Đặc sản Quảng Ngãi
Du khách chưa từng đến Quảng Ngãi sẽ phái bất ngờ với những đặc sản phong phú và vô cùng hấp dẫn ở đây. Địa danh còn được biết đến với cái tên vùng đất núi Ấn sông Trà, và chính từ trong dòng chảy của con sông, địa hình của rừng núi đã sản sinh ra những sản vật, những món ăn dân dã thân quen, mang đậm dấu ấn của tình đất, tình người.
1. Món don
Món don tuy mộc mạc, lại không cầu kì, và được chế biến theo công thức giản dị mà không trùng lặp với bất kì món ăn nào trên đất nước ta. Bánh tráng sống và thịt don được cho vào tô chan nước luộc don thêm ngọt, đã có thêm gia vị ăn kèm với bánh tráng đã nướng giòn và những trái ớt chỉ thiên. Sức hấp dẫn của nó chính là ở hương vị nguyên sơ của sông nước Trà giang và ở lời ví von ngọt ngào của những chị bán don trong quán ăn dân dã.
Ở phố cổ Thu Xà, nơi một thời là phố cảng sầm uất, sự giao thoa văn hoá đã đem đến cho vùng đất này thứ kẹo có nguồn gốc từ Trung Quốc, đó là kẹo gương hay còn được gọi là kia cứng hay pualýthừng nghĩa là kẹo pha lê. Nguyên liệu làm kẹo gương là đường, mè rang và đậu phụng. Kỹ thuật nấu kẹo gương tinh tế, khéo léo ở khâu nấu đường sao cho tới độ, mè rang sao cho vừa chín trắng, đậu phụng rang sao cho vừa chín thơm và khâu kết hợp lại tất cả những nguyên liệu nói trên. Từ trong khoảng 15-20 phút, người thợ đã tạo được thành một tấm kẹo gương rộng và dài như mảnh kính trong mang vị ngon thanh khiết.
3. Quế Trà Bồng
Cây quế ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) ngày càng trở nên nổi tiếng bởi hương thơm đặc trưng và những tinh chất dược liệu quý. Quế và bột quế được dùng để làm gia vị chế biến các món ăn hoặc làm vị thuốc.
4. Cá bống sông Trà
Video đang HOT
Cá bống sông Trà ngon nhất vào mùa hè. Buổi sáng, cá đem về còn giãy đành đạch, tươi rói; bỏ cá vào niêu đất cho gia vị ớt, hành, tiêu chế nước xăm xắp chụm lửa riu riu hơn tiếng đồng hồ nhắc xuống, con cá vừa dai vừa thơm vừa mằn mặn ăn với cơm trắng. Nếu cá đã kho hai ba “lửa” thì ăn rất “đã” với vị cay cay mặn mặn của gia vị, thơm thơm dai dai của thịt cá, ăn mãi mà không chán.
5. Kẹo mạch nha
Ai đã từng đến xứ Quảng, lúc trở về đều không quên mang theo những lon mạch nha, hình thức nhãn hiệu tuy đơn sơ nhưng kẹo trong, ngon, sản phẩm đặc biệt của một vùng. Ở Quảng Ngãi, nổi tiếng nhất là kẹo mạch nha làng Mộ Đức.
6. Cá cơm
Ở vùng ven biển Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi), tháng giêng, hai là vào mùa cá cơm. Cá cơm được chế biến nhiều món: Cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong các bữa cơm hằng ngày; cá cơm hấp, phơi khô để đem đi xa, dành cho những ngày đông buốt giá và cá cơm để làm mắm. Mắm cá cơm thơm ngon quyến rũ đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, gỏi cá cơm, một món tuy dân dã nhưng rất độc đáo.
7. Mắm nhum
Nhum sống ở những gành đá ven bờ biển từ Bình Định đến Quảng Ngãi. Thịt nhum có thể kho để ăn cơm, trộn trứng chưng cách thủỵ.., nhưng ngon nhất là làm mắm. Để làm mắm, người ta cho thịt nhum vào chum sành, rắc một ít muối hạt lên trên, rồi đem vùi vào bếp tro hoặc “giang” ngoài nắng từ 10 đến 15 ngày.Mắm nhum sền sệt, mầu đỏ đục, thơm lựng, từng là đặc sản tiến vua xưa của người dân Quảng Ngãi. Mặn, chua, ngọt lẫn vào trong hương vị riêng của thịt nhum, tạo thành một thứ mắm đầy quyến rũ. Mắm nhum ăn với bún tươi rất ngon. Nhưng ngon nhất là chấm thịt heo ba rọi kèm rau sống cuốn bánh tráng.
8. Cá niên
Nếu nơi cửa biển, sông cho người con don; nơi dòng chảy quanh co đồng bằng; sông cho người cá bống thì ở đầu nguồn Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, sông cũng cho bà con một sản vật ngon không kém đó là cá niên. Mùa sinh sôi phát triển của cá niên diễn ra rất nhanh, chỉ kéo dài từ tháng chạp cho đến tháng tư âm lịch năm sau tức vào tiết xuân. Cách chế biến cá niên dân dã và thơm ngon nhất đó là nướng. Người ta đem nướng cá để nguyên cả bộ ruột, vì ruột cá niên ngon và hấp dẫn hơn ruột cá tràu.
