, không có cơ sở xem xét mức án tù treo hoặc án phạt tiền đối với bị cáo Vân và Tú trong vụ án.
Luật sư: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có tối đa 60 ngày để trình diện
Theo luật sư, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thời gian tối đa 60 ngày trong giai đoạn truy tố để trình diện, khai báo sự việc, thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.
Tháng 4/2022, CSĐT khởi tố vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan. Cùng với đó, CQĐT khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Đến ngày 10/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, bà Nhàn đã bỏ trốn nên ra quyết định truy nã đặc biệt. Tiếp đó, để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu bà Nhàn đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa theo quy định của pháp luật.
Nếu tiếp tục bỏ trốn, CQĐT coi đó là từ bỏ quyền tự bào chữa. Nếu bà Nhàn không ra đầu thú trong giai đoạn điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ điều tra, kết luận vụ án theo quy định của pháp luật.
Ngày 10/11, CQĐT Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố bà Nhàn tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ. CQĐT còn cho rằng, hiện bà Nhàn đang bỏ trốn, không hợp tác nên cần xử lý nghiêm khắc.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, với tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng mà bà Nhàn bị đề nghị truy tố, hình phạt có thể tới 20 năm tù. Với tội Đưa hối lộ mà cựu Chủ tịch AIC bị đề nghị truy tố, hình phạt cũng có thể tới mức án như trên. Trường hợp bị kết án về hai tội danh này, hình phạt dành cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sẽ không quá 30 năm tù.
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: Theo quy định tại khoản 2, Điều 290 BLTTHS, tòa án có thể xét xử vắng mặt đối với bị cáo. Tuy nhiên, để xét xử vắng mặt cần phải có cáo trạng truy tố.
Nếu bị can bỏ trốn trong giai đoạn truy tố hoặc giai đoạn điều tra, cơ quan tố tụng sẽ tạm đình chỉ đối với bị can đó và tiến hành truy nã.
Pháp luật quy định thời hạn truy tố đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là 30 ngày, ngoài ra VKS còn có thể gia hạn thời hạn truy tố thêm 30 ngày nữa.
Trong tổng thời gian khoảng 60 ngày mà bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn không đầu thú và cơ quan chức năng cũng không bắt giữ được bà Nhàn, lúc này VKS không thể truy tố và tòa án cũng không thể xét xử đối với bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án này.
Tiến sĩ Đặng Văn Cường cho rằng, đây là hành vi gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng. Phía VKS sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 247 BLTTHS để tạm đình chỉ, tiếp tục truy nã, khi nào bắt được bà Nhàn sẽ phục hồi vụ án để tiếp tục xử lý đối với bị can này.
"Bởi vậy, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có thời gian 30 ngày và có thể được gia hạn thêm 30 ngày nữa trong giai đoạn truy tố để trình diện, khai báo sự việc, thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa theo quy định của pháp luật", luật sư Đặng Văn Cường cho hay.
Sử dụng ma túy bị ảo giác, nam thanh niên sát hại mẹ ruột Sử dụng ma túy và bị ảo giác, Võ Minh Sơn đã ra tay sát hại mẹ ruột tại một căn nhà ở quận 11, TPHCM. Ngày 22/11, TAND TPHCM xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Võ Minh Sơn (36 tuổi, ngụ TPHCM) tù chung thân về tội Giết người. Theo hồ sơ, tháng 8/2005, Sơn bị bắt về tội Cướp...