Đặc sản Sơn La: Món canh kỳ lạ được nấu từ 3 loại thịt chuột – chim – sóc
Nguyên liệu để nấu món ăn này nghe qua đã kỳ lạ mà tên của nó cũng độc đáo chẳng kém: Canh mọ.
Nền ẩm thực của Sơn La nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung khiến du khách ấn tượng bởi những món ăn vừa lạ, vừa được chế biến theo cách rất khác biệt. Để tạo ra được những món ăn độc đáo ấy, đồng bào ở đây còn sử dụng những nguyên liệu có 1-0-2. Trong số đó, đồng bào Khơ Mú ở Sơn La cũng đóng góp một món ăn có cái tên cực thú vị: Canh mọ.
Canh mọ là một trong những món ăn truyền thống của người Khơ Mú. (Ảnh: Làng văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Vào ngày Tết Mạz chiêng truyền thống của người Khơ Mú, canh mọ là món ăn không thể thiếu. Cũng như nhiều món đặc sản khác sử dụng nguyên liệu từ cây rừng, ao vườn, ruộng đồng, canh mọ cũng không ngoại lệ.
Thoạt đầu, khi nghe qua những nguyên liệu để làm nên món canh mọ, nhiều người sẽ e dè không dám thử. Bởi món này được nấu từ 3 loại thịt rất đặc biệt, đó là thịt chuột, thịt chim và thịt sóc sấy khô. Các loại thịt này sẽ được băm nhỏ rồi trộn với hoa chuối, các loại rau thơm, ớt chỉ thiên, mắc khén, tấm gạo nếp.
Món canh được nấu từ thịt chuột, thịt chim và thịt sóc sấy khô. (Ảnh minh họa)
Sau đó, hỗn hợp này được cho vào ống tre và đổ nước vào vô cùng khéo léo, rồi đem đốt (như đốt cơm lam). Khi sôi, người ta dùng que tre vót nhọn sọc liên tục đến khi nhuyễn là được.
Canh mọ cũng được đem đi đốt tương tự như cơm lam. (Ảnh minh họa)
Canh mọ đổ ra bát thấy sền sệt, đặc sánh là đã chín vừa ăn nhất. Khi đó, canh sẽ được ăn cùng với xôi nếp nắm rồi chấm vào.
Cũng là canh mọ, nhưng khác với người Khơ Mú, người Thái sẽ làm món canh mọ gà. Các nguyên liệu bao gồm cổ, cánh, bộ lòng mề gà băm nhỏ, ngoài ra còn có các loại gia vị đặc trưng như mắc khén, ớt khô, củ sả giã nhỏ, bột gạo nếp trộn với nhau rồi cho vào lá chuối túm lại và bỏ vào chõ xôi. Canh mọ gà chín cũng đặc sánh, được dùng để ăn với xôi hoặc cơm lam.
Đặc sản Sơn La trọn bộ từ A đến Z những món ăn siêu hấp dẫn nhất
Nghe đến Sơn La chắc hẳn nhiều người đã cảm thấy thích thú với những núi đồi trùng điệp, con suối xanh trong cùng với nền văn hóa đặc sắc của 12 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống.
Bên cạnh điểm nhấn là cao nguyên Mộc Châu rộng tới 1.600ha đồng cỏ ngập sắc hương thì bạn còn bị mê hoặc bởi những cánh đồng tam giác mạch, hoa cải vàng, vườn dâu tây trĩu quả...Sơn La nói chung hay Mộc Châu nói riêng luôn hứa hẹn mang tới những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng. Nếu có cơ hội đến đây thì mọi người đừng bỏ qua đặc sản Sơn La đầy đủ và hấp dẫn dưới đây nhé!
Món ngon đặc sản Sơn La
Đặc sản Sơn La có vô số các loại thực phẩm từ cây trái sai quả đến cả chè, sữa...đảm bảo cho mọi người thoải mái lựa chọn.
Sữa Mộc Châu
Video đang HOT
Với khí hậu ôn hòa, mát mẻ cùng với núi cao trên 1.000m, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất nổi tiếng với nguồn sữa chất lượng của cả nước. Nếu có đến đây thì bạn đừng quên mang đặc sản Sơn La là sữa về nhé.
