Đặc sản ở Tây Nguyên
Tây nguyên nổi tiếng với núi rừng hùng vỹ, cung cấp rất nhiều sản vật. Và đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mỗi khi buôn làng có lễ hội, đặc biệt là vào dịp Tết, ngoài rượu cần, món ăn không thể thiếu là thịt khô.
Đây là cũng món ăn dành được dự trữ trong những ngày mùa mưa rét.
Lâu nay đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đặc biệt tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum vẫn có thói quen làm thịt khô để sử dụng trong các ngày lễ, Tết. Nhưng giờ đây, món thịt khô được chế biến từ thịt thú rừng đã được thay thế bằng thịt bò, heo, gà hoặc dúi chế biến khô.
Nghe thì có vẻ dễ làm song người dân ở đây bảo rằng, phải có bí quyết riêng để thịt vừa bảo quản được lâu mà vẫn giữ được vị đặc trưng. Theo kinh nghiệm của bà con, để chế biến món thịt khô, thường chọn phần thịt nạc thăn, đùi, vai của lợn, bò, cắt theo thớ rồi ướp các gia vị khoảng 30 phút rồi đem treo lên bếp lửa.
Video đang HOT
Các xiên thịt được trở đều trên bếp như thế khoảng 4 ngày là có thể sử dụng được. Khi ăn, sẽ đem thịt nướng chín lại trên bếp than hồng để thịt dậy mùi thơm. Miếng thịt khô được xé nhỏ bên ngoài vẫn rám màu khói bếp nhưng bên trong màu hồng tươi rất hấp dẫn. Thịt khô ngọt, bùi, thơm chấm với muối tiêu rừng xay nhuyễn vị sả, ngò gai, ớt, muối hạt thì có lẽ không còn gì ngon hơn trong những ngày lạnh giá.
Cùng với món thịt khô thì khi đến thăm Bản Đôn bạn được thưởng thức món gà nướng ngon tuyệt. Gà được chọn nướng là loại mới lớn, độ chừng hơn một kg mỗi con. Gà làm sạch, ướp muối ớt, sả và thêm ít mật ong rừng cho ngấm rồi đem nướng trên bếp than. Thịt gà nướng thường chấm với muối hạt, ớt rừng xanh, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.
Cũng từ những nguyên liệu vốn có từ núi rừng, người dân tộc Ba Na ở Kon Tum lại có thể chế biến những món ăn nướng trong ống lô ô rất độc và lạ. Sau khi rửa sạch các loại rau băm nhỏ hoặc xắt thành sợi. Cà đắng, cà tím được xắt thành miếng. Cá mổ bỏ ruột, cắt thịt ra trộn rau rừng, măng rừng, sả, tiêu giã nhỏ cho vào ống lô ô.
Còn thịt gia súc (trâu, bò, heo, dê) và gia cầm (gà, vịt) được thui trên bếp lửa rồi mới cạo hay vặt lông. Sau đó xẻ thịt, chặt từng khúc nhỏ, trộn gia vị cho vào ống lô ô để lên bếp than hồng nướng cho đến chín thơm phức hương vị độc đáo mà không có nơi nào có được. Khi các món ăn đã được nướng chín họ trải lá kbang trên cái nia và đổ thức ăn từ ống lồ ô lên trên lá. Mỗi một món ăn được sắp đặt trên một cái lá nhìn vô cùng bắt mắt.
Trong những dịp lễ tết, đồng bào quây quần bên mái nhà Rông uống rượu cần và thưởng thức đặc sản thịt khô, thịt nướng, rồi hòa cùng điệu xoang uyển chuyển trong tiếng cồng chiêng ngân vang khắp núi rừng…
Theo Daidoanket
Thơm ngon nấm mối rừng
Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán.
Số lượng nấm nhiều hay ít tùy thuộc vào từng năm và giá cả của loại "nấm trời cho" này cũng khá cao, từ 120.000-180.000 đồng/kg, nên nhiều gia đình đã kiếm được tiền triệu vào mùa nấm mối.
Nấm mối là đặc sản của người Tây Nguyên khi mùa mưa về.
Theo kinh nghiệm của những người chuyên đi hái nấm mối thì thời gian phát triển của nấm rất ngắn. Nấm mọc từ trong đêm, đến khoảng 5-6 giờ sáng thì bắt đầu mọc rộ, và chỉ trong vòng 3-4 tiếng đồng hồ sau sẽ nở bung. Vì vậy, việc hái nấm thường diễn ra vào sáng sớm, thậm chí phải đi lúc 3-4 giờ sáng, vì nếu không, chỉ ít lâu sau khi nở, nấm sẽ tàn lụi. Nấm mối thường mọc trên những trảng đất bằng hoặc những ụ đất cao tương đối thoáng và có độ che phủ của tán rợp cây vừa phải.
Đặc biệt, ở những nơi có nhiều ụ mối là nấm hay mọc nhất. Nấm mối sau khi hái hoặc mua về chỉ cần cạo sạch lớp đất bám ở thân và ngâm qua nước muối là có thể chế biến. Do mọc tự nhiên và chỉ có vào mùa mưa nên nấm mối được xem là đặc sản.
Anh Lê Văn Tú ở phường Nghĩa Đức (Gia Nghĩa) thường đi tìm nấm mối về bán mấy năm nay cho biết: "Gia đình tôi từ miền Trung vào Đắk Nông lập nghiệp, thời gian đầu cũng chỉ lấy nấm mối về phục vụ bữa ăn thôi nhưng sau thấy nhiều quá ăn không hết lại mang bán cho những nhà xung quanh. Năm nào trong rẫy của tôi cũng đều có nấm mối mọc, nhiều lắm, nên thường hái bán kiếm được khá tiền".
Chị H'Ốp ở bon Bu Sốp, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) cũng cho hay: "Nhà tôi có 1 ha cà phê, hàng năm cứ vào mùa mưa là trên những ụ đất cao lại mọc rất nhiều nấm mối, chỉ cần mang cuốc ra đào thôi. Nấm mối hiếm và chỉ có vào mùa mưa nên rất đắt. Năm nay mưa nhiều nên nấm mối cũng nhiều, ăn không hết, tôi mang ra chợ bán, mỗi ký cũng được 100.000 đồng. Vì vậy, ngoài hái ở vườn nhà, chồng tôi còn lặn lội vào rừng xa để kiếm nấm về bán, có thêm một khoản thu nhập".
Theo y học, nấm mối có giá trị dinh dưỡng cao và cũng là một loại dược liệu ngăn ngừa bệnh ung thư. Nấm mối có vị ngọt, khi chế biến thành món ăn thì thân nấm vừa giòn vừa dai, mũ nấm rất mềm. Vì vậy, dù có giá cao nhưng nhiều gia đình vẫn ưa chuộng và tìm mua về chế biến bằng được vì giá trị dinh dưỡng và sự thơm ngon của nó. Tùy theo sở thích của từng gia đình mà chế biến nấm mối dưới nhiều dạng như xào thịt bò, đổ bánh xèo, chiên trứng, nấu cháo...
Theo DTMN
Ngất ngây với món gà nướng đặc sản của núi rừng Tây Nguyên Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng. Không chỉ hấp dẫn du khách với phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, mảnh đất Tây Nguyên còn thết đãi du khách món gà nướng mang đậm...