Đặc sứ Nhật Bản bị chỉ trích vì bảo đồng nghiệp “im miệng”
Đặc sứ về nhân quyền của Nhật Bản tại Liên hợp quốc, ông Hideaki Ueda, đang đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi xuất hiện một đoạn video quay cảnh ông yêu cầu các nhà ngoại khác “im miệng”.
Đặc sứ Nhật Bản Hideaki Ueda.
Đoạn video được tải lên trang Youtube quay lại vụ việc tại ủy ban về tra tấn của Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ đã gây ra một cơn bão chỉ trích trên internet, trong đó có những kêu gọi triệu hồi đặc sứ Ueda về nước.
Giải thích về vụ việc, luật sư Nhật Bản Shinichiro Koike, người có mặt trong phiên họp tại Genena, cho hay một đại diện từ Mauritius đã chỉ trích hệ thống tư pháp của Nhật Bản, vốn không cho phép các luật sư được hiện diện trong quá trình thẩm vấn.
Ông Ueda, người dường như không giỏi tiếng Anh, sau đó đã đứng dậy bảo vệ đất nước ông. “Nhật Bản không phải đang ở thời kỳ trung cổ. Chúng tôi là một trong những quốc gia tiến bộ nhất trên thế giới trong lĩnh vực này”, ông Ueda nói.
Video đang HOT
Theo luật sư Koike, bình luận trên của đặc sứ Nhật Bản đã gây ra một số tiếng cười, khiến ông Ueda nổi giận.
“Đừng cười! Tại sao các bạn lại cười? Hãy im miệng, im miệng lại”, nhà ngoại giao Nhật nói lớn. “Quốc gia nào cũng có những thiếu sót, nhưng chúng tôi đang nỗ lực để cải thiện tình hình”.
Lời nói hớ của Ueda đã vấp phải nhiều chỉ trích.
Tờ Tokyo Shimbun của Nhật Bản gọi đó là một “vụ việc lạ thường” và nhấn mạnh rằng vụ việc này xảy ra sau hàng loạt những lời nói hớ khác của các quan chức cấp cao gần đây, vốn làm chạnh lòng các nước khác.
Hồi tháng trước, Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto nói rằng việc sử dụng các nô lệ tình dục để “mua vui” cho binh lính Nhật thời Thế chiến II là “cần thiết”.
Thống đốc Tokyo Naoki Inose trước đó đã phải lên tiếng xin lỗi thế giới Hồi giáo sau khi nói rằng các quốc gia đạo Hồi không có điểm gì chung, ngoại trừ Thánh Allah và “đánh nhau”.
Theo Dantri
Philippines sắp đưa chiến hạm lớp Hamilton thứ 2 ra Biển Đông
Tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 của hải quân Philippines mang tên BRP Ramon Alcaraz đã rời Mỹ hôm qua để lên đường về Philippines sau quá trình nâng cấp và chạy thử kéo dài 1 năm qua.
Chiến hạm BRP Ramon Alcaraz.
Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose L. Cuisia đã tới thăm tàu BRP Ramon Alcaraz và thủy thủ đoàn tại Trung tâm huấn luyện thực thi luật pháp liên bang ở Charleston, bang Nam Carolina hôm 9/6 trước khi con tàu khởi hành đi Manila.
Việc bàn giao tàu BRP Ramon Alcaraz diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gia tăng do các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
"Như các bạn biết đấy, có một số căng thẳng ở biển tây Philippines và điều này có thể khiến các bạn bị nguy hiểm, nhưng chắc chắn các bạn sẽ thực nhiệm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ Philippines nếu cần", Đại sứ Cuisia nói.
BRP Ramon Alcaraz đã rời bang Nam Carolina vào sáng qua theo giờ địa phương cùng 14 sĩ quan và 74 thủy thủ, đứng đầu là Đại tá hải quân Philippines Ernesto Baldovino. Dự kiến, tàu sẽ tới Philippines vào đầu tháng 8.
Thiếu tá Gregory Fabic, một phát ngôn viên hải quân Philippines, cho hay con tàu sẽ tới Florida sau khi rời Charleston. Sau đó, tàu sẽ tới San Diego, California và dừng chân tại Hawaii và Guam trước khi đi Manila.
Philippines là tàu chiến lớp Hamilton thứ 2 mà nước này mua của Mỹ. Philippines đã nhận tàu chiến lớp Hamilton đầu tiên, BRP Gregorio del Pilar, vào năm 2011. BRP Ramon Alcaraz được mua hồi tháng 5/2012 với giá 10,4 triệu USD.
"Chúng tôi đang mong chờ Alcaraz gia nhập với con tàu chị em của nó, BRP Gregorio Del Pilar. Chúng tôi mong muốn nâng cấp hơn nữa các khả năng của hải quân Philippines", Đại sứ Cuisia nói.
Tàu BRP Ramon Alcaraz, dài 115m, được đặt theo tên thuyền trưởng Ramon Alcaraz, người anh hùng thời Thế chiến II từng bắn hạ 3 máy bay của kẻ thù trong khi chỉ huy tàu tuần tra ngoài khơi thời Nhật Bản xâm lược Philippines.
Tàu BRP Ramon Alcaraz được tân trang tại Mỹ với giá 15,6 triệu USD. Hồi tháng 5, tàu đã bắt đầu các chuyến chạy thử trên biển để chuẩn bị bàn giao cho phía Philippines.
Theo Dantri
Sốc với người phụ nữ rửa bom ở nhà bếp Một phụ nữ phát hiện quả bom chưa nổ từ thời thế chiến hai trong vườn nhà ở Melton Constable, Norfolk, Anh. Bà Carole và ông Clive may mắn thoát chết. Tuy nhiên, thay vì để cho cảnh sát xử lý, bà đã mang quả bom vào nhà bếp và... rửa sạch bùn trước khi chồng bà la hoảng lên. Carole Longhorn, 65...