Quy mô sữa Mộc Châu cũng rất lớn với trên 25.000 con, liên kết chặt chẽ với gần 600 hộ nông dân và được sản xuất theo quy trình VietGAP sạch sẽ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Sữa Mộc Châu trở thành biểu tượng cho sự thuần khiết mát lành, tự nhiên và được người tiêu dùng nhiều năm bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Bên cạnh sữa tươi, bạn có thể mua cả sữa chua nếp cẩm Mộc Châu, bơ Mộc Châu hay bánh sữa nhé.
Chè Mộc Châu
Tuy ra đời từ lâu nhưng mãi đến năm 1958 thì chè Mộc Châu mới trở thành cây trồng chủ lực và được đưa vào trồng thử nghiệm tại cao nguyên ở khu vực 66. Sau gần 60 năm thì cây chè Mộc Châu cũng là đặc sản Sơn La hấp dẫn nếu bạn muốn tìm kiếm một món quà về cho các ông, các bà hay bậc phụ huynh thích uống chè nhé.
Hiện nay, tổng diện tích chè của Mộc Châu rộng tới 3.000ha với sản lượng chè búp khoảng trên 23.000 tấn. Chè ở đây nổi tiếng nhất là chè tuyết san chiếm tới 2.500ha trên 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ. Sau 8 năm sản xuất thì chè tuyết san đã có mặt thị trường nước ngoài và còn được Cục sở hữu trí tuệ đăng ký sản phẩm.
Xoài Yên Châu
Nếu đang tìm kiếm một loại đặc sản Sơn La mà được nhiều người yêu thích thì chắc chắn xoài Yên Châu luôn nằm trong Top đầu. Đây là loài xoài bản địa duy nhất của miền Bắc Việt Nam nằm trong các danh mục cần giữ gìn và phát trển của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc.
Hiện nay xoài Yên Châu được trồng trên 600ha với sản lượng trung bình khoảng 500 tấn/năm. Có nhiều giống xoài khác nhau như: muồng gút, mắc trai, muồng ngu...và nổi bật với 2 giống xoài tròn (Muồng kẻo) và xoài Hôi (Muồng khăm) bởi vị ngọt thơm siêu hấp dẫn.
Tỏi cô đơn Phù Yên
Nghe tên tỏi cô đơn Phù Yên có vẻ khá độc đáo đúng không nào. Đây cũng là một trong những đặc sản Sơn La có khả năng chữa được nhiều bệnh. Sở dĩ gọi là tỏi cô đơn bởi tỏi ở đây chỉ có 1 tép nhỏ bằng ngón tay út.
Theo người dân chia sẻ thì giống tỏi tía ở Phù Yên chỉ trồng trên đất cát ở đây thì mới thành tỏi cô đơn, còn mang đi chỗ khác đều không được. Cũng bởi giá trị dinh dưỡng cao, lại hiếm nên có khi giá tỏi tăng cao từ 300.000- 500.000 đồng/kg.
Khoai sọ Thuận Châu
Khoai sọ Thuận Châu hay có tên khác là khoai sọ Cụ Cang cũng rất nổi tiếng với hương vị thơm ngon, ngọt bùi tự nhiên. Chỉ cần nấu canh trong vài phút là bạn đã cảm nhận rõ mùi thơm lan tỏa khắp không gian. Nếu muốn tìm kiếm một loại đặc sản Sơn La "khác biệt" thì đừng bỏ qua khoai sọ Thuận Châu nhé.
Khoai sọ Cụ Cang là tên gọi ghép từ 2 bản Cụ và bản Cang của xã Chiềng Ly- Thuận Châu- nơi trồng ra giống khoai sọ nổi tiếng này. Vì được trồng trên vùng có khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt nên khi ăn bạn cảm nhận rõ vị ngon mới lạ khác hẳn so với vùng khác.
Nhãn Sông Mã
Nhãn không chỉ nổi tiếng ở Hưng yên mà bên cạnh dòng sông Mã cũng mọc lên những cây nhãn với vị ngọt đậm tự nhiên. Nhãn sông Mã là một trong những vùng trồng cây lớn hàng đầu của miền Bắc và thậm chí còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay toàn huyện có tới hơn 4.000 ha nhãn với năng suất khoảng 6 tấn/ha. Ngoài nhãn tươi sông Mã là đặc sản Sơn La nổi tiếng thì bạn cũng dễ dàng mua ngay được những túi long nhãn siêu hấp dẫn.