9. Chim mía
Hằng năm, vào dịp cuối thu sang đông, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch, cùng với gió lạnh cũng là lúc nhiều đàn chim về cư ngụ trong những đồng mía mênh mông của các vùng Xuân Phổ, Nghĩa Kỳ, Hành Minh, Nghĩa Hành… người dân địa phương quen gọi những con chim ấy với cái tên chung là chim mía. Chim mía có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon bởi chúng có xương mềm, thịt không quá béo và rất bổ. Đơn giản và khoái khẩu nhất là chim mía nướng.
10. Đường phèn, đường phổi
Cũng từ nguyên liệu là cây mía, khi nấu đường phèn, người ta cho thêm vôi bột và trứng gà để biến chất dơ trong đường thành bọt. Đây là bí quyết để tạo nên thứ nước đường thanh, sạch và thơm. Đường được nấu chín, sau đó múc ra đưa vào những thùng chứa có để những nòng tre ghim sẵn và chính ở những nòng ghim này mà đường phèn được đóng khối và kết tinh trong vòng khoảng một tuần.
11. Tỏi Lý Sơn
Khí hậu và thổ nhưỡng ở đảo Lý Sơn tạo cho nơi đây loại hành, tỏi đặc biệt thơm với hàm lượng tinh chất rất cao, đặc biệt là tỏi mồ côi (tỏi cô đơn). Tỏi Lý Sơn không lớn nhưng chỉ cần dùng một lượng nhỏ khi nấu cũng tạo hương thơm hấp dẫn. Nếu đã từng dùng hành tỏi Lý Sơn để chế biến các món ăn, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt.
Nguồn: Cẩm nang du lịch iVIVU
Cán bộ Sở Ngoại vụ trốn ở lại Mỹ: Tự ý xuất cảnh?
Chiều 15/8, Sở Ngoại vụ Cần Thơ có văn bản gửi các báo về việc cán bộ của cơ quan này đi công tác nước ngoài trốn luôn không về. Văn bản này khẳng định, cán bộ này đã tự ý xuất cảnh riêng mà không thông báo với cơ quan chủ quản.
Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ, ông Phạm Thế Vinh, cho biết, ngày3/3/2014, TP Cần Thơ nhận được Công văn số 399/LH-CM của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (LHCTCHNVN) mời tham gia chương trình "sứ giả hữu nghị" Việt Nam năm 2014. Bao gồm 2 chương trình "sứ giả hữu nghị" Việt Nam thăm Hoa Kỳ và đoàn "sứ giả hữu nghị" và doanh nghiệp Việt Nam của Hội Hữu nghị Việt Nam - Canada.
Ông Trần Ngọc Phi Long (Ảnh chụp thời học PTTH)
Ngày 7/3/2014, Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ đã có Công văn số 255/SNgV-HTQT gửi LHCTCHNVN về việc thống nhất cử ông Trần Ngọc Phi Long - Phó Trưởng Phòng Hợp tác quốc tế - tham gia chương trình "sứ giả hữu nghị" Việt Nam 2014 thăm Hoa Kỳ từ ngày 30/6 đến 13/7/2014.
Ngày 26/5/2014, Sở Ngoại vụ Cần Thơ có Quyết định số 83/QĐ-SNgV cử ông Trần Ngọc Phi Long làm các thủ tục theo quy định.
Tuy nhiên, quá thời hạn đi công tác, ông Long không trở về cơ quan làm việc.
Đến ngày 18/7/2014, Sở Ngoại vụ nhận được Đơn xin nghỉ việc của ông Trần Ngọc Phi Long, theo dấu bưu điện là gửi về từ Hoa Kỳ. Lý do ông Long nêu trong đơn là do hạn chế về sức khỏe và để giải quyết các vấn đề gia đình.
Sau khi sự việc xảy ra, Sở Ngoại vụ TP Cần Thơ mới nhận được thông tinphản hồi từ LHCTCHNVN cho biết, ngày 25/6/2014, ông Long gọi điện thoại thông báo không tham gia cùng đoàn với lý do không được cấp thị thực vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, qua xác nhận của các cơ quan chức năng, ông Long đã tự ý xuất cảnh vào ngày 30/6. Như vậy ông Long đã lợi dụng việc này để tự ý xuất cảnh mà không thông báo với cơ quan quản lý và đoàn công tác (!?)
Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP Cần Thơ, Sở Ngoại vụ thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục liên hệ với gia đình ông Trần Ngọc Phi Long; đồng thời tiếp tục phối hợp với Sở Nội vụ thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan xem xét và xử lý trường hợp của ông Long theo đúng quy định của pháp luật.
Phạm Tâm
Theo Dantri
"UBND quận Long Biên sai phạm nghiêm trọng khi xác định nguồn gốc đất bị thu hồi" "Nằm cùng 1 thửa đất, chỉ duy nhất một hộ được cấp "sổ đỏ" hưởng đền bù hơn 32 triệu/m2. 9 hộ còn lại nhận mức bèo bọt 32 nghìn đồng/m2 gây bức xúc, khiếu kiện kéo dài là do quận Long Biên sai phạm nghiêm trọng khi xác định nguồn gốc đất", luật sư Trần Quang Khải phân tích. Như báo Điện...