Đặc sản Tây Bắc: “Săn” dâu da rừng, có nhiều cây hái vài tạ quả
Từ lâu, quả dâu da rừng đã được biết đến như một loại trái cây đặc sản của núi rừng Tây Bắc. Dâu da khi chín có vị ngọt ngọt, chua chua, thanh mát khiến ai nhìn cũng chỉ muốn ứa nước miếng.
Dâu da rừng thường mọc trong rừng tự nhiên, thân gỗ lớn. Cây cho quả sai lúc lỉu, mọc thành từng chùm trải đều từ gốc tới cành, nhìn rất đã mắt.
Dâu da rừng thường mọc ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.. Cây bắt đầu cho quả từ khoảng tháng 4 đến hết tháng 7 là chín và hết mùa. Do cây mọc ở rừng sâu, núi hiểm nên để hái được những chùm dâu da sai trĩu quả cũng khá vất vả.
Mùa dâu da chín rộ là tháng 7 hằng năm. Để có cho mình những chùm dâu da ngon ngọt, không chua, khách hàng có thể nhận biết bằng cách nhìn vào vỏ, quả nào có vỏ màu đỏ đậm, bóng, căng mọng là ngon.
Dâu da rừng khi non quả có màu xanh vị chua, khi chín có vị ngọt thanh, nhiều nước, chứa nhiều chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Video đang HOT
Anh Sùng A Vừ, bản Cha Mạy (xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), cho biết: Cây dâu da có thân gỗ cao lớn, để lấy được quả dâu da, đòi hỏi người hái phải trang bị cho mình những kỹ năng nhất định nếu không muốn bị gãy chân, gãy tay.
Mùa này, quả dâu da rừng được bà con dân tộc Mông, Thái bày bán nhiều ở chợ hoặc ở ven đường các ngã ba, ngã tư dọc Quốc lộ 6.
Một cây dâu da to có thể cho từ 3 – 4 tạ quả, với giá bán từ 10.000 đến 15.000/kg, góp phần cải thiện thu nhập cho nhiều hộ dân vùng cao.
Theo Danviet
Sơn La: Chợ trâu bò không phép ngang nhiên tồn tại nhiều năm trời
Nhiều năm qua, chợ bán gia súc tự phát tại bản Nhộp (xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) vẫn ngang nhiên hoạt động giữa lòng lề đường, gây cản trở giao thông và nguy cơ lây lan dịch bệnh cho gia súc của người dân địa phương
Xã chưa có giải pháp để xử lý
Trao đổi với Dân Việt, ông Hà Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Bôm, cho biết: "Chợ bán gia súc tự phát tại bản Nhộp hoạt động cách đây khoảng 4 năm. Vì trước kia ở khu vực này có đường đi qua, có ngã ba gọi là trung tâm nên bà con tụ tập buôn bán ở đấy chứ không có cơ quan nào công nhận là chợ cả. Xã đã giao cho Ban quản lý bản quản lý khu vực này (nói bằng miệng chưa có văn bản giao) và đề nghị cho công an huyện tăng cường kết hợp với công an xã nắm tình hình an ninh trật tự tại khu đó".
Chợ buôn bán trâu, bò này ngang nhiên hoạt động giữa lòng lề đường tỉnh lộ 108
Cũng theo ông Dũng, số lượng trâu bò được dân buôn lấy từ huyện Điện Biên Đông, huyện Tuần Giáo (Điện Biên); 6 xã vùng cao (Co Mạ, Long Hẹ, Pá Lông, Co Tòng, Mường Bám, É Tòng) của huyện Thuận Châu; huyện Sông Mã (Sơn La)... về đây tụ tập để trao đổi, mua bán.
"Sự việc này, các lãnh đạo huyện đi qua đây đều biết nhưng vẫn chưa có chỉ đạo gì cho xã. Chúng tôi đang có kế hoạch sẽ làm báo cáo gửi lên huyện có thể bố trí quỹ đất nào đấy làm khu chợ đầu mối" - ông Dũng cho biết thêm.
"Từ lúc chợ tự phát này hoạt động đến nay, vẫn chưa xảy ra việc dịch bệnh lây lan cho trâu, bò của người dân bản Nhộp. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm, chúng tôi vẫn giao cho cán bộ thú y xã xuống tiêm phòng đầy đủ cho các hộ chăn nuôi. Dân buôn này có một số là người của xã Chiềng Bôm, còn lại đến từ các xã khác. Hiện xã vẫn chưa có giải pháp để xử lý dứt điểm việc tụ tập bày bán gia súc này" - ông Dũng, phân trần.
Đã từng xảy ra đánh bạc tại đây
Ông Lường Văn Mua, Trưởng bản Nhộp, xã Chiềng Bôm, cho biết: Từ lúc có điểm buôn bán gia súc này chưa có dịch bệnh nào xảy ra, chủ yếu là ảnh hưởng đến các phương tiện giao thông đi lại qua đây. Dân buôn cắm cọc buộc trâu bò tại đó rồi xả phân bừa bãi. Bản đã báo cáo lên xã và công an đã lên dẹp mấy lần nhưng chỉ sau một thời gian lại phát sinh".
Xe chở trâu bò chờ ngay cạnh lề đường
"Ngoài một số xã, huyện ở Sơn La, số lượng trâu bò này được lấy từ Điện Biên, Lai Châu thậm chí cả tỉnh Nghệ An. Một số người còn làm chuồng trại cạnh 2 bên đường, con nào chưa bán được thì đem nhốt rồi sáng mai lại mang ra đường bày bán tiếp. Khoảng năm 2016, đã xảy ra việc dân buôn đánh bạc tại đây. Sau đó công an huyện đã đến xử lý và bắt hết những người tham gia đánh bạc. Qua các lần họp bản nhân dân cũng bức xúc, phản ánh lo sợ bệnh tật bùng phát cho các hộ chăn nuôi tại đây; ô nhiễm môi trường; khó khăn cho việc đi lại của bà con do chợ tự phát này gây ra" - ông Mua, cho biết thêm.
Chia sẻ với Dân Việt, một dân buôn xin giấu tên trú tại bản Nhộp, cho hay: Thỉnh thoảng mình cũng hay mang trâu, bò lên đó để bán. Có những ngày, có hơn 100 người tụ tập ở đây (người mua, người bán, người xem); khoảng 40 - 50 con trâu, bò; khoảng 5 - 6 cái xe tải đỗ chờ làm nhiệm vụ vận chuyển. Thời điểm đưa gia súc lên, xuống xe rất khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại. Dân buôn chủ yếu là người xã Púng Tra (Thuận Châu). Đây là địa điểm thuận lợi nên nhiều người sau khi mua được trâu, bò thường mang đến đây bán.
"Cuối năm 2016, đã xảy ra một vụ đánh bạc tại đây. Lúc đấy, khoảng 11h trưa họ chia thành 2 nhóm chơi. Một nhóm chơi nhỏ khoảng 15 - 20 nghìn đồng, nhóm còn lại chơi to. Lúc đó, đang có khách lên xem bò nên mình với khách đang trò chuyện tại chuồng thì có một nhóm người không biết từ đâu đến, mặc quần áo bình thường nhảy xuống xe và bảo "Tất cả đứng lại". Hôm đó, họ bắt khoảng 8 - 9 người. Về sau, có một ông mặc quân phục đến mới biết họ là công an".
Câu hỏi đặt ra là tại sao chợ mua bán gia súc tự phát này hoạt động ngay giữa lòng lề đường tỉnh lộ 108, không những gây mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, nguy cơ lây lan dịch bệnh bất cứ lúc nào mà nhiều năm cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm ?
Theo Danviet
Câu chuyện của nữ PV duy nhất xâm nhập "thủ phủ ma túy" Tà Dê Trở về từ "thủ phủ ma túy", một trong những mong muốn hiện lên trong tôi lúc đó là chiếc ô tô từ Tà Dê về Hà Nội có thể phóng đi nhanh nhất, để tôi có thể sớm gặp lại con mình... Bản Lũng Xá, Tà Dê (Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La) đẹp cái vẻ đẹp hoang sơ điển hình của...