Đặc sản xá bấu của Bạc Liêu có gì đặc biệt?
Xá bấu (củ cải muối) là món ăn có nguồn gốc từ người Trung Quốc nhưng qua bàn tay khéo léo của người Tiều (Triều Châu) ở Bạc Liêu, nó được chế biến khác đi và trở thành đặc sản ngày Tết độc đáo ở nơi này.
Đến Bạc Liêu, bạn sẽ thích thú với đặc sản ngày Tết có tên gọi lạ lùng, đó là… xá bấu. Nghe qua thì rất lạ tai nhưng thực chất món này có phần nguyên liệu chẳng lạ chút nào. Xá bấu được làm từ củ cải trắng phơi se mặt rồi trộn ướp với muối hột.
Xá bấu là một món ăn đặc sản của người Hoa và lâu ngày đã trở thành món “đặc sản trăm năm” của người dân xứ Bạc. Đây là món ăn thông dụng trong ngày Tết ở Bạc Liêu.
Để có được những cọng xá bấu giòn, dai, ngọt, bùi như vậy, người ta phải tiến hành một công đoạn sơ chế rất công phu và tốn nhiều thời gian.
Đầu tiên là đem củ cải đi rửa sạch, cắt dài khoảng 5-10 phân, chẻ làm bốn và ướp muối. Sau đó đem củ cải ướp muối ra phơi nắng 2 ngày. Trong quá trình phơi tránh để củ cải dính mưa sẽ bị ôi, mốc.
Khi củ cải còn ẩm, nhưng cầm lên thấy dẻo, dai thì đem trộn với đường trắng ủ vài ngày cho củ cải ngấm là được. Xá bấu khi chưa qua chế biến đạt yêu cầu sẽ có có vị ngọt, mặn vừa phải, thơm mùi mật củ cải và hơi khô dai.
Video đang HOT
Khi chế biến chỉ cần đem xá bấu rửa sạch, thái thành tựng cọng nhỏ rồi đảo qua với dầu ăn, thêm vài lát cà chua tươi, rồi đem trộn lẫn đường, bột ngũ vị hương, rượu và thêm vài sợi giềng giã nhỏ cho thơm. Đường tan thấm vào từng cọng xá bấu là có thể ăn được. Nếu muốn có thể cho thêm ớt, giấm, hành xanh theo khẩu vị.
Trong những bữa cơm, thay vì phải mua rau củ để làm nguyên liệu cho các món kho, xào, hoặc nấu canh, người ta dùng xá bấu để thay thế. Nồi xương hầm của bạn sẽ trở nên ngọt ngào hơn khi được thả vào trong đó một ít xá bấu.
Cùng với dưa kiệu, dưa chua, xá bấu là món ăn không thể thiếu đối với người dân Bạc Liêu trong 3 ngày Tết. Món ăn này còn có thể ăn kèm với các món ăn truyền thống trong ngày Tết như thịt kho trứng, bánh tét, khổ qua hầm…
Sợi xá bấu mềm mại, cay cay sẽ tôn thêm vị ngon miệng cho các món ăn quen thuộc vào dịp Tết. Mặc khác, xá bấu còn dùng để ăn kèm với món cháo trắng giúp người dùng có cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.
Hiện nay, ở một số vùng còn có cả cơ sở sản xuất xá bấu để cung ứng ra thị trường. Do không có nhiều thời gian chế biến, người ta mua keo xá bấu làm sẵn để ăn dần.
Ở các khu chợ hoặc các trạm dừng chân đều có bày bán xá bấu và nhận được nhiều sự quan tâm của khách hành. Xá bấu còn được khách mua về để làm quà biếu bè bạn người thân.
Nếu có dịp đến Bạc Liêu, bạn đừng quên mua keo xá bấu “đặc sản trăm năm” mang về thưởng thức. Tuy dân dã, chân phương nhưng món ăn này vẫn có nét độc đáo và hấp dẫn riêng mang đậm dấu ấn trong văn hóa ẩm thực vùng miền. Ảnh: Internet.
Lên Sơn La khám phá món ăn đặc sản từ hoa ban
Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp tinh khiết, tượng trưng cho núi rừng hoang sơ mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người Thái ở Sơn La còn trở thành những món ăn đặc sắc.
Đến với thành phố Sơn La trong những ngày tháng 3, du khách không chỉ thỏa thích ngắm những rừng ban trắng khắp núi đồi, mà còn được thưởng thức ẩm thực chế biến từ hoa ban, là những món ăn dân dã mang đậm hương vị của núi rừng.
Món ăn từ hoa ban thành đặc sản, được dọn lên mâm, với hương vị thanh ngọt, mùi thơm của hoa ban trong từng món ăn đã để lại ấn tượng sâu đậm với mỗi du khách dù chỉ một hoặc nhiều lần thưởng thức.
Để có những bông hoa ban tươi, ngon chế biến món ăn hàng ngày, người phụ nữ Thái ở Sơn La phải thức dậy từ khi mặt trời còn chưa ló rạng, hái những bông hoa ban còn đọng sương sớm
Mỗi bông hoa đều được lựa chọn kỹ càng, chế biến từ 3 - 5 món ăn chính và vài món ăn phụ trong mâm cơm của người dân tộc Thái
Để đảm bảo cánh hoa không nhàu nát
Hoa ban khi được chế biến, kết hợp với măng đắng, rau rừng...
và kết hợp với các loại gia vị của dân tộc như mắc khén, tỏi, ớt, sả và các loại rau thơm...
Để nấu được những món ăn từ hoa ban, người chế biến phải có sự tinh tế và khéo léo...
Từ lúc cho gia vị, hay trần qua nước nóng đều ở độ vừa đủ... không sẽ làm mất đi hương vị của hoa ban
Từ hoa ban, có thể làm nhiều món ăn đặc sắc
Từ các món xào, hấp, đồ, nộm hoa ban tới vò nát trộn thịt băm, nhồi cá, gà nướng, hầm móng giò và nhất là bát nước chấm chẩm chéo được bà con đồng bào Thái rất ưa chuộng, truyền từ đời này qua đời khác
Món nộm và món nướng là 2 món chính được đồng bào người dân tộc Thái và du khách ưa thích
Bởi vẫn giữ được hương vị hơi chát mà thanh ngọt của hoa ban
Món ăn chế biến từ hoa ban đã thành đặc sản, được dọn lên mâm cùng với chén rượu nồng
Hương vị thanh ngọt, mùi thơm của hoa ban trong từng món ăn đã để lại ấn tượng khó quên với mỗi du khách khi thưởng thức
Từ những bông hoa ban trắng mộc mạc, dưới đôi bàn tay khéo léo, chế biến công phu của người phụ nữ Thái đã trở thành những món ăn đặc trưng, độc đáo của núi rừng Tây Bắc; góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc, mời gọi du khách đến với Sơn La.
Món gà đốt lá chúc lọt top 100 món ăn đặc sản Việt Nam ngon đến cỡ nào? Thịt gà đồi săn chắc, được ướp với lá chúc và những gia vị đặc biệt của vùng Bảy Núi, đã mang đến hương vị đặc biệt, không thể trộn lẫn của món ăn đặc sản này. Nhắc đến An Giang, người ta thường nhớ đến các loại mắm hay món cháo bò hấp dẫn. Tuy nhiên, vùng đất này còn có một...