Đặc sản mùa nước nổi: Sao lại gọi là cá linh, cách nào để bắt cá linh?
Là loài đặc hữu của sông Mekong, có thân hình be bé và mỗi năm chỉ di trú đến Đồng bằng sông Cửu Long trong vài tháng nước lũ, nhưng cá linh, được nhắc đến như đặc sản của thế giới thủy sản phong phú vùng châu thổ bởi nhiều điều không phải ai cũng biết.
Trước hết là tên gọi “có một không hai” vì linh ở đây là linh ứng, linh tính… Hiện tồn tại nhiều thuyết nguồn gốc tên gọi loài cá này, nhưng thuyết nào cũng lung linh sắc màu huyền thoại, như: Lần đầu từ thượng nguồn đổ về đến Việt Nam đúng vào thời điểm Mùng 5 tháng 5 âm lịch.
Cận cảnh cá linh. Ảnh: LT.
Sau lũ rút, lại kéo nhau trở về thượng nguồn; Đặc biệt là cá linh có dự cảm thời tiết rất tốt. Đang nổi xanh mặt nước, đột nhiên chúng lặn xuống mất dạng là biết trời chuẩn bị mưa kéo dài. Cũng có truyền thuyết cho rằng do loài cá này báo điềm giúp chúa Nguyễn Ánh thoát phục binh Tây Sơn trong những ngày bôn tẩu về vùng An Giang. Vì vậy, khi lên ngôi, để tri ân, ông đã ngự ban cho danh xưng: Cá linh…
Lũ về cũng là thời điểm vùng đầu nguồn sông Cửu Long vào mùa đánh bắt cá linh. Ảnh: LT.
Ngoài ra, cá linh cũng dẫn đầu về đa dạng chủng loại. Bên cạnh có linh tròn, hay cá linh ống do có hình dạng tròn, mập, còn có cá linh rìa do kỳ chạy dọc lưng dài, rồi cá linh bản do thân hình hơi to bề ngang… Tuy nhiên, cá linh tròn vẫn được giới sành ẩm thực ưa chuộng vì sự vượt trội chất lượng thịt và mùi thơm.
Video đang HOT
Đánh bắt cá bằng phương tiện đáy. Ảnh: LT.
Thu hoạch cá linh từ phương tiện đáy. Ảnh: LT.
Đặc biệt là kỹ thuật đánh bắt cá linh cũng đa dạng và phong phú vào dạng bậc nhất trong thế giới khai thác các loài thủy sản, như: Xây đáy, ven đăng, đặt dớn, cất vó, giăng lưới, chài… Và mỗi ngư cụ có kỹ thuật và cách bắt độc đáo riêng, thích ứng cho từng thời điểm phát triển của cá.
Đầu mùa, cá còn nhỏ li ti đánh bắt bằng phương tiện đáy, tức dùng lưới có mắc nhỏ, giăng ngang một điểm trên sông, kênh… được các vị cao niên đoán là cá sẽ đi nhiều, để ven cá vào đáy được làm bằng lưới có túi dài và to…
Đặt dớn bắt cá linh. Ảnh: LT.
Chài bắt cá linh. Ảnh: LT.
Giữa mùa thì đánh bắt bằng dớn. Đến cuối mùa, cá lớn thì đắng bắt bằng vó, chài và giăng lưới. Tất cả những ngư cụ và kỹ thuật đánh bắt này đã góp phần làm cho vườn văn hóa đánh bắt thủy sản ở Nam Bộ thêm hương sắc mới.
Thu hoạch cá linh bằng giăng lưới. Ảnh: LT.
Ngày nay, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, cá linh mùa lũ không còn nhiều như xưa, thậm chí là sụt giảm nghiêm trọng. Xác định đây là loài cá có nhiều giá trị kinh tế cho người dân lẫn nguồn lợi thủy sản tự nhiên (cá linh là chuỗi của hệ thống thức ăn của thủy sản tự nhiên) nên ngành chức năng đã ban hành quy định hạn chế đánh bắt “tự do” vào thời điểm đầu mùa với các ngư cụ mang tính “sạch sành sanh”…
Theo Lục Tùng (Báo Lao Động)
Đồng Tháp: Nước lũ lên cao hơn, giá cá linh non giảm
Từ khi con nước về nhiều ở các huyện đầu nguồn: Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông..., lượng cá linh non cũng xuất hiện khá nhiều và giá cá linh non giảm dần so với thời điểm đầu vụ.
Tiểu thương chuẩn bị cá linh để cung cấp cho thị trường.
Tại nhiều chợ thuộc các huyện phía Nam sông Tiền, giá cá linh non khoảng 200 ngàn đồng/kg, giảm 50 ngàn đồng/kg.
Nhiều tiểu thương cho biết, mùa nước nổi năm nay lượng cá linh giảm nhiều so với các năm trước. Thông thường giá cá linh giảm dần khi cá về nhiều và con cá linh ngày càng lớn.
Ngay khi lũ tràn đồng, nhiều ngư dân trên địa bàn các xã: Thường Phước 1, Thường Thới Hậu A, Thường Thới Hậu B (huyện Hồng Ngự) tất bật chuyển xuồng, dụng cụ đánh bắt cá mùa lũ, trong đó có cá linh non đến các cánh đồng ngập nước để mưu sinh.
Nước tràn đồng người dân vùng đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp tất bật mưu sinh đánh bắt thủy sản mùa nước nổi, trong đó có cá linh. Ảnh: Tân Hợp (Báo Đồng Tháp).
Theo nhiều ngư dân kinh nghiệm với tình hình lũ về muộn như hiện nay thì lượng cá tôm sẽ ít hơn, cá linh non cũng ít hơn so với các năm trước, nhưng cũng giúp cho người dân có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Theo Trang Huỳnh (Báo Đồng Tháp)
An Giang: Lũ lai rai, nước tràn đồng, dân "bấp bênh" bắt cá tôm Nước từ thượng nguồn đổ về trong những ngày qua khiến người dân vùng đầu nguồn An Phú (tỉnh An Giang) mừng khấp khởi. Mấy tháng nay, dân câu lưới đứng ngồi không yên do lũ kiệt. Hơn tuần nay, nước lũ tràn về bơm đầy các nhánh sông, cánh đồng, nên không khí mưu sinh ở vùng lũ cũng bắt đầu khởi...