Chè Tà Xùa Bắc Yên
Nhắc đến chè ở Sơn La thì còn một địa điểm khác bạn có thể tìm mua cũng rất ngon, đó là chè Tà Xùa Bắc Yên. Xã Tà Xùa nằm ở độ cao 2.300m so với mực nước biển, những cây chè cũng đã hơn 200 năm tuổi với mây núi phủ quanh năm nên có vị ngon khác biệt. Mỗi khi hái lá, người dân phải trèo lên cây cao, hái từng búp trà non bỏ vào gùi. Vì là cây cổ thụ nên hái mất nhiều công sức và năng suất không cao. Khi chế biến cũng khá kỳ công bởi được mọi người tự sao tay mà không cần máy móc.
Na Mai Sơn
Na Mai Sơn hiện nay có diện tích tới hơn 140ha và được sản xuất chuẩn theo quy trình VietGap với sản lượng khoảng hơn 1.400 quả/vụ. Đây cũng là một trong những đặc sản Sơn La hấp dẫn với quả vừa phải, tròn đều, ít hạt và đặc biệt thịt quả màu trắng ngà, dai, vị ngọt đậm cùng mùi thơm dịu tự nhiên. Thường mùa na ở Mai Sơn bắt đầu từ khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm nên bạn tranh thủ lên đây chơi vào thời gian này nhé.
Món ngon Sơn La
Đến với vùng đất bao la của trời đất thì chắc chắn không thể thiếu các món ngon Sơn La ăn hoài mà vẫn thấy thích nhé.
Xôi ngũ sắc
Nhắc đến các món ngon Sơn La thì chắc chắn bạn không thể quên xôi ngũ sắc quá ngon và đẹp mắt. Gạo nếp được chọn là gạo Mường Chanh hoặc Mường Tấc, đem ngâm với nước lá cây "Khảu Cắm" tạo thành đủ các màu: tím, đỏ, trắng, vàng, xanh tượng trưng cho âm dương ngũ hành và tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em. Món xôi ngũ sắc hấp dẫn du khách với hương vị đặc trưng vừa dẻo, vừa thơm cùng màu sắc lung linh.
Thịt trâu gác bếp
Đến Sơn La mà chưa thử thịt trâu gác bếp thì thật là thiếu sót. Để làm món ngon Sơn La độc đáo này, người dân phải chọn thịt ở bắp, ít gân và thớ thịt đều, đẹp. Sau đó lọc bỏ gân, thái miếng dài từ 15cm, rộng 7- 8cm, dày từ 2- 3cm và đem ướp gia vị. Phần gia vị cũng đủ loại từ muối, đường, mì chính, tỏi, sả và đặc biệt là mắc khén chỉ có ở nơi đây. Đem giã nhỏ tất cả rồi ướp vào thịt từ 2-3 tiếng cho thấm. Sau đó mới đem xiên thịt phơi nắng hoặc gác bếp. Khi ăn, bạn đem nướng trên than hồng cho thơm và thưởng thức ngay để cảm nhận rõ vị cay của ớt, vị ngọt của thịt và nhất là mùi ngai ngái của khói bếp nữa nhé.
Gỏi cá
Để thết đãi khách quý, đồng bào dân tộc Thái thường chế biến món gỏi cá. Người Thái có câu: "Xép nhứa cin nhứa ma, xép pa cin pa cỏi", nghĩa là "Thèm thịt thì ăn thịt chó, thèm cá thì ăn cá gỏi". Hiện nay, món gỏi cá được nhiều người chế biến và có mặt ở các thực đơn trong nhà hàng cũng rất hấp dẫn.
Cơm lam
Cơm lam cũng là món ngon Sơn La đặc trưng được chế biến từ gạo nếp nương, ngâm ủ qua đêm rồi cho vào từng ống tre gọi là may khâu (Lam Pa Ngà), thêm chút nước vừa đủ rồi nút lại bằng lá chuối hoặc lá dong, cho lên bếp đốt củi đun đến khi ống nứa cháy sém.
Sau khi bạn tách từng phần cật thì chỉ còn lại lớp lụa mỏng bó chặt từng cây cơm trắng nõn quá thơm và hấp dẫn. Khi thưởng thức, bạn có thể chấm muối hoặc vừng, chẩm chéo...cũng rất đậm đà nhé.
Pa pỉnh tộp
Nghe cái tên Pa pỉnh tộp chắc hẳn bạn đã thấy độc đáo đúng không nào. Món ngon Sơn La này được chế biến từ cá với các loại gia vị là: mắc khén, xả, gừng, ớt tươi, rau thơm, hành tươi...Ban đầu họ chọn có chép, trắm hoặc cá trôi nặng từ 200-400g. Sau đó mổ dọc sống lưng, để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng với các loại gia vị trên. Đợi khi gia vị đã ngấm đều, bạn cho cá vào híp (đoạn tre tươi kẹp chặt cá) rồi nướng trên than củi hồng. Món cá nướng vàng thơm lan tỏa với gia vị cua cay đặc trưng phải gọi là ngất ngây luôn nhé. Ăn cá với chút cơm xôi dẻo dẻo nữa thì đúng chuẩn hương vị nơi đây.
Nậm Pịa
Nậm Pịa cũng là món ăn rất lạ được làm từ tiết bò hoặc tiết dê để đông cùng với dạ dày, đuôi, cuống tim và không thể thiếu 1 thứ nước sền sệt từ ruột non của con bò gọi là "pịa".
Người ta chọn đoạn ruột non để lấy pịa, ninh xương và các nguyên liệu trên để lấy nước. Sau đó thì cho pịa vào, cho thêm chút mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy phải buộc chặt 2 đầu, sau đó cắt khúc và trộn cùng với mắc khén, rau thơm, tỏi, ớt...rồi đun sôi lên. Món ăn này đun trên bếp đến khi sền sệt, ăn kèm với rau chuối và bạc hà thì quá hấp dẫn. Có thể lúc đầu bạn chưa quen nên chưa dám ăn nhưng đến lúc biết rồi thì sẽ thích nhé.
Cháo mắc nhung
Cháo mác nhung cũng là món ngon Sơn La là bạn không thể bỏ qua. Món ăn này chế biến từ loại quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị đắng ngọt cay cay.
Sau mùa gặt, quả mắc nhung trên nương bắt đầu chín mọng. Bà con đem về rửa sạch, thêm gừng với gạo tấm, tưới ít nước, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng hoặc đồ xôi chỉ 30 phút. Vậy là bạn đã có món ăn sền sệt, hơi đắng, thêm chút cay mới lạ lắm nhé.
Gỏi da trâu
Nghe đến gỏi da trâu nhiều người vẫn chưa tưởng tượng được hương vị của chúng ra sao và chế biến thế nào. Thực ra để làm món này cũng khá kì công nhưng thành quả cuối cùng lại vô cùng ngọt ngào. Bạn sẽ được thấy những miếng da trâu có màu vàng nhạt, trong trong, đến lúc cắn thì giòn giòn sần sật quyện với chút chua chua của măng, thêm gia vị mới lạ như rau thơm, mắc khén, mùi ta, lạc giã nhỏ...Thay vì dùng chanh hay giấm, người dân nơi đây lại ngâm măng chua tươi, thêm nước suối và các loại gia vị khác. Lúc đó trộn chung với gỏi da trâu mới chuẩn vị.
Có thể nói vùng đất Sơn La sở hữu vô số những địa điểm nổi tiếng, trong đó bao gồm cả đặc sản và nhiều món ngon hấp dẫn. Dù lên đây nhiều lần nhưng chúng tôi chắc chắn rằng bạn vẫn muốn đi hoài mà không thấy chán. Gợi ý những món ăn ngon sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian nấu nướng. Bạn không phải vắt óc căng thẳng nghĩ xem "Hôm nay ăn gì" hay "Tối nay ăn gì". Chúc các chị em thành công!
Cách làm thịt chuột xào rau răm đơn giản nhưng siêu hấp dẫn Thịt chuột có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Và đối với người dân Tây Nam Bộ, thịt chuột xào rau răm trở thành tuyệt món, rất thích hợp để lai rai cùng bạn bè. Đặc biệt, cách làm thịt chuột xào rau răm khá đơn giản nên ai cũng có thể chế biến tại nhà để thưởng thức. Thịt...