Đặc sản miền Tây ngày Tết được nhiều người săn lùng
Hòa theo không khí những ngày xuân về, không thể thiếu những món ăn làm nên cái Tết ý nghĩa. Trong đó, các đặc sản miền Tây ngày Tết luôn được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Đặc sản miền Tây ngày Tết được nhiều người săn lùng
Nhắc đến đặc sản miền Tây ngày Tết, không thể bỏ qua món bánh tét. Nếu bánh chưng là đặc sản Tết miền Bắc thì bánh tét chính là ẩm thực Tết miền Nam. Để làm ra một đòn bánh tét là cả một quá trình từ khâu ủ nếp làm nhân đến cách gói và canh lửa chín. Tất cả đều là công lao của người dân đổ ra để nhận về đòn bánh thật ngon và chất lượng cho ngày Tết.
Ảnh: @littleprin.jennifer.
Ảnh: @littleprin.jennifer.
Các loại khô
Ảnh minh họa: Khô cá lóc.
Ảnh minh họa.
Khô là một trong những đặc sản được ưa chuộng vào dịp Tết, có rất nhiều loại khô ngon như: khô cá lóc, các loại khô cá đồng, tôm khô, khô mực,… Món đặc sản này có thể làm thành nhiều món ngon như gỏi, các món canh… hay dùng làm nguyên liệu gia giảm để nấu nhiều món ăn hấp dẫn trong những ngày đầu năm mới.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Vào những ngày trước Tết, người người nhà nhà sẽ chuẩn bị đầy đủ các công đoạn làm mứt Tết, nào là mứt dừa, mứt bí, mứt chuối,… Với các nguyên liệu dễ làm và có sẵn đã chế biến thành các loại mứt gây nghiện cho ngày Tết. Mỗi loại mứt sẽ có một hương vị riêng biệt nhưng hầu như ai ai cũng đều yêu thích tất cả các loại mứt nhà làm bởi nó vừa đảm bảo được hương vị, an toàn và cũng chất lượng hơn.
Các loại mứt bắt mắt. Ảnh: vneconomy.
Ảnh minh họa: @shousfood.
Đây có lẽ chính là món ngon miền Tây có độ “phủ sóng” rộng rãi nhất tại nước ta trong dịp đầu năm. Vì không riêng gì miền Tây, lạp xưởng được rất nhiều người dân mua về để ăn, làm mâm cỗ cúng hay chiêu đãi khách đến nhà trong dịp Tết Nguyên đán.
Ảnh minh họa: @jullytrang0903.
Muốn ăn lạp xưởng đúng vị, nhất định phải tìm mua chính gốc từ miền Tây, vì đây là nơi sản sinh ra món ăn mà khi nướng hay chiên lên lại tỏa ra hương thơm chẳng thể chối từ. Hiện nay, lạp xưởng rất đa dạng như lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… để phù hợp với khẩu vị của nhiều người hơn.
Dưa hấu
Ảnh minh họa: vietnammoi.
Những ngày Tết không thể thiếu cặp dưa hấu trưng trên bàn thờ. Điều này đã trở thành một phong tục, nét đẹp văn hóa của người dân miền Tây mỗi khi “Tết đến, xuân về”. Trưng bày cặp dưa hấu vào ngày Tết chứa đựng ý nghĩa mang đến những điều may mắn, đầy đủ và vẹn tròn nhất cho gia đình trong năm mới.
Nem chua
Nhắc đến nem chua miền Tây, không thể bỏ qua món nem chua Lai Vung huyền thoại. Nem Lai Vung là đặc sản trứ danh của Đồng Tháp, có màu sắc đỏ hồng, được nhiều người ưa chuộng dịp Tết. Món này rất hợp để “ăn chơi” vì vị chua ngọt, cay ngon miệng.
Ảnh minh họa.
Cách chế biến nem Lai Vung khá công phu, tùy bí quyết của từng gia đình. Thịt nạc lọc hết gân, mỡ, xắt mỏng cho vào cối; thêm đường, muối vừa đủ và xay nhuyễn. Xay xong cho da heo (bì), thính vào trộn, không quên rắc vài hạt tiêu và miếng tỏi xắt mỏng. Cuối cùng nem được gói vào lá chùm ruột hay lá vông non, bên ngoài bọc một lớp lá chuối.
Dưa kiệu là một trong những món ăn luôn có mặt vào ngày Tết. Dưa kiệu chua chua giòn giòn được trộn cùng đường, ớt và thêm chút tôm khô vào sẽ khiến cho món ăn trở nên ngon hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa.
Để có được hủ dưa kiệu thơm ngon chất lượng thì người dân đã phải chuẩn bị trước từ nửa tháng. Tất cả đều được kĩ càng từ bước mua kiệu đến công đoạn sơ chế và ngâm kiệu sao cho thật ngon, giòn.
Bánh mè láo Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây
Bánh mè láo là một trong những món ăn miền Tây nổi bật với vị ngọt thơm. Bánh có hình dạng nhỏ nhắn mang vẻ đẹp nồng hậu của người dân vùng đất này.
Bánh mè láo - Đặc sản ngọt thơm hương vị miền Tây
Bánh mè láo tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng qua thời gian dài của lịch sử, người dân nơi đây đã khéo léo chế biến theo cách riêng của mình. Lâu dần, bánh mè láo lại trở thành món đặc sản quen thuộc của miền Tây nói chung và người dân Sóc Trăng nói riêng.
Sở dĩ có tên "mè láo" là do chiếc bánh trông tròn trịa, chắc nịch nhưng khi ăn vào lại chỉ thấy giòn xốp khiến người ăn cảm thấy như mình bị đánh lừa nên họ gọi là "bánh láo". Khi thưởng thức chiếc bánh láo, các bạn sẽ nhận thấy ngay sự đối lập của vỏ bánh với ruột bánh. Nếu vỏ bánh chắc nịch, giòn xốp, vỡ tan trong miệng bao nhiêu thì ngược lại, ruột bánh lại ngọt thơm, xốp tơi bấy nhiêu khiến người ăn không khỏi trầm trồ. Hai cảm giác tuy đối lập nhưng hài hòa đã làm cho chiếc bánh láo thơm ngon một cách riêng lạ, ăn mãi mà không thấy chán.
Ảnh minh họa: tomimarkets.
Ảnh minh họa: tomimarkets.
Dù có cái tên lạ như vậy nhưng bánh mè láo chinh phục bao người thử qua bởi hương vị thơm ngọt nhẹ nhàng, kèm theo hương thơm đặc trưng. Mè láo được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như bột nếp, khoai môn, mè và đường mạch nha.
Bánh mè láo được đóng hộp.
Quy trình làm bánh:
- Gọt vỏ khoai môn sau đó rửa sạch, bào mỏng và giã nhuyễn sau đó đem phơi nắng từ 2 đến 3 ngày.
- Cắt khoai môn thành từng phần nhỏ và lăn vào bột nếp thành các viên tròn sau đó cho vào chảo dầu sôi chiên.
- Khi chiên xong khoai môn sẽ phồng lên, vớt lên và trộn vào nước đường mạch nha, cuối cùng lấy ra và lăn vào mè đã rang chính. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm ngon có chút béo béo, xốp xốp của bánh cùng vỏ giòn giòn bên ngoài, thơm mùi mè được phủ đầy trên mặt bánh.
Gà "ăn mày" Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây Gà "ăn mày" từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc người dân miền Tây, với cái tên dân dã, lạ tai nhưng mang đến hương vị thơm ngon khó cưỡng cho những ai thưởng thức. Gà "ăn mày" - Đặc sản lạ tai đầy cuốn hút của người miền Tây Gà "ăn mày" chính là món gà bọc đất sét nướng